Giận tím ruột khi biết lý do vợ từ chối 100 triệu của bố mẹ chia cho
Trong lúc tôi đang mừng thầm vì lấy được người vợ hiền, biết lo nghĩ cho nhà chồng thì một câu nói của cô ấy đã phá vỡ đi tất cả.
Vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã được 5 năm, có với nhau một cô con gái đáng yêu. Vợ tôi là gái thành phố chính hiệu, cô ấy xinh xắn, dịu dàng lại đảm đang nên nhiều người vẫn thường ghen tỵ nói tôi may mắn lấy được cô vợ mười phân vẹn mười.
Nói là lấy được con gái nhà khá giả nhưng sau khi cưới mọi thứ chúng tôi đều tự làm bằng đôi bàn tay của mình. Tôi ban ngày đi làm công ty, tối về lại tranh thủ chạy mấy chuyến xe ôm để kiếm thêm chút tiền cho vợ con đỡ vất vả.
Bố mẹ tôi ở quê rất nghèo nên ngay từ nhỏ tôi đã thấm cái khổ, sự thiếu thốn. Bây giờ có gia đình riêng, tôi càng có động lực cày cuốc kiếm tiền với mục tiêu không để vợ con chịu đói khổ.
Khi vợ chồng tôi quyết định mua một căn nhà nho nhỏ hơn 30m2, bố mẹ vợ bảo cho 200 triệu nhưng tôi nhất quyết từ chối. Bởi tôi biết, bố mẹ tôi nghèo, nuôi 4 anh em tôi ăn học đã là quá sức, giờ tôi mua nhà ông bà cũng chẳng có đồng nào mà cho. Nếu tôi nhận tiền của bố mẹ vợ thì vợ tôi ít nhiều cũng có sự so sánh.
Vì vậy, tôi khéo léo nói với vợ rằng bố mẹ già rồi, mình không có mà cho thì thôi chứ nhất định không lấy tiền của bố mẹ. Không biết vợ tôi có nhận ra ẩn ý đằng sau không nhưng cô ấy vui vẻ đồng ý.
Ảnh minh họa
Gần đây, sức khỏe bố mẹ tôi yếu đi trông thấy. Ông bà không còn sức lao động nên bán mảnh vườn ngay sát đại lộ để xây một căn nhà khang trang hơn, phục vụ an hưởng tuổi già.
Hôm ấy, ở quê có giỗ nên bố mẹ gọi 4 anh em tôi về đông đủ. Ăn uống xong, bố mẹ nói bán mảnh đất được 2 tỷ đồng nên sẽ cho 3 anh em tôi mỗi người 100 triệu, còn lại xây một căn nhà khang trang để ở cùng gia đình anh cả, nếu thừa sẽ gửi ngân hàng tiết kiệm để phòng khi đau ốm.
Video đang HOT
Sau khi mẹ tôi đưa 300 triệu ra chia cho các con, anh em tôi ai cũng vui mừng vì có một khoản kha khá để làm ăn.
Thế nhưng, khi tiền chuyển đến trước mặt vợ chồng tôi thì vợ tôi từ chối và nói bố mẹ già rồi, chúng con không có để cho bố mẹ nên bố mẹ cứ giữ lấy lúc ốm đau lo liệu.
Câu nói của vợ khiến tôi hơi ngỡ ngàng nhưng cũng thầm mỉm cười vì vợ tôi suy nghĩ sâu xa như thế.
Hôm sau về đến nhà, không hiểu có chuyện gì mà mặt cô ấy cứ chảy ra như cái bánh đa ngâm nước, ăn nói thì nhát gừng khiến tôi rất khó chịu.
Tôi truy hỏi thì cô ấy ấm ức nói: Nhà anh cả ở gần bố mẹ nhưng bao năm nay bố mẹ ốm đau ốm, đi viện anh ấy có bỏ ra được đồng nào hay vợ anh ấy chăm bố mẹ được ngày nào không?
