Giăng chướng ngại vật chặn xe tải vì đường quá bụi
Trưa 11/4, người dân hai bên đường Hoàng Văn Thái (tổ 138, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã đem đủ loại vật dụng ra đường chặn các xe tải chở đất đá, yêu cầu chủ xe giải quyết dứt điểm vấn nạn bụi.
Người dân cho biết, các xe tải chở đất đá thường xuyên chạy trên tuyến đường này nhưng không che chắn kỹ gây vương vãi bụi vào nhà dân. Chị Nguyễn Thị Tuyết, tổ 138 (phường Hòa Khánh Nam) bức xúc: “Tình trạng bụi bặm này đã diễn ra lâu rồi. Một ngày chúng tôi phải lau nhà, quét nhà không biết bao nhiêu lần. Nhưng quét xong lại bụi”.
Người dân đưa các vật dụng ra chặn xe tải
Chị Nguyễn Thị Phước thì than thở, bụi bặm triền miên khiến quán cà phê của chị buôn bán ế ẩm.
Theo ông Nguyễn Đắc Lâm, cán bộ phụ trách môi trường phường Hòa Khánh Nam, hiện có 7 đơn vị đang khai thác mỏ trên địa bàn đi qua tuyến đường Hoàng Văn Thái. Thành phố Đà Nẵng đang hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị ngày tưới nước hai lần và có 2 công nhân quét dọn trên tuyến đường này. Tuy nhiên, với mật độ xe đi lại quá nhiều, việc tưới nước không thể giải quyết được bụi.
Đoàn xe gần 100 chiếc nối đuôi nhau đứng chờ vì bị người dân chặn lại
Video đang HOT
“Trước đây mấy ngày người dân cũng đã chặn xe một lần. UBND phường Hòa khánh Nam cũng đã làm việc với dân và gửi kiến nghị của người dân lên UBND quận Liên Chiểu. Theo kiến nghị của người dân thì một tuần phải rửa đường một lần. Tuy nhiên, việc rửa đường đòi hỏi phải có kinh phí lớn. Qua tuần tới chúng tôi sẽ mời 7 đơn vị khai thác đến để họp bàn hướng giải quyết mà chủ yếu là kinh phí. Nếu không được chúng tôi sẽ chuyển lên cấp trên để giải quyết. Nhưng trước mắt, vào chủ nhật tuần này, phường Hòa Khánh Nam sẽ ra quân quét dọn đường Hoàng Văn Thái, giải quyết những bức xúc tạm thời của người dân”, ông Lâm cho biết thêm.
Trưa nay, khoảng gần 100 đầu xe ra vào chở đất đá phải nối đuôi nhau dừng lại vì bị người dân chặn đường. Người dân yêu cầu cán bộ phường phải lập biên bản, cam kết tưới nước cho đường thì mới cho xe qua.
Theo Dantri
Ký túc xá tiền tỷ vắng sinh viên, vì sao?
Trong khi ký túc xá (KTX) của nhiều trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên, giá cả nhà trọ bên ngoài đắt đỏ, thì khu KTX mới xây dựng tại quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng lại vắng sinh viên.
KTX DMC-579 được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ động, nhưng sau hơn nửa năm sử dụng, vẫn rất ít sinh viên đăng ký ở
Được biết, KTX sinh viên (SV) tập trung DMC-579 đặt tại phường Hòa Khánh Nam (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã được chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012. Nhưng đến nay, đã hơn 6 tháng, mới có khoảng 700 SV đang ở. So với quy mô đủ cho 6.000 SV, công suất hoạt động của KTX này chỉ có hơn 10%.
Theo khảo sát tại khu vực xung quanh khu KTX này, nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ như các trường ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa, CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng..., nhu cầu chổ ở của SV ở các tỉnh thành khác về Đà Nẵng trọ học rất lớn. Các khu KTX của các trường không đủ đáp ứng nhu cầu chỗ ở của SV. Các khu nhà trọ thì cứ "đến hẹn lại tăng giá", đắt đỏ gấp 3 - 4 lần so với phí ở KTX.
