Giảng đường và những vụ truy sát kinh hoàng
Những cái xấu, cái ác đang ngày một gia tăng trong xã hội khiến nhiều người sợ hãi. Nhất là việc giảng đường đang dần trở thành nơi “tụ họp” của phần tử xấu.
Học sinh náo loạn trước cổng trường vì bị truy sát
Vụ truy sát kinh hoàng diễn ra vào giờ tan học đã khiến nhiều em học sinh và phụ huynh sợ hãi.
Theo đó, ngày 24/8, sau giờ tan học, Mai Anh Tuấn (17 tuổi, ngụ Q.8), học sinh lớp 11 Trường THPT Thăng Long chạy xe máy đến Trường THPT Tạ Quang Bửu (đường Tạ Quang Bửu, P.5, Q.8) đón bạn gái là Nguyễn Thị Yến Th. – học sinh lớp 11 của trường này.
Khi em Th. Vừa ngồi lên xe thì một nam sinh Lê Gia Bách (học chung với Th.) cầm dao lao đến đâm Tuấn bất ngờ, dẫn đến Tuấn và Th. ngã xuống đường.
Không dừng lại, Bách tiếp tục cầm dao truy sát phía sau Tuấn khiến nam sinh bị đâm trọng thương, máu me chảy khắp người. May mắn một người đi đường đã cho Tuấn ngồi nhờ rồi chở em vào bệnh viện cấp cứu.
Sau khi gây án với bạn học, Bách cũng nhanh chóng trốn khỏi hiện trường. Sau khi vụ việc được trình báo, lực lượng chức năng đã có mặt và làm nhiệm vụ. Nguyên nhân ban đầu của vụ truy sát kinh hoàng trên được xác định liên quan đến tình ái.
Bị đánh hội đồng, nữ sinh đâm rách mắt bạn
Do mâu thuẫn cá nhân, một nhóm 5 học sinh đã vây đánh 1 em học sinh. Trong lúc bị bạn đánh túi bụi, nữ học sinh này đã lấy kéo trong cặp sách ra “trả đòn” lại bạn khiến ít nhất 3 học sinh bị thương nặng.
Vụ việc xảy ra như sau: Một nhóm nữ sinh trường THPT Thanh Thủy ( huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) đã chặn đường đánh đập dã man một bạn học cùng trường. Vụ đánh nhau xảy ra trên một tuyến đường thuộc thị trấn Thanh Thủy đã được một số học sinh khác quay lại và tung lên mạng xã hội cá nhân ngay trong buổi tối ngày 16/8.
Hình ảnh nữ sinh đánh nhau được ghi lại trong clip
5 học sinh nữ đã quây đánh đập dã man một học sinh khác. Bị đánh đau, nữ học sinh bất ngờ rút cây kéo cất trong cặp sách đâm loạn xạ, “chiến” lại nhóm 5 người và gây chấn thương khá nặng cho 3 người. Trong đó có một em bị đâm rách mắt, máu chảy ròng ròng, hai em khác bị đâm rách bụng và cánh tay.
Video đang HOT
Vụ việc đã khiến nhiều em học sinh và người đi đường khiếp sợ trước hành động dã man của các bạn học sinh, nhất là nhóm bạn học sinh nữ.
Nam sinh bị đâm chết trước lớp học
Sáng ngày 25/2, Nguyễn Thành Đạt (SN 1998, trú tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ Đăk Lăk), học sinh lớp 9A Trường THCS Nguyễn Huệ (thuộc xã Tân Lập, huyện Krông Búk) đã dùng dao đâm bạn dẫn đến tử vong.
Nạn nhân là em Trần Xuân Dung (SN 1998, trú ở thôn 3, xã Tân Lập, huyện Krông Búk), học sinh lớp 9B cùng trường. Theo một số bạn học cùng lớp thì giữa Dung và Đạt thường xuyên có mâu thuẫn, Đạt thường mang theo dao để ở trong cặp sách.
Lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm là sáng cùng ngày, Đạt không cho Dung mượn sách, thấy vậy Dung đến trước cửa lớp học thì Đạt hùng hổ cầm dao ra đâm một nhát vào lưng, do vết thương trúng tim nên nạn nhân đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Đạt đã bị cơ quan công an bắt tạm giam để điều tra vụ việc.
