Giang hồ mạng chuyển hướng sang đa cấp tài chính
Hiện nay, nhiều giang hồ mạng lôi kéo người dùng tham gia các dự án đa cấp, gắn mác “đầu tư tài chính 4.0″, cùng xây viễn cảnh lãi cao, thu về trong ngày.
Năm 2017, “giang hồ mạng” hoành hành trên YouTube với những nội dung bạo lực, chửi bới, thù địch. Dẫn đầu cho xu hướng này là những cái tên như Khá Bảnh, Hoàng Tử Gió, Dũng Trọc Hà Đông… Sau sự thoái trào của nội dung giang hồ mạng trên YouTube, những “giang hồ mạng” nêu trên chuyển hướng sang các mô hình đa cấp tiền số.
Phạm Tuấn làm đại diện đa cấp tiền số BitcoinDeFi
Phạm Tuấn, sinh năm 2001, người được biết đến với biệt danh em trai Khá “Bảnh” (tức Ngô Bá Khá). Năm 2018, Phạm Tuấn là người đứng sau kênh YouTube của Khá “Bảnh”, tham gia nhiều hoạt động của giang hồ mạng như livestream chửi bới, đốt xe, dọa nạt người xem…
Sau khi Ngô Bá Khá bị bắt, Tuấn khóa kênh YouTube và chuyển sang kinh doanh tương tác ảo trên Facebook. Trước đây, Phạm Tuấn đã kêu gọi nhiều người dùng tham gia đầu tư Wefinex, một hệ thống cá cược quyền chọn nhị phân. Sàn giao dịch này từng bị Công an TP.HCM cảnh báo lừa đảo.
Hiện tại, Phạm Tuấn được giới thiệu là “đại diện duy nhất của BitcoinDeFi tại miền Bắc”. Đây là hệ thống hoạt động theo mô hình đa cấp kim tự tháp, trả lãi theo nhiều tầng. Các trưởng nhóm của dựa án này vẽ ra viễn cảnh trả mức lãi cao, lên đến 36%/năm, nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Tuy vậy, hiện BitcoinDefi chỉ có giá trị trên sàn nội bộ, tồn tại bằng niềm tin của nhà đầu tư.
BitcoinDefi cũng không có tên trong danh sách công ty đa cấp được cấp phép tại Việt Nam, theo website Bộ Công thương.
“Hoàng Tử Gió” kêu gọi tham gia Wefinex, BitcoinDeFi
Hoàng Tử Gió, tên thật là Hoàng Đức Nhân, sinh năm 1992, được biết đến là bạn thân của Phạm Tuấn. Năm 2019, Hoàng Tử Gió từng bị Công an TP. Hà Nội bắt vì sử dụng chất cấm trong một quán bar trên địa bàn. Đức Nhân cũng từng xuất hiện với các video livestream khoe hình xăm, bạo lực, đánh nhau với hàng nghìn người xem cùng lúc.
Kênh YouTube của nhân vật này có hơn 200.000 lượt đăng ký, thường xuyên đăng tải các video tham gia cá cược nhị phân trên nền tảng Wefinex, với tiêu đề về mức lợi nhuận cao thu được khi tham gia nền tảng nhị phân. Đồng thời, trên Facebook, Hoàng Tử Gió có hơn 675.000 người theo dõi.
Người này thường xuyên đăng bài và ghim bình luận, kêu gọi tham gia hội nhóm giao dịch Wefinex, nhằm nhận hoa hồng từ số tiền người chơi mới nạp vào sàn.
Video đang HOT
Bài quảng cáo dự án BitcoinDeFi trên Facebook cá nhân của Hoàng Tử Gió.
Sau khi Phạm Tuấn “đảm nhiệm” chi nhánh miền Bắc của dự án đa cấp BitcoinDeFi, hội nhóm Wefinex của Đức Nhân nhanh chóng được đổi tên thành “Đầu tư BTCDeFi cùng Hoàng Tử Gió”. Ngoài ra, Nhân còn mở khóa học với mức giá 300 USD, hướng dẫn giao dịch trên Wefinex.
Nói về Wefinex, các chuyên gia tài chính khuyên người dân nên tránh xa những lời dụ dỗ kiếm tiền dễ dàng từ sàn nhị phân này bởi đây thực chất là mô hình cá cược.