Đơn cử như ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Ba, cán bộ Ban Quản lý KTX trường này cho biết: KTX của trường đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 2000 SV. KTX của trường luôn kín chỗ, và so với tổng số 22.000 SV của các bậc đào tạo của trình, nếu chỉ tính có khoảng một nửa SV có nhu cầu ở trọ là 10.000 SV, thì KTX của trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 20%.
Hàng vạn SV các trường trong khu vực ở trọ bên ngoài, phải gánh mức giá nhà trọ đắt đỏ, và "cứ đến hẹn lại tăng".
Theo khảo sát các khu phòng trọ ở khu vực này, giá trọ mỗi phòng ở diện tích chỉ khoảng 10m2 đã là 700 nghìn đến 1 triệu đồng/tháng, chỉ đủ chỗ cho 1 -2 SV. Chưa kể phí điện nước tính theo kiểu nhà trọ. Một số điện có thể "đội" giá lên tới 3.000 - 3.500 đồng.
Lớp sinh viên trước ra trường vẫn ở trọ thành phố để tìm việc và đi làm, lớp SV sau lại khăn gói từ các tỉnh, thành khác đến tìm chỗ trọ. Khan hiếm chỗ ở, giá nhà trọ đến hẹn lại tăng.
Trong khi KTX của nhiều trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho SV, giá cả nhà trọ bên ngoài đắt đỏ, thì khu KTX mới xây dựng tại Q. Liên Chiểu (Đà Nẵng) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng lại vắng SV.
Trong nhà trọ bên ngoài "ọp ẹp", SV phải gánh phí chỗ ở cao gấp 3-4 lần so với KTX...
... thì hơn 80% phòng ở đầy đủ tiện nghi cần thiết cho sinh hoạt và học tập ở KTX mới vẫn trống SV
Ông Nguyễn Lương Giáp - phó tổng giám đốc CECICO 579 cho biết: "khu KTX này do CECICO5 liên doanh với Công ty Đức Mạnh thầu xây dựng và tổ chức quản lý. Kinh phí xây dựng có hơn 160 tỷ đồng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ.
KTX có 6 khu nhà 5 tầng, với 600 phòng ở, đủ cho 6.000 SV lưu trú. Các phòng ở đều được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng: giường, tủ, công trình phụ..., phủ sóng wifi. Ngoài khu nhà ở, KTX này còn được đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ như căng-tin, siêu thị mini, thư viện. An ninh trong khu KTX cũng được đảm bảo hơn với việc quản lý SV ra vào bằng thẻ từ".
Với điều kiện sinh hoạt tiện nghi như vậy, vì là công trình an sinh xã hội, nên phí thu hàng tháng chỉ ở mức 110.000 đồng/SV. Thế nhưng, hiện tại vẫn chưa mấy SV mặn mà với khu KTX này.
Giải thích nguyên nhân "nghịch lý" này, ông Giáp cho biết: " Có thể do thời điểm KTX được chính thức đưa vòa sử dụng "lỡ nhịp" tuyển sinh đầu năm học, nên SV đã tìm được chỗ ở trước khi có thông tin về KTX mới này.
Thêm vào đó, thời gian đầu, chúng tôi mới lo đầu tư xây dựng mà chưa chú trọng công tác phổ biến thông tin về chỗ ở mới đến SV, nhất là các SV năm đầu. Trong mùa tuyển sinh sắp tới, chúng tôi sẽ chú trọng hơn đến công tác này".
Ông Giáp cho biết thêm, ngoài khu KTX trên, còn thêm một khu KTX tập trung cho sinh viên đang hoàn tất xây dựng ở khu vực phía Đông thành phố (thuộc P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn). Khu KTX này được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khảng 4.000 SV, và dự kiến hoàn thành trong tháng 3 này, để kịp đón SV từ đầu mùa tuyển sinh tới.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Lo nứt cầu, các bô lão cử người chặn xe quá tải "Quá bức xúc nên chúng tôi đã họp nhau để ngày ngày cử người ra chặn xe, bảo vệ cầu" - ông Lê Cao Sơn (hội viên Chi hội người cao tuổi xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) bực bội. Chiếc cầu bắc qua suối dẫn vào thôn Bãi Dài, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội được...