“Nhìn đểu”, nam sinh viên bị đâm chết tại trường
Hẳn dư luận vẫn chưa thể quên vụ án mạng đau lòng xảy ra tại trường ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà nội đã khiến một học sinh bị đâm tử vong ngay trên giảng đường.
Vụ việc xảy ra ngày 19/12/2012 tại lớp C201 thuộc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng. Nạn nhân được xác định là nam sinh tên Vũ Ngọc Cương (SN 1992, ở Bắc Ninh).
Thông tin ban đầu, nam sinh viên C. bị 4 thanh niên khác mang theo hung khí, dao xông vào lớp học đâm vào tim C. Nhát dao chí mạng khiến C. gục tại lớp học máu chảy lênh láng. Sau khi gây án 4 thanh niên đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường, sự việc khiến nhiều sinh viên trong trường hoảng loạn.
Không lâu sau đó những người liên quan trong vụ án đã bị bắt giữ, đối tượng Bùi Ngọc Quân (SN 1991) ở Đống Đa là người đã trực tiếp cầm dao đâm khiến Cương mất mạng.
Theo nguyên nhân của vụ án mạng trên, do nhóm của Quân đi qua lớp học của Cương, cho rằng bạn “nhìn đểu” mình nên Quân đã dùng dao đâm trúng tim bạn.
Những hành động ngông cuồng, bồng bột của nhiều học sinh đã làm cho hình ảnh trong sáng của những nam nữ sinh bị hoen ố. Và càng buồn và đáng sợ hơn khi trong cặp sách của học sinh không chứa sách vở, tri thức mà chứa những thứ hung khí để sát thương bạn học khiến không ít người lâm vào lao lý khi tuổi đời còn quá trẻ.
Theo Công lý
Chọn người hay tuyển tấm bằng?
Một sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế nhưng chỉ đạt bằng trung bình và một sinh viên tốt nghiệp tấm bằng loại Giỏi thì các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng ai?
Câu hỏi được một sinh viên (SV) đặt ra với các chuyên gia, những người làm chủ doanh nghiệp tại hội thảo "Kinh nghiệm trở thành tài năng trong tổ chức" nằm trong sự kiện Nghề nghiệp và Giáo dục chuyên nghiệp 2013. Hội thảo diễn ra ngày 24/8 tại TPHCM, thu hút hàng ngàn người tham gia là SV, nhân viên văn phòng, trưởng nhóm và cả cấp quản lý.
Bằng trung bình cạnh tranh với bằng giỏi
Nữ SV này chia sẻ, nhiều bạn trẻ đi làm thêm, có những trải nghiệm từ khi đang ngồi trên ghế giảng đường. Thế nhưng họ cũng rất băn khoăn khi ra trường đi xin việc với tấm bằng Trung bình đặt bên cạnh những SV tốt nghiệp loại Giỏi.
Ông Phan Quốc Công, Tổng giám đốc ICP cho hay kết quả của cuộc tuyển dụng sẽ không phụ thuộc vào tấm bằng giỏi hay trung bình mà kết quả sẽ được chọn ra sau buổi trò chuyện, phỏng vấn với các ứng viên để có kết quả tổng hợp tìm ra người phù hợp với vị trí và công việc mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Hàng ngàn sinh viên, nhân viên văn phòng tham Hội thảo "Kinh nghiệm trở thành tài năng trong tổ chức".
Về việc học, ông Công cho rằng phải xem xét trên mọi góc độ: học ở trường, học ở anh em bạn bè, học lẫn nhau, học từ thực tế... để nhìn thấy tinh thần ham học hỏi của ứng viên đó đến đâu chứ không chỉ dựa vào kết quả của bằng cấp.
Đồng tình với ý kiến này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bày tỏ, buổi phỏng vấn trong tuyển dụng rất quan trọng, là cơ hội để quản lý nhìn ra người có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc, tổ chức.
Đặc biệt với tình hình ở Việt Nam, theo bà Ninh càng không nên dựa vào bằng cấp để tuyển dụng, bằng cấp chỉ mang giá trị tham khảo. Nhà tuyển dụng có tầm nhìn sẽ phát hiện được tiềm năng của mỗi người để đầu tư cho tương lai.
