Giang hồ “chạy án” trăm triệu thông qua vợ của công an
Để không bị xử lý hình sự, Giang đã nhờ một tay giang hồ có số má đưa 100 triệu đồng cho vợ một công an lo liệu.
Ngày 16/10, TAND tối cao tại TPHCM đã bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án sơ thẩm đối với các bị cáo trong đường dây “chạy án” ở Đồng Nai. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Nguyễn Thanh Giang (SN 1988, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) 13 năm tù về tội “đưa hối lộ”; các bị cáo Nguyễn Văn Long (SN 1979) bị phạt 10 năm tù, Nguyễn Trọng Hoàng (SN 1975) 7 năm, Phạm Tú Anh (SN 1978, cùng ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) 3 năm cùng về tội “môi giới nhận hối lộ”.
Theo án sơ thẩm, bà Khổng Thị Quyết mở quầy bán vé số và ghi số đề cho Lê Nguyễn Thanh Giang để hưởng hoa hồng ở phường Hố Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngày 24/7/2009, bà Quyết bị bắt. Sợ bà Quyết khai ra mình nên Giang đã tìm cách nhờ vả “bít lời khai của bà Quyết” cho mình thoát khỏi việc xử lý hình sự.
Các bị cáo tại tòa phúc thẩm
Giang nhờ cậu của mình là Nguyễn Trọng Hoàng. Hoàng nhờ Nguyễn Văn Long, một tay giang hồ có “số má” tại Hố Nai vì Long có quan hệ thân thiết với một số cán bộ công an. Hoàng đặt vấn đề “chạy án” giá 100 triệu đồng. Long không nhận vì “chỗ anh em” và giới thiệu Hoàng gặp Phạm Tú Anh. Trước khi Tú Anh gặp Hoàng thì đã nhận chỉ đạo của Long là cứ nhận tiền rồi chuyển lại cho Long sau.
Video đang HOT
Có tiền, Long liên hệ với bà N.T.K.L, vợ của một cán bộ công an để nhờ giúp đỡ.
Chiều 25/7/2009, bà Quyết được tha về sau khi bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hành vi chạy án của Giang, Hoàng, Long, Tú Anh đã bị phát giác. Các đối tượng này lần lượt bị bắt giữ và bị TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử.
Bản án sơ thẩm tuyên nhưng các bị cáo đều có đơn xin giảm án. Tuy nhiên, xét thấy lí do các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt là không có cơ sở nên HĐXX cấp phúc thẩm đã không chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm nêu trên.
Công Quang
Theo Dantri
Đề nghị khởi tố hành vi trộm cắp trong hàng trăm vụ "câu" điện
Chỉ trong 8 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 700 vụ trộm cắp điện bị phát hiện. Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC), con số chưa bị phát hiện có thể lớn hơn gấp 10 lần.
Trước đó, trong năm 2012, ngành điện thành phố cũng phát hiện hơn 1.300 vụ trộm cắp điện với số lượng hơn 12 triệu kWh. Trong các năm trước nữa, tình hình cũng phức tạp không kém.
Thủ đoạn trộm cắp điện phổ biến nhất là lấy cắp trước hệ thống đo đếm (hơn 37%); tác động trực tiếp vào hệ thống đo đếm bằng cách khoan lỗ điện kế, phá hoặc làm giả chì niêm phong, cô lập tín hiệu đo đếm (chiếm gần 30%); sử dụng nam châm đặt trên điện kế...
Một vụ vi phạm trộm cắp điện ở TPHCM bị phát hiện (ảnh minh họa)
Theo EVN TPHCM, tình hình trên vẫn diễn biến phức tạp vì khi hành vi trộm cắp điện bị phát hiện, ngành điện cũng chỉ có thể xử phạt bằng cách truy thu số tiền điện bị mất cắp, không đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Trong khi đó, hầu hết số vụ trộm cắp điện bị phát hiện có số lượng điện bị trộm cắp trên 3.000 kWh, đủ điều kiện để đưa ra xử lý hình sự nhưng thực tế chưa có 1 vụ nào bị xử lý hình sự.
Theo đại tá Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an thành phố, các vụ trộm cắp điện bị phát hiện lâu nay khó truy tố trách nhiệm hình sự là do không phù hợp thủ tục pháp lý. Theo quy định, chỉ khi vi phạm bị cơ quan chức năng như công an, địa phương lập biên bản xử lý vi phạm hành chính thì trên cơ sở đó mới khởi tố hình sự được. Còn các hành vi trộm cắp điện lâu nay đều do ngành điện phát hiện và lập biên bản truy thu tiền điện, không đủ căn cứ xử lý hình sự.
Ngoài ra, kết quả giám định gian lận điện hay không lâu nay cũng do Trung tâm giám định của ngành điện lực làm, không có trung tâm nào khác chịu làm. Nếu ra tòa việc này có thể bị đánh giá là không khách quan, chứng cứ nhiều khả năng không được chấp nhận.
Trước vướng mắc trên, UBND TPHCM vừa yêu cầu Sở Công thương chủ trì, phối hợp với EVN HCMC và UBND các quận-huyện tổ chức thực hiện đúng trình tự và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; biên bản vi phạm hành chính phải do người đúng thẩm quyền lập. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ tục để chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng ngay trong quý IV năm 2013.
Đồng thời, UBND TP cũng giao Sở Công Thương trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý hành vi mua bán các thiết bị được dùng để trộm cắp điện. Sở Khoa học và Công nghệ cần đề nghị Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thực hiện giám định thiệt hại, giám định thiết bị trộm cắp điện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Lật tẩy âm mưu giết người xuyên biên giới Một tội phạm đang sinh sống ở Mỹ tìm sát thủ về Việt Nam để thanh toán 9 người gia đình bên vợ nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. Đối tượng được xác định là nghi can Nguyễn Văn Long (Việt kiều Mỹ, sinh năm 1968, tại Bình Định). Cục Cảnh sát Hình sự (C45B) - Bộ Công an phía Nam cho...