Giang hồ núp bóng công ty tài chính, chửi bới, đánh người vay
Là nhân viên của công ty tư vấn hỗ trợ tài chính, nhưng đến kỳ hạn Thức và đồng bọn liên tục gọi điện, thúc ép đòi tiền và đánh thâm tím mặt mày những người vay tiền.
Công an Hải Dương vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Trần Đình Thức (27 tuổi, trú thôn Cổ Pháp, xã Cộng Hòa) và Vũ Tuấn Thanh (17 tuổi, trú thôn Đụn, xã Nam Hồng) về hành vi cướp tài sản.
Trần Đình Thức còn bị khởi tố cùng một tội danh trong một vụ án khác. Trong 2 vụ hán này, dưới vỏ bọc là nhân viên của công ty tư vấn hỗ trợ tài chính, hai kẻ trên đã uy hiếp con nợ đòi tiền.
Đối tượng Thức.
Kể lại sự việc xảy ra, anh Nguyễn Văn Thành (trú xã Nam Đồng, TP Hải Dương) vẫn không khỏi bàng hoàng, kinh sợ. Gần nửa năm trước do cần tiền chi tiêu cá nhân, thông qua giới thiệu của người quen, anh đặt vấn đề vay tiền của Nguyễn Hải Dương (29 tuổi, trú khu Linh Quang, phường Ái Quốc, TP Hải Dương).
Dương giới thiệu Thành đến gặp Nguyễn Anh Quốc, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Đại Đồng (gọi tắt là Công ty Đại Đồng). Công ty này có dịch vụ cho vay tiền, địa chỉ khu Độc Lập, phường Ái Quốc, TP Hải Dương. Sau khi thỏa thuận, Quốc đồng ý và chỉ đạo Trần Đình Thức cho Thành vay 5.000.000 đồng.
“Tôi vay 5 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày, nhưng không được nhận đủ số tiền trên. Khi giao tiền cho tôi, Thức trừ tiền lãi 1 tháng là 750.000 đồng và 50.000 đồng/ triệu tiền vay. Vì thế, tôi chỉ nhận được 4.000.000 đồng”, anh Thành nhớ lại.
Hết thời hạn, Thức liên tục gọi điện, thúc ép Thành phải trả tiền. Ngày 1/9, trong khi Thành đang chơi điện tử tại quán Nice Game ở khu vực huyện Nam Sách thì bị người, sau này mới biết là Phan và Nguyễn Phúc Thanh (18 tuổi, ở thôn Trác Châu, xã An Châu, TP Hải Dương) đến tìm, rồi đánh và đưa đến Công ty Đại Đồng gặp Thức.
Video đang HOT
Tại Công ty Đại Đồng, Thành bị Vũ Tuấn Thanh và Thức chửi bới, đánh thâm tím mặt rồi yêu cầu gọi điện thoại cho vợ mang tiền đến trả. Nhà Thành cũng chẳng còn đồng nào nên Thành từ chối yêu cầu của các đối tượng.
Trong quá trình bị giữ tại đây, Thức yêu cầu Thành phải trả tổng cộng 10.000.000 đồng dù thực tế chỉ vay 5 triệu đồng. Các đối tượng tiếp tục o ép, đến khoảng 21h cùng ngày thì anh Thành buộc phải đồng ý đưa các đối tượng về nhà trọ của của vợ chồng Thành.
Cùng đi với nhóm của Thức lúc này còn có Đỗ Văn Thế (23 tuổi, ở thôn Trường Giang, xã Thanh Xuân, Thanh Hà) là bạn Thức. Khi đi đến nửa đường, Thành lại thay đổi ý định, không đồng ý về nhà của mình. Lúc này, Thức đe dọa sẽ cắt 2 ngón tay của Thành để trừ nợ…
Không chỉ Thành, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2018, do cần tiền tiêu xài, anh Phạm Văn Sức (trú tại TP Hải Dương) đã nhiều lần vay của Nguyễn Anh Quốc 220 triệu đồng. Hết thời hạn, Quốc nhiều lần gặp anh Sức đòi tiền nhưng không được đã liên lạc bằng điện thoại và hẹn gặp anh Sức thỏa thuận việc trả tiền vào lúc 12h30 ngày 28-7.
Trong buổi gặp gỡ này, để thị uy, Quốc đã chỉ đạo Thức, Vũ Tuấn Thanh và Lê Quang Thắng (17 tuổi, trú tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cùng đi. Trong quá trình nói chuyện, anh Sức đề nghị được trả dần mỗi tháng 15 triệu đồng nhưng Quốc không đồng ý…
Sau khi yêu cầu người nhà của anh Thành ra về, Quốc và đồng bọn gây sức ép buộc anh Sức phải viết giấy bán chiếc xe ô tô tải với giá 300 triệu đồng… Sau đó, Quốc ra về, giao toàn bộ việc đòi nợ cho Thức. Thức sau đó đã ép nạn nhân phải viết giấy bán xe ô tô trên cho bọn chúng…
Đại tá Cù Ngọc Nam, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, nhóm người trên sử dụng thủ đoạn cho vay tiền với lãi suất cao. Ông khuyên người dân có nhu cầu vay vốn nên tìm đến các cơ sở kinh doanh uy tín.