Tuy nhiên, một vấn đề chuyên gia này đặt ra là thước đo trong tuyển dụng cũng chưa hẳn đã chính xác. Bà Ninh kể trường hợp cách đây khá lâu, một nữ sinh tốt nghiệp hàng đầu ở Học viện Ngoại giao nhưng thi tuyển 2 lần vào Bộ Ngoại giao làm việc đều... trượt do không qua được một môn thi.
Bà Ninh đánh giá ứng viên này có tiềm năng sẽ một nhà ngoại giao giỏi và trao đổi với Bộ trưởng. Đáng tiếc cho ngành là cô gái này đã ra ngoài kiếm việc và công ty nước ngoài "hốt" ngay bởi người ta không nhìn nhầm người.
Không thể coi nhẹ chuyên môn
Việc nhiều SV khi ra trường đặt ra vấn đề, một là bằng Giỏi, hai là kinh nghiệm theo nhiều chuyên gia như vậy là chưa thật sự phù hợp với mức độ cạnh tranh việc làm gắt gao như hiện nay. Sinh viên ra trường chẳng thể "trao hết cơ hội" vào tấm bằng Giỏi mà bỏ qua việc cọ xát thực tế, trau dồi kinh nghiệm. Còn SV có kết quả học hành yếu kém với lý lẽ vì tập trung cho việc đi làm thêm, tích lũy kinh nghiệm cũng cần xem xét lại. Nhiều nhà tuyển dụng nhấn mạnh kiến thức chuyên môn vẫn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người lao động.
Chuyên môn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người lao động. Trong ảnh: Sinh viên ĐH Ngân hàng TPHCM trong hoạt động ngoại khóa về quản lý tài chính.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng Giám đốc GIBC cho rằng, việc học là vô hạn, chẳng bao giờ thừa. Người học phải có ý thức trau dồi đào sâu kiến thức chuyên môn đi kèm với việc trau dồi các kỹ năng ở mọi lúc mọi nơi cả ở nhà trường, cả ngoài thực tế.
"Kiến thức, kỹ năng và thái độ là những năng lực của người lao động mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Và những điều này bạn không chỉ học ở trường mà phải học hỏi cả bên ngoài, học từ những người xung quanh thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng gắt gao như hiện nay", ông Trai nhấn mạnh.
Nhà giáo dục Giản Tư Trung chia sẻ, xu hướng các nhà tuyển dụng lúc này người ta không quan tâm đến bằng chứ khoan đã bàn đến bằng loại gì mà cái người ta cần là trình độ và thái độ. Điều họ xem xét ở ứng viên là "anh giỏi cái gì?". Khi mình thể hiện được mình trong công việc rồi thì tấm bằng không còn là vấn đề.
Tuy vậy, ông Trung cho rằng giữa quá nhiều hồ sơ xin việc thì tấm bằng loại giỏi cũng là một yếu tố được ưu tiên để xét tuyển. Tấm bằng sẽ cực kỳ có giá trị nếu chúng ta thực học và ngược lại sẽ chẳng là gì, thậm chí là nguy hại khi người học chỉ học vì điểm, vì tấm bằng đẹp.
Các nhà tuyển dụng sáng suốt không khó để nhìn ra bạn thực học hay bạn hư học. Ông Trung nhấn mạnh, SV cần chuẩn bị cho mình hai túi quan trọng hàng đầu là túi văn hóa và túi chuyên môn. Điều này không chỉ giúp bạn trong cơ hội tìm kiếm việc làm mà cao hơn nữa bạn nâng tầm mình lên để các nhà tuyển dụng cần và tìm đến mình.
Hoài Nam
Theo Dantri
Cứu điểm hay chấp nhận "luật chơi" Năm nào cũng nghe tin về những thí sinh đạt điểm cao mà vẫn không lọt được vào cửa những trường đại học Top trên. Tiếc thật nhưng "luật chơi" là "luật chơi", đã chọn thi vào các trường danh tiếng đó là các thí sinh phải chấp nhận cạnh tranh nghiệt ngã hơn nhiều. Đại học Y Hà Nội Quy luật cạnh...