Giăng 800 m lưới để ngăn voọc tấn công người đi đường
Lực lượng chức năng Quảng Trị mắc lưới vào các cọc tre, cắm cách nhau 2-3 m để ngăn đàn voọc từ khu rừng tràn xuống đường tấn công người.
Hai ngày qua, lực lượng chức năng xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã giăng chừng 800 m lưới trên đường. Địa điểm là đường Hồ Chí Minh nhánh tây và đường bê tông vào thôn Sê Pu (xã Hướng Lập).
Lưới cao 6 m được mắc vào các cọc tre, cắm cách nhau 2-3 m.
Ông Thái Văn Trình, phụ trách Khu Bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hoá, cho hay việc này nhằm chặn voọc tấn công người bất ngờ, để dân qua đường có thể phòng thủ kịp.
Lực lượng chức năng cùng người dân giăng lưới ngăn voọc tấn công người. Ảnh: H.T.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Trị, cho rằng việc này hiệu quả không cao và đàn voọc có nguy cơ bị xâm hại. Sở NN&PTNT Quảng Trị cũng có văn bản đề nghị Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) hỗ trợ chuyên gia và kỹ thuật để xua đuổi hoặc đưa những con voọc trong khu vực đến nơi khác.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng không đồng ý với phương án sử dụng chó nghiệp vụ xua đuổi vì chó nghiệp vụ có thể cắn chết voọc. Trong trường hợp đeo rọ mõm thì chó không sủa được nên không có tác dụng xua đuổi và có thể bị voọc tấn công ngược lại.
Nhiều tháng qua, khu vực đường Hồ Chí Minh qua xã Hướng Lập xuất hiện 3 con voọc, trọng lượng 8-12 kg. Khoảng 6h sáng tới chiều tối, đàn voọc thường tấn công người đi đường.
Mỗi khi nghe tiếng động cơ của phương tiện qua đoạn đường này, đàn voọc lao xuống rượt đuổi, cắn người đi đường. Chín người bị thương nặng đã được ghi nhận.
Xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Ảnh: Google Maps.
Đồng Nai tìm cách đột phá từ du lịch rừng
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Đồng Nai liên tục tăng cao do tỉnh có nhiều điểm du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên.
Du khách đến các khu du lịch để tận hưởng không khí trong lành của rừng, hồ, thác, sông, vườn cây...
Nhiều điểm đến hấp dẫn
Đồng Nai có nhiều dự án và hoạt động, tour tuyến du lịch sinh thái như: Tour tham quan rừng Nam Cát Tiên, đảo Ó Đồng Trường, Thác Mai - Bàu nước nóng, Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Chiến khu Đ... kết hợp với thưởng thức đặc sản trái cây.
Hai điểm du lịch rừng được biết đến nhiều nhất là Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu) và rừng Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú). Trong đó, Nam Cát Tiên đang là địa điểm được nhiều bạn trẻ thích du lịch mạo hiểm, khám phá tìm đến. Với rừng nguyên sinh, hệ động thực vật phong phú đa dạng, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên còn được cả giới nhiếp ảnh, nhà khoa học và rất nhiều học sinh sinh viên tìm đến để tham quan, nghiên cứu.
Du khách tham quan tại Bàu Sấu trong Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Ảnh: N.M
Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cũng đang là điểm đến của nhiều người muốn khám phá thiên nhiên. Ngoài hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây còn có một không gian lãng mạn khác là hồ Trị An với Đảo Ó Đồng Trường và đập thủy điện Trị An. Những điểm đến này thời gian qua thu hút nhiều tour trải nghiệm khám phá rừng, chèo thuyền, đẹp xe xuyên rừng, cắm trại trên đảo giữa lòng hồ Trị An...
Kéo theo các dịch vụ du lịch rừng, tại một số địa phương ở huyệnTân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu... còn phát triển dịch vụ ăn uống, khách sạn, homestay, nghỉ dưỡng. Các điểm lưu trú còn kết nối, tổ chức tour khám phá rừng, xem thú đêm cho khách khá hiệu quả.
Ngoài ra, tuyến du lịch dọc sông Đồng Nai cũng đang được đầu tư, khai thác. Du khách theo tour được chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp con sông Đồng Nai và xen giữa những cánh rừng thưa là cảnh quan êm đềm của vườn cây ăn trái, đền chùa, làng nghề ở hai bên bờ sông.
Cần phát triển đồng bộ
Đồng Nai co gần 120.000ha rưng tư nhiên, nằm trải dài ở nhiều địa phương như: Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc và TP.Biên Hòa. Theo Sở VHTTDL Đồng Nai, nhưng năm gân đây loại hình du lịch sinh thái của tỉnh kha phat triển. Lương khach mỗi năm tăng 11-12% va dư kiến se con tiếp tuc tăng trương cao khi mơi goi đươc cac doanh nghiêp đầu tư vao loại hình này.
Còn theo ông Trương Công Vững - Giám đốc Công ty TNHH Tre Xanh Nam Cát Tiên, du khách ngày càng tăng đã kéo theo các dịch vụ lưu trú, ăn uống và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư trong vùng phát triển theo. "Kinh doanh dịch vụ du lịch đã giúp bà con nông dân có thêm nguồn thu nhập tốt, các kỹ năng khác như giao tiếp, ứng xử, ý thức giữ gìn môi trường thay đổi rất lớn đã góp phần nâng cao diện mạo nông thôn ở nhữngđịa phương này" - ông Vững nói.
Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành cho biết, điểm yếu của du lịch sinh thái của Đồng nai hiện nay là kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, đường giao thông chật hẹp, trong khi các dự án phục vụ phát triển du lịch chưa được triển khai. Ngoài ra, các tour tuyến cũng cần liên kết với nhau để tạo ra những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, kép kín.
Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua, với những thế mạnh về thiên nhiên, khá nhiều nhà đầu tư đã và đang muốn đầu tư quy mô, bài bản, chuyên nghiệp để tạo nên thương hiệu riêng cho du lịch Đồng Nai như: Dự án Khu du lịch sinh thái - nuôi dưỡng động vật bán hoang dã Safari, Công viên Thể thao hàng không Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu), Khu du lịch sinh thái Thác Mai - Bàu nước nóng (Định Quán), Khu du lịch núi Chứa Chan (Xuân Lộc)... Nhưng hiện một số dự án chưa thể thực hiện do vướng những thủ tục pháp lý liên quan đến đất rừng hoặc đất quốc phòng.
"Đối với những dự án này, ngoài việc lập thủ tục bình thường, các đơn vị quản lý rừng phải có phương án bảo tồn đa dạng sinh học, lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng. Đây cũng là vấn đề đang được UBND tỉnh quan tâm, đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thành sớm các thủ tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xúc tiến xây dựng" - ông Dũng nói thêm.
Xuất hiện cá thể Culi quý hiếm giữa TP.Bắc Cạn Cá thể Culi này nặng khoảng 1kg, được người dân phát hiện ở khu vực gần Trung tâm thương mại Vincom, thành phố Bắc Kạn. Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) thả một cá thể Culi về môi trường tự nhiên. Cá thể Cu li nhỏ...