“Bản chất của thị trường tài chính là tài sản người này chảy sang túi người kia. Wefinex không tạo ra giá trị tài sản, vậy tiền của người thắng đến từ đâu? Người dân cần tỉnh táo trước những hình thức biến tướng này”, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính – Đại học Kinh tế TP HCM từng khẳng định.
Dũng “trọc” quảng cáo Wefinex
Dũng “trọc” tên thật là Nguyễn Văn Dũng, 52 tuổi. Năm 2013, Dũng “trọc” bị CA TP. Hà Nội bắt giữ vì tội gây rối trật tự công cộng. Người này thường xuyên tham gia các hoạt động giang hồ mạng, livestream, chửi bới, dọa nạt đối thủ.
Sau khi hoàn thành bản án 24 tháng tù giam, Dũng “trọc” trở thành hiện tượng trên mạng xã hội với hàng trăm nghìn lượt theo dõi trên Facebook cá nhân. Trên YouTube, Dũng “trọc” từng quảng cáo, mời gọi người dùng tham gia cá cược nhị phân, dưới tư cách là nhà đầu tư của Wefinex.
Dũng “trọc” quảng cáo Wefinex trên YouTube dưới tư cách là một nhà đầu tư
Trong video, Dũng “trọc” cho rằng đầu tư vào sàn này có thể kiếm tiền dễ dàng bằng cách tuyển đại lý. “Chỉ 4-5 ngày từ 100 USD mình đã kiếm được 700 USD. Ai cũng có thể kiếm được tiền”, Dũng nói trong video.
“Bản chất của Wefinex không phải là hình thức đầu tư. Loại giao dịch đánh cược tiền cho một việc không biết kết quả chính là cờ bạc”, bà Đỗ Phương Quỳnh, chuyên gia tài chính từ Ant Group, Thượng Hải, Trung Quốc nhận định.
Xây dựng đội ngũ nhân sự đa năng: Bí quyết phát triển và đột phá cho doanh nghiệp
Sau những khủng hoảng và đình trệ kinh tế trong năm vừa qua, bên cạnh việc cắt giảm nhân sự nhằm tối ưu chi phí, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn đa năng hóa bộ máy nhân viên, nhất là sale và marketing
Đẩy mạnh tìm kiếm nhân sự đa năng
Không thể phủ nhận những áp lực tài chính trong mùa dịch đã khiến nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận tinh giản và đa năng hóa bộ máy nhân sự. Nhiều ngành như bất động sản, du lịch đã cắt giảm từ 50-70% nhân sự. Một số ngành dịch vụ chăm sóc cũng cắt giảm đáng kể lượng nhân viên sale, nhân viên tư vấn vốn chiếm số lượng đông đảo trong doanh nghiệp.
Song, bên cạnh đó, nhóm nhân sự công nghệ cao, có kinh nghiệm ở mảng phát triển kinh doanh, marketing, ecommerce lại vẫn đang khá hot. Theo Navigos, một số doanh nghiệp còn tích cực tuyển vào, ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong các lĩnh vực này và sẵn sàng trả mức thu nhập cao để thu hút. Lí do là bởi đây là nhóm nhân sự có khả năng làm việc đa năng, phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau, biết ứng dụng công nghệ số vào quy trình làm việc và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
Theo ông Kazuki Kunimoto - CEO freeC (nền tảng tuyển dụng HRTech), dịch bệnh Covid-19 chính là liều thuốc cao độ để các doanh nghiệp kiểm tra năng lực nhân viên, chọn lọc người giỏi, sa thải người yếu kém. Sau khi dịch qua đi sẽ là lúc các doanh nghiệp tìm cách phục hồi mạnh mẽ và thị trường sẽ chứng kiến cuộc tuyển dụng số lượng lớn chưa từng có.
Sử dụng nhân sự ảo với chi phí rẻ
Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự thừa không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp còn tìm đến các nhân sự ảo để hỗ trợ làm việc nhằm đảm bảo duy trì doanh thu mà vẫn tiết kiệm chi phí nhân sự tối đa.
Theo các chuyên gia VCCorp, doanh nghiệp nên cậy nhờ đến các công cụ sau:
Nhân viên chăm sóc khách hàng ảo Chatbot
Với ưu điểm giải quyết đến 80% công việc cơ bản, Chatbot có thể thay thế 2-3 nhân sự thực của doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn và chốt đơn 24/7.