Chẳng phải bố mẹ muốn điều trị ở viện trung ương nên lần nào ốm cũng một tay em chăm sóc? Vậy mà bố mẹ bán vườn để hết tiền cho anh cả, xây nhà ở cùng anh cả, còn cho nhà mình mỗi 100 triệu. Đã thế, từ nay về sau khi ốm đau thì anh bảo mẹ gọi anh cả chăm sóc, em không liên quan nữa.
Đến đây tôi thực sự sốc trước ý đồ của vợ. Thì ra cô ấy không lấy tiền là vì chê ít chứ không phải nghĩ cho bố mẹ tôi.
Trong cơn giận, tôi chỉ mặt vợ mắng: Cô không có một chút tự trọng nào sao? Cô là dâu thì lấy tư cách gì đòi chia tài sản, có giỏi thì ra ngoài xã hội kiếm tiền đừng có ngóng của bố mẹ già cả đời cơ cực.
Từ hôm đó đến nay vợ chồng tôi vẫn chiến tranh lạnh với nhau. Thực sự tôi không thể chấp nhận cái tính nhỏ nhen, ích kỷ của vợ mình. Tôi nên làm thế nào bây giờ?
Nhà chồng biến chúng tôi thành 'thẻ ATM'
Vợ chồng tôi lấy nhau 5 năm. Quãng thời gian chưa dài nhưng tôi đã cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
Có lúc, tôi thầm ước giá như được quay lại, tôi sẽ không chọn con đường vất vả này. Nhưng thời gian nào có thể thay đổi?
Ở cuộc hôn nhân này, điều khiến tôi mệt mỏi, nặng lòng lại không phải đến từ chồng tôi. Anh là người đàn ông tuy nghèo khó nhưng chăm chỉ làm ăn và yêu thương vợ con.
Từ lúc chúng tôi lấy nhau, anh chưa nề hà bất cứ việc gì để giúp đỡ vợ. Anh cũng rất yêu thương và quan tâm tôi. Thậm chí, khi chúng tôi còn muộn đường con cái, mà lỗi là do tôi, anh vẫn không hề than trách. Ngược lại, anh thường xuyên lên mạng tìm các phương thuốc, tìm hiểu bệnh viện để thăm khám và liên tục động viên, trấn an vợ.
Tôi thầm biết ơn cuộc đời đã cho mình một người chồng tử tế như vậy. Nhưng nỗi muộn phiền của chúng tôi lại đến từ phía nhà chồng.
Gia đình chồng tôi có 1 con trai (chồng tôi) và 2 em gái. Các cô đều đã có gia đình riêng. Vợ chồng tôi lên thành phố thuê nhà, làm ăn vì vậy căn nhà ở quê hiện chỉ có bố mẹ chồng ở. Ông bà không có nghề nghiệp ổn định.
Bố chồng tôi làm thuê cho các công trình. Nhưng vừa rồi, ông nói tuổi đã cao (62 tuổi) và đi làm vất vả vì vậy ông nghỉ hẳn ở nhà. Mẹ chồng tôi (55 tuổi), sức khỏe khá tốt. Bà thường làm ruộng, thỉnh thoảng lại buôn bán ở chợ kiếm thêm ít tiền.
Thu nhập của bố mẹ chồng tôi chỉ trông chờ vào việc bán hàng của mẹ chồng. Tuy nhiên bà cũng không đi làm thường xuyên. Hôm nào cảm thấy chán, bà lại nghỉ ở nhà. Nên số tiền chẳng kiếm được là bao.
Không có tích lũy lại không muốn lao động, ông bà chỉ dựa vào vợ chồng tôi. Sau khi chúng tôi cưới được 1 tháng, bà gọi điện lên Hà Nội trách móc chồng tôi giờ chỉ biết đến vợ, không quan tâm đến cha mẹ. Thế là từ tháng sau, mỗi tháng, chồng tôi phải gửi 3 triệu đồng để phụ ông bà việc chi tiêu.