Nguồn: cand.com.vn
600 đối tượng cho vay nặng lãi "vào tầm ngắm" của Công an TPHCM
Hoạt động tín dụng đen vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn TPHCM. Công an TPHCM đã lên danh sách 600 đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi và thu thập các tài liệu liên quan để xử lý, đồng thời kiểm tra các tiệm cầm đồ, công ty đòi nợ...
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 của UBND TPHCM diễn ra ngày 1/11, thượng tá Nguyễn Quang Thắng, Phó phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 4.086 vụ phạm pháp hình sự, bắt 3.428 đối tượng, giảm 225 vụ so với cùng kỳ năm 2017; nhiều loại án được kéo giảm, trong đó trộm cắp tài sản giảm 228 vụ.
Tờ rơi quảng cáo cho vay xuất hiện trên đường phố (ảnh: Đình Thảo)
Tuy nhiên, thượng tá Thắng nhìn nhận tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tín dụng đen. Hoạt động tín dụng đen có nhiều phương thức, thủ đoạn như quảng cáo trên mạng internet, phát tờ rơi quảng cáo vay tiền không cần gặp mặt.
Các tổ chức tín dụng đen thường ngụy trang hành vi cho vay nặng lãi bằng các hợp đồng mua bán xe trả góp hoặc chỉ cần giữ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay... Thủ đoạn này nhằm đối phó, công an không thu thập được bằng chứng thể hiện việc vay mượn tiền và tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây mất an ninh trật tự.
Theo đó, khi người vay không có khả năng trả nợ sẽ bị bắt giữ, tạt mắm tôm vào nhà, đe dọa, cố ý gây thương tích...
Phó phòng Tham mưu Công an TP cho biết, để chấn chỉnh vấn đề này, Công an TP đã lên danh sách 600 đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng, đang thu thập tài liệu để xử lý. Đồng thời, Công an TP tăng cường kiểm tra công ty đòi nợ, dịch vụ cầm đồ.
Mặc dù Công an TP khám phá nhiều vụ, bắt nhiều đối tượng liên quan và tuyên truyền trong nhân dân nhưng nhiều người vẫn bất chấp khuyến cáo mà vay tiền của các đối tượng này.
Do đó, Công an TP khuyến cáo mọi người cần cẩn thận khi vay tiền nhằm tránh rơi vào bẫy của các đối tượng tín dụng đen. Nếu bị đe dọa, khủng bố cần đề nghị công an can thiệp để tránh hậu quả đáng tiếc.
Trước đó, UBND TPHCM cũng kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ, đưa loại hình hoạt động đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
TPHCM đề nghị cấm dịch vụ đòi nợ thuê (ảnh: Phương Dung)
Theo UBND TPHCM, dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng, một số vụ việc có dấu hiệu câu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để đòi nợ (theo ủy quyền của chủ nợ), các công ty này thường sử dụng chiêu trò, đe dọa mang tính chất xã hội đen, trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ.
Chính quyền thành phố nhận định, thực tế quan hệ nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên tham gia thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Nhà nước còn có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật như tòa án, Viện kiểm sát, thi hành án...
Nếu không thể cấm, UBND TPHCM đề nghị Trung ương ban hành các quy định bắt buộc để siết chặt hoạt động như: quy định về đồng phục, số lượng nhân viên tối đa mỗi lần đòi nợ... để tránh tụ tập băng nhóm gây mất an ninh trật tự.
Ngoài ra, thông báo danh sách nhân viên được cử đi đòi nợ cho công an phường nơi tiến hành đòi nợ, đối tượng đòi nợ đúng với hợp đồng ủy quyền đòi nợ. Điều này nhằm tránh tình trạng không đòi trực tiếp người nợ mà đòi qua thân nhân và gia đình người nợ, gây xáo trộn cuộc sống của người dân.
Tính đến cuối năm 2017, thành phố có 65 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ (với tổng số vốn điều lệ hơn 374 tỷ đồng).
Quốc Anh - Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng chuyên cho vay lãi "cắt cổ" Bằng hình thức cho vay tiền nóng, nhóm đối tượng đã dùng mọi thủ đoạn để cho vay và đòi nợ. Nhóm đối tượng cho vay nặng lãi cùng tang vật tại cơ quan điều tra Ngày 26/10, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa tiến hành khởi tố 5 đối tượng về hành vi "Cho vay lãi nặng trong...