Tất nhiên, chi phí cho nhân sự ảo này tiết kiệm hơn rất nhiều so với nhân sự thực, chỉ từ 300.000đ- 500.000đ/tháng. Thậm chí với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng khách hàng không quá nhiều, có thể sử dụng chatbot miễn phí để tiết kiệm chi phí.
Nhân viên admin lớp học ảo, sale admin ảo Email Marketing Automation
Với nhóm doanh nghiệp đang cầm cự từng ngày chờ dịch qua như du lịch, bất động sản, tài chính, giáo dục... thì Email Marketing là công cụ hữu hiệu giúp bạn duy trì mối tương tác với khách hàng.
Công cụ này giúp bạn tự động gửi email phân tích chuyên sâu dự án bất động sản, tài liệu sau buổi học đến học viên, xác nhận đặt chuyến đi trong tương lai, hoàn hủy vé, đổi phòng... mà không cần đến người thực.
Tương tự như Chatbot, chi phí cho Email Marketing khá hợp lý, chỉ từ vài trăm đến hơn triệu một tháng cho gói từ 10.000 subscribers trở lên.
Nhân viên MKT ảo biết tổ chức chương trình Flash sale, tri ân giảm giá
Sau mùa dịch, ai ai cũng quan tâm đến giá thành sản phẩm. Các công cụ Marketing 0 đồng như Coupon, Loyalty, Voucher là cách đơn giản nhất khiến khách hàng mở hầu bao mua sản phẩm.
Bằng việc gửi Voucher giảm giá nhân dịp 30/4, Loyalty tích điểm cho khách mua hàng lần đầu, tặng quà tri ân nhân dịp sinh nhật khách Vip... bạn có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên đến 15%.
Nhân viên Sale ảo biết lôi kéo khách hàng quay trở lại website
Theo ALC, công ty chuyên nghiên cứu dữ liệu khách hàng đến từ Hoa Kỳ cho biết, có đến 99% khách hàng ghé thăm website mà không có mục đích rõ ràng. 68% trong số đó bỏ dở giỏ hàng thanh toán vì không tìm ra lý do cấp thiết để mua.
Web Push giống nhân viên sale sẽ làm nhiệm vụ kết nối với nhóm khách hàng này. Bằng việc gửi một đoạn thông báo đến trình duyệt hoặc máy tính của bất cứ ai đã rời đi; gửi tặng họ một mã giảm giá hấp dẫn kèm lời nhắn hoàn thiện đơn hàng chưa thanh toán; gửi thư chào về sản phẩm mới lên kệ, hay thú vị hơn là chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật mới nhất về sản phẩm đang được quan tâm... Web Push có thể giúp tăng tỷ lệ chốt đơn hàng cũ lên tới 30%.
Các nền tảng cung cấp đang hot hiện nay
Tại nước ngoài, một số nền tảng như bitrix24, hubspot khá được ưa chuộng nhờ đa dạng tính năng, hỗ trợ doanh nghiệp vận hành trơn tru ngay cả khi cắt giảm nhân sự.
Song, với những người chưa có kinh nghiệm về digital, khi triển khai các công cụ này sẽ gặp khó khăn do đặc thù ngôn ngữ tiếng anh khá khó dùng và phức tạp. Một số doanh nghiệp Việt muốn ứng dụng các công cụ này phải kết nối qua đơn vị trung gian với gói chi phí tốn kém và thủ tục rắc rối, lằng nhằng.
Tại Việt Nam, nổi bật nhất là nền tảng Bizfly do VCCorp phát triển với ưu điểm miễn phí, dễ dùng dành riêng cho người Việt, phù hợp với cả người dùng không chuyên, lần đầu làm quen với digital. Bizfly là bộ giải pháp hỗ trợ làm việc online dễ dàng giúp doanh nghiệp tăng thu giảm chi phí, không cần cài đặt, chỉ cần online và có thiết bị mobile, máy tính... người dùng đã có thể truy cập, lựa chọn và ứng dụng các giải pháp Bizfly tùy theo nhu cầu của mình.
Misa Amis - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất "Make in Vietnam" trình làng Bằng việc ứng dụng những công nghệ mới 4.0, Misa Amis mang tới trải nghiệm mới về làm việc và điều hành thông minh cho người dùng. Ngày 25/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ giới thiệu nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất Misa Amis. Sự kiện nằm trong chương trình giới thiệu các nền tảng số...