Cách đây 2 năm, khi chúng tôi về quê làm đám giỗ cho ông nội chồng, bố mẹ chồng tôi lại kêu than vấn đề chi phí đắt đỏ, ông bà không đủ sống. Vì vậy từ đó, chồng tôi lại gửi cho ông bà 5 triệu đồng/tháng.
Trong lúc này, 2 vợ chồng tôi đều đi làm thuê. Thu nhập của cả 2 là 18 triệu đồng/tháng. Chúng tôi vừa phải thuê nhà và lo đủ các chi phí khác. Nhưng nếu không đưa, ông bà lại than thở: "Nuôi con trai ăn học nay chỉ biết lo cho vợ".
Không chỉ vậy, ông bà thường xuyên gọi điện lên yêu cầu chúng tôi đóng góp lúc thì tiền xây nhà thờ, lúc thì tiền đám giỗ, hội hè... ở quê. Những lần mua ti vi, tủ lạnh hay bộ bàn ghế... ông bà đều gọi điện cho chồng tôi đóng góp. Chồng tôi vốn hiền lành và có hiếu, chưa lần nào anh từ chối đề nghị của bố mẹ.
Thậm chí, có lần mẹ chồng tôi đi mừng cưới người quen, chỉ khoảng mấy trăm nghìn nhưng bà cũng gọi chồng tôi chuyển khoản với lý do hết tiền. Ban đầu, tôi cố nhẫn nhịn nhưng càng ngày thấy ông bà càng đòi hỏi, tôi phản ứng với chồng. Sợ vợ giận, anh lại âm thầm chuyển cho bố mẹ.
Đỉnh điểm gần đây nhất, một chuyện xảy ra khiến tôi càng bức xúc. Theo đó, vợ chồng tôi vốn muộn chuyện con cái nên cả hai muốn tích góp một số tiền để sau này có thể can thiệp về y tế. Số tiền 2 vợ chồng "nhịn ăn nhịn mặc" gom góp được đến nay là 120 triệu đồng.
Vậy mà không hiểu sao mẹ chồng tôi biết về số tiền đó. Vừa qua, bà gọi lên bảo chồng tôi, căn nhà ông bà đang ở đã cũ. Ông bà muốn dồn tiền để sửa sang.
Nếu có đủ tiền, ông bà có thể xây mới để khang trang, hoành tráng hơn. Tuy nhiên hiện số tiền chưa đủ. Ông bà nói, chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà nên phải đóng góp cho bố mẹ. Ông bà nuôi anh ăn học bao năm, đây cũng là lúc để anh báo hiếu.
Vì là số tiền chung nên chồng tôi không thể lén lút gửi cho mẹ như những lần trước, anh buộc phải hỏi ý kiến tôi. Tôi bức xúc, gọi điện về cho bà bảo chúng tôi không có tiền.
Số tiền đó, tôi dành để lo chuyện con cái. Vậy mà bà ráo hoảnh cho rằng, vợ chồng tôi còn trẻ, còn nhiều cơ hội có con tự nhiên, sao phải tốn tiền cho bệnh viện. Khi không thuyết phục được, bà trách tôi là phụ nữ mà chuyện sinh đẻ cũng không làm được, làm con trai bà khổ lây.
Ngắt điện thoại, tôi chỉ muốn khóc vì uất ức. Sao cùng là phụ nữ, bà cay nghiệt với chính con dâu mình như vậy?
Hí hửng mang tiền làm thêm về cho vợ mà cô ấy nói một câu khiến tôi 'ngẩn ngơ' cả người Vợ tôi là gái thành phố, chúng tôi lấy nhau được 2 năm và mới chia tay được 3 ngày. Chả hiểu tại sao ngày trước Mai lại đồng ý lấy 1 người chồng nhà quê như tôi. Để rồi bây giờ, thích thì cô ấy sẵn sàng ra đi vì giữa chúng tôi chưa có ràng buộc gì về con cái hay...