Giang hồ “cộm cán” chết đau đớn và cô độc
Bị sốc ma túy, tay giang hồ cộm cán mang tên Dũng “con” đã phải hứng chịu một cái chết đau đớn và cô độc.
Lúc còn sống, khi huênh hoang những câu chuyện về giới giang hồ, Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng “con”, SN 1960, ngụ phố Ô Đống Mác, quận Hai Bà Trưng) thường tự nhận mình là kẻ quen biết rộng, có nhiều “huynh đệ” ở khắp các quận, huyện Hà Thành.
Dùng súng chống cả cảnh sát
Giới giang hồ cũng phải công nhận, thời còn trẻ, Dũng “con” quen nhiều, biết rộng. Đầu những năm 1980, du đãng khu vực quận Hai Bà Trưng ai cũng biết băng nhóm trong đó có Dũng “con”. Tại “đại bản doanh” ở vườn hoa Patx-tơ, mỗi lần tụ tập, họ luôn có “quân số” khoảng 40 người.
Có một câu chuyện “thật như đùa” thường được kể về băng nhóm này. Thời ấy, phương tiện đi lại chủ yếu chỉ có xe đạp. Mỗi khi toàn bộ băng nhóm di chuyển, đi đến đâu… tắc đường đến đó.
Hãy thử tưởng tượng, 40 gã giang hồ đi trên 40 chiếc xe đạp. Họ đi tuần tự, mũi xe kẻ sau luôn bám sát đuôi xe người phía trước. Họ cứ thế lùi lũi đạp, nếu người dẫn đầu chưa dừng lại, như hiệu lệnh, các xe phía sau cũng không được dừng. Vì thế, 40 chiếc xe đạp đi qua ngã 3, ngã tư nào, các phương tiện ở hướng giao cắt không có cách nào lách qua.
Gã giang hồ “cộm cán” chết vì sốc ma túy
Tất nhiên, cách đi lại trên đường phố “ngang như cua” này khiến không ít người bực mình. Dù thế, chưa bao giờ có ai dám có ý kiến hay tỏ thái độ gì. 40 gã trai là 40 gương mặt bặm trợn, lì lợm, thái độ không coi ai ra gì, chỉ nhìn sơ qua cũng biết là dân giang hồ. Không chỉ thế, chúng còn “đông như kiến” thì dân lành làm sao dám động vào.
Video đang HOT
Dũng “con” thời đó thuộc diện trẻ nhất, phải làm đàn em cho nhiều đàn anh khác. Tuy nhiên, chỉ cần có mặt trong băng nhóm này, số má của gã cũng khiến nhiều du dãng phải kiêng dè.
Đúng là có thời điểm, giang hồ cộm cán Hà Thành, gã đều có thể điểm tên, chỉ mặt. Trong một chừng mực nào đó, gặp vụ việc gì quá cần thiết, gã thậm chí còn có thể đứng ra dàn xếp. Đương nhiên, đó là nhờ “oai” của các đàn anh đứng phía sau, nhưng số má của gã dần được giới giang hồ ghi nhận.
Hoành hành phạm tội được một thời gian, băng nhóm của Dũng “con” cũng đến lúc phải trả giá. Trong một đợt ra quân truy quét, cảnh sát đã tóm gọn hơn chục kẻ có máu mặt nhất trong nhóm. Chỉ có một gã đàn anh, đánh hơi được nguy hiểm, kịp kéo theo Dũng “con” bỏ trốn.
Việc lần theo dấu vết của hai gã giang hồ khiến cảnh sát gặp vô vàn khó khăn. Dũng “con” quen quá rộng, gã cứ “lẩn như trạch”, vừa ở quận này, thoắt cái đã mất hút sang huyện khác. Mãi đến gần Tết Âm lịch năm 1986, gã mới bị lộ khi một mình tìm về thăm nhà.
Cảnh sát vây chặt con ngõ nhỏ có gia đình Dũng “con” sinh sống. Không còn đường thoát nhưng gã vẫn ngoan cố chống cự. Lúc nào cũng thủ trong người “hàng nóng”, gã bèn rút lên, cố thủ trên gác xép. Vung vẩy khẩu súng trong tay, gã hò hét, dọa dẫm: “Thằng nào lên, tao bắn chết”. Tuy nhiên, với chiến thuật tiếp cận hợp lý, sau nhiều tiếng đồng hồ, cảnh sát đã bắt Dũng “con” hạ vũ khí quy hàng.
Cái chết cô độc
Với nhiều tội danh, Dũng phải trả giá bằng bản án 8 năm tù. Sau quãng thời gian trả giá, trở về xã hội, Dũng tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi. Không còn đám chiến hữu đông đảo như ngày nào, nhưng đổi lại, quan hệ rộng với du đãng giúp gã nhanh chóng lấy lại thanh thế.
Dũng quy tụ khoảng hơn chục đàn em, xuống khu vực cảng Phà Đen (quận Hai Bà Trưng) để tranh chấp quyền bảo kê “bến bãi”. Cứ thế, nhích từng bước một, Dũng dần ngoi lên vị trí một “đầu lĩnh” của khu vực cảng.
