Giàn radar cực mạnh của hệ thống tên lửa THAAD sắp tới Hàn Quốc
Trung Quốc lo ngại rằng giàn radar cực mạnh của hệ thống tên lửa THAAD mà Mỹ đang triển khai tại Hàn Quốc có soi vào lãnh thổ, theo dõi các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa của Bắc Kinh.
Bấm vào đây để xem ảnh cỡ lớn
Yonhap ngày 8/3 đưa tin, một quan chức quân đội nước này tiết lộ rằng radar băng tần X, phần cốt lõi của Hệ thống phòng thủ tầm cao giao đoạn cuối (THAAD) của Mỹ đang được triển khai tại Hàn Quốc, sẽ được chuyển tới Hàