Giăng bẫy con dâu ngoại tình
Câu chuyện có thật ở vùng đất Hòa Bình được vị thẩm phán đã về hưu kể cho tôi nghe vào một buổi chiều đầu hè nóng nực.
Qua mỗi câu kể của ông, cái nóng trong người tôi tăng lên tỉ lệ nghịch với ấn tượng về tình người, tình đời trong câu chuyện chua xót, đau lòng này.
Cách đây hơn chục năm, ông từng thụ lý một vụ án ly hôn. Sở dĩ ông nhớ vụ án đó trong hàng trăm vụ án khác từng nhận, bởi lẽ sự chéo ngoe, bi kịch của những người trong cuộc.
Nguyên đơn là một phụ nữ chừng 30 tuổi, dáng vẻ hiền lành và chịu đựng. Chị nói, là người phụ nữ ai chẳng muốn có được hôn nhân hạnh phúc, bền vững, chị cũng không ngoại lệ. Nhưng số phận không mỉm cười với chị, chị cũng chẳng còn cách nào khác, buộc lòng phải đi tới quyết định bần cùng này để bảo toàn danh dự và phẩm giá của mình.
Chị kể, 27 tuổi chị về làm dâu nhà người. Ở quê vào khoảng hơn chục năm về trước, độ tuổi đó đã được liệt vào danh sách “quá lứa lỡ thì”. Cũng may, người đàn ông chị lấy yêu thương chị thật lòng nên với chị không có bất cứ rào cản nào để mở cánh cửa hạnh phúc. Anh là con cả trong gia đình, cũng mải mê làm ăn nên lập gia đình khá muộn, các em chồng vợ đề huề sống ở riêng, anh lấy vợ muộn nên lĩnh trọng trách cao cả nhất là phụng dưỡng bố mẹ già.
Chị không thể lý giải vì sao mẹ chồng chị không ưa chị. Chị chưa hề làm bất cứ điều gì không phải đạo, lúc nào cũng hiếu thảo, thuận hòa đến hàng xóm ai cũng khen nhà anh có phước, lấy được cô vợ đảm đang. Rồi chị phát hiện ra lý do khiến mẹ chồng chị ghét chị. Bởi chị quá đẹp. Nhất đâu ở cái tuổi 30 sau khi sinh con đầu lòng, đúng như câu nói của dân gian “gái một con trông mòn con mắt”, chị ngày càng mặn mà, đằm thắm.
Mẹ chồng chị vào lườm ra nguýt, nói đẹp để cho giai nó ngắm, nhà này không cần dâu đẹp làm gì. Bà càng lồng lộn khi có lần nhìn thấy chồng mình nhìn chòng chọc vào cô con dâu như định ăn tươi nuốt sống. Sự hiện diện của chị trong ngôi nhà ấy giống như cái dằm trong mắt mẹ chồng. Chồng chị lại là dân xây dựng, nay đây mai đó, chẳng mấy khi ở nhà, nhân cơ hội ấy, mẹ chồng chị giăng bẫy hòng đuổi cô con dâu ra khỏi nhà nhờ vào tài năng “diễn xuất” của ông chồng bù nhìn.
Mọi lời lẽ, giải thích của chị không thể lại được hàng vạn mũi gươm toan tính nhắm vào chị… (Ảnh minh họa)
Đêm hôm nhập nhoạng, chị đang ôm đứa con nhỏ ngủ chợt thấy một bóng người mò mẫm vào phòng mình. Theo phản xạ thông thường, chị hét lên, mẹ chồng chị ập vào nhà thấy chồng và con dâu cùng xuất hiện trong đó, bà bù lu bù loa chửi mắng con dâu dâm đãng, dan díu với chồng mình. Chị khóc lóc phân bua, cậy nhờ bố chồng nói vài lời giải thích. Nhưng theo đúng kịch bản, ông im lặng.
Chồng chị đi làm về, chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao, nghe lời mẹ ra sức mắng chị hỗn xược. Thế ngược bàn cờ thay đổi, chị từ người bị hại trở thành kẻ âm mưu, giăng bẫy, tư tình với bố chồng. Thêm lời bố chồng, bảo chị nhiều lần có ý định ve vãn, chài lưới ông ta. Mẹ chồng lấy lý do chị đang ở độ tuổi hừng hực, ham muốn nhất, chồng triền miên vắng nhà, dám cả gan lần mò tới bố chồng, đi ngược lại đạo đức, phỉ nhổ vào gia phong gia đình bà. Chị không xứng đáng là dâu con nhà này. Mọi lời lẽ, giải thích của chị không thể lại được hàng vạn mũi gươm toan tính nhắm vào chị. Ngay tối hôm đó, chị đã viết đơn ly hôn và ôm con đi ngay trong đêm hôm đó.
Rất tình cờ, chị và đứa con thơ mệt nhoài gục ngã ngay trước cửa nhà vị thẩm phám này. Vợ chồng ông lắng nghe câu chuyện của chị, cưu mang mẹ con chị và ông đứng ra nhận thụ lý vụ án ly hôn của chị theo đúng pháp luật quy định.
Video đang HOT
Vị thẩm phán già nhấp ngụm nước, chậm rãi, hai mẹ con cô ấy giờ đã có cuộc sống yên ổn, cô ấy vẫn đơn thân và lấy việc nuôi dạy đứa con là niềm vui sống. So với hơn chục năm trước, cô ấy vẫn xinh đẹp, mặn mà và có lẽ cuộc sống cũng thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Âu cũng bởi hồng nhan bạc mệnh. Cô ấy chẳng mắc tội gì, ngoài một tội danh duy nhất, tội quá đẹp nên tạo hóa mới ghen ghét.
Ông trách tạo hóa trêu ngươi người phụ nữ đó, nhưng đằng sau ấy là sự ích kỉ, toan tính của những người trong gia đình chồng – những người đang tâm bôi nhọ danh dự, phẩm giá của cô để phá vỡ hôn nhân, vốn là “sự nghiệp” lớn lao nhất của người phụ nữ.
Chỉ vì những lý do cá nhân tủn mủn, vì sự can thiệp thô bạo của những bậc làm cha mẹ mà hôn nhân của con cái tan vỡ dù những người trẻ ấy vẫn còn tình cảm với nhau. Những tưởng câu chuyện trên đã lùi vào quá vãng, thế nhưng nó vẫn hiển hiện trong cuộc sống vốn đã xô bồ, phức tạp hiện tại. Giá như họ biết bao dung và vị tha hơn, có lẽ những vụ ly hôn đau lòng ấy đã không xảy ra.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chuyện ít biết về những người nhặt xác ở Lèn Cờ
30 dân quân tự vệ có mặt tại hiện trường sau khi vụ sập Lèn Cờ xảy ra để tìm kiếm và bốc xác các nạn nhân. Họ chẳng có tiền thù lao nhưng vì nghĩa tình, họ bất chấp hiểm nguy lao vào công việc.
Gần 3 ngày qua, đội quân mặc trang phục dân quân tự vệ vẫn luôn túc trực 24/24h tại hiện trường sự cố sập mỏ đá Lèn Cờ dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo xã Nam Thành. Giữa những máy móc tối tân phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn, những dân quân quả cảm ấy vẫn cần mẫn với nhiệm vụ không máy móc nào có thể thay thế được: gom xác nạn nhân và tiến hành khâm liệm trước khi người nhà nạn nhân đưa về an táng.
Anh Nguyễn Đình Vĩnh - một trong những dân quân tự vệ làm nhiệm vụ này cho biết: "Chúng tôi được giao nhiệm vụ lấy xác các nạn nhân từ đống đổ nát sau khi phát hiện. Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ đơn giản, những người yếu bóng vía thì không dám đâu. Mỗi xác nạn nhân được phát hiện thì hầu hết thân thể đã không còn nguyên vẹn, máu me trộn lẫn đất đá... Nhưng điều đó chẳng làm chúng tôi chùn bước, chỉ mong người thân, bạn bè, anh em chúng tôi được đưa ra sớm nhất để về với gia đình".
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này ngoài sự can đảm, mỗi người phải hết sức chịu khó. Dưới cái nắng gay gắt, giữa hàng nghìn khối đá họ vẫn cần mẫn lượm lặt từng bộ phận cơ thể của những nạn nhân xấu số với chỉ một mong muốn duy nhất là xoa dịu một phần đau thương mất mát mà thân nhân của các nạn nhân đang phải trải qua.
Bước sang ngày thứ 2, thứ 3 công cuộc tìm kiếm cứu nạn khó khăn hơn, xác các nạn nhân vùi sâu dưới đất đá bắt đầu quá trình phân hủy. Cứ mỗi khi lực lượng cứu hộ phát hiện được một thi thể nạn nhân họ lại nhào tới, cẩn thận, tỉ mỉ bới từng hòn đá chỉ mong những người đồng hương, những người hàng xóm láng giềng của mình thi thể vẹn toàn trước khi mãi mãi về với đất mẹ.
Với họ, những dân quân quê lúa đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhiệm vụ mà họ ước rằng suốt đời mình không phải thực hiện. Thế nhưng với mệnh lệnh của trái tim họ đã hoàn thành một cách xuất sắc. 18 thi thể nạn nhân đã nguyên vẹn hình hài khi về với đất mẹ. Đó là niềm an ủi lớn lao mà những người dân quân này mang tới cho thân nhân của họ. Không một lời cảm ơn, không một đồng thù lao nhưng chúng tôi biết rằng với họ đó không phải là điều quan trọng. Cái quan trọng nhất là tình người ấm áp, sẻ chia trong hoạn nạn, hiểm nguy.
Thật khó để nói hết thành lời những công việc mà đội dân quân tự vệ xã Nam Thành đã làm trong suốt 3 ngày thực hiện nhiệm vụ tại mỏ đá Lèn Cờ. Những hình ảnh sau đây sẽ thay lời chúng tôi. Thay mặt những nạn nhân và thân nhân của họ, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người "nhặt xác" trên đỉnh Lèn Cờ.
Họ thức suốt đêm để cùng các lực lượng chức năng tìm kiếm...
... đưa ra được một thi thể...
..lại thêm một thi thể khác...
...cũng chính các anh xắn tay đưa các nạn nhân ra khỏi đống đổ nát...
Những người khác thì thắp hương cầu siêu thoát cho các nạn nhân xấu số.
cạy đá cứu những thi thể mắc kẹt...
sau đó tấm chiếu mới được đưa vào ...
đưa thi thể nạn nhân xấu số đi...
... khâm liệm và bàn giao lại cho người thân của các nạn nhân.
Theo Dân Trí
Đàn ông thường nghĩ đến "chuyện ấy" vì... Đàn ông thường nghĩ đến tình dục. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc này do yếu tố sinh học và di truyền học tạo nên. Khác biệt về giới tính Khác với phụ nữ, đàn ông muốn "mượn" tình dục để tạo cảm giác gần gũi, thân mật với bạn tình, đây là sự khác biệt về sinh học của đàn ông. Đàn...