Hàng ra, hàng vào, công vận chuyển, bốc xếp, bảo vệ, một phần nguồn lợi ở đây chui vào túi gã. Kiếm nhiều tiền “bẩn”, Dũng thoải mái ăn chơi sa đọa. Thời điểm vài năm sau khi ra tù, gã bắt đầu dính vào ma túy.
Dù số má đến đâu, khôn ngoan cỡ nào, những du đãng nghiện ngập đều bị chính những kẻ đồng nghiệp với mình tẩy chay. Bởi khi dính vào “cái chết trắng”, vì những đòi hỏi không bao giờ thỏa mãn, sớm hay muộn, kẻ nghiện ngập cũng thành xấu tính. Dũng cũng không tránh khỏi quy luật đó.
Thường xuyên bị đàn anh ăn chặn, đám đàn em dần tản mác. Những đại ca trước đây thường ra tay che chở, giờ nhìn Dũng bê tha vì cơn nghiện, cũng chán nản quay lưng. Đàn anh không giúp, đàn em chẳng còn còn, gã nhanh chóng bị “đánh bật” khỏi vị trí béo bở trong cảng.
Dũng vẫn chưa chịu nhận ra sai lầm chết người của mình. Nhiều dân du đãng kể lại, từ khoảng năm 1998, gã bắt đầu lang thang khắp các xó xỉnh, tìm bạn bè để… ăn chực.
Thực ra, nuôi ăn gã không quá khó, nhưng để nuôi cơn nghiện ma túy, thì dù là dân giang hồ cũng không chịu nổi. Người nào giỏi chịu đựng cũng chỉ chứa được vài tuần, sau đó, họ thẳng tay quẳng gã ra đường như một mớ giẻ rách.
Không còn đâu Dũng “con” số má ngày nào trong băng nhóm 40 du đãng. Gã bệ rạc, luôn bị cơn đói thuốc hành hạ đến không ra hồn người.
Thời điểm này, Dũng nghiện ngày càng nặng, từ hút đã chuyển sang “chích”. Gã chỉ trông chờ vào đám bạn nghiện thỉnh thoảng tạt qua cho “chích” chung, mà đa phần là “sái” ma túy. Khoảng cuối năm 2000, một hôm, Dũng được đám bạn nghiện rủ đi rồi không thấy trở về. Cha mẹ gã nghĩ con mình lại quen thói giang hồ, bỏ đi chơi lang thang nên cũng không mấy để tâm.
Vài ngày sau, có người báo tin, phát hiện gã đã chết cứng tại một nghĩa địa hoang vắng thuộc khu vực Thanh Trì. Khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy Dũng “con” tử vong vì “sốc” ma túy. Một số giang hồ có kinh nghiệm cho biết, trong trường hợp bị sốc thuốc, nếu những người bạn nghiện bình tĩnh cấp cứu, ví dụ tác động mạnh vào vùng tim, thì nạn nhân vẫn có cơ sống sót. Dũng “con” chết vì khi bị sốc thuốc, đám bạn gã sợ vạ lây đã nhẫn tâm bỏ mặc.
Theo Đời sống Pháp luật
Vụ giang hồ giải cứu đàn anh: Long "rồng đỏ" ra đầu thú
Trưa 18-12, Nguyễn Ngọc Long (36 tuổi, là học viên Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động và xã hội Bình Thuận) đã được gia đình người yêu đưa tới Công an tỉnh Bình Thuận để đầu thú.
Sau khi đầu thú, được sự vận động của cơ quan công an, Long cũng đã kêu gọi đàn em của mình là Nguyễn Văn Nhí (16 tuổi, là học viên trung tâm bỏ trốn ngày 4-12-2013) ra đầu thú vào chiều cùng ngày.
Long "rồng đỏ" (ảnh trên) và Nguyễn Văn Nhí tại cơ quan công an
Tại cơ quan công an, Long cho biết khi được các đàn em giải cứu khỏi Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục và Lao động xã hội Bình Thuận thì vẫn lẩn trốn tại TP Phan Thiết. Khi biết thông tin bị lực lượng công an truy nã toàn quốc thì Long chạy trốn vào Đồng Nai. Do gia đình người yêu vận động nên Long đã ra đầu thú.
Trước đó, vào lúc 1 giờ ngày 9-12, một nhóm côn đồ đã đột nhập Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động và xã hội Bình Thuận, chém trọng thương bảo vệ và giải cứu Long ra ngoài. Sự việc đã gây chấn động dư luận bởi chỉ chưa đến 5 ngày, trung tâm này đã bị côn đồ tấn công và giải cứu học viên tới 2 lần.
Theo B. Long
Người lao động
Khủng bố bằng 'bom bẩn' bị camera ghi lại ở Hà Nội Gần nửa năm, gia đình chị Ngọc phải hứng chịu liên tiếp những đòn khủng bố bằng mắm tôm, dầu luyn của kẻ xấu. Kể lại sự việc bị khủng bố mà gia đình mình phải gánh chịu, chị Đỗ Thị Ngọc (SN 1973, ở 44 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, sự việc đã xảy ra từ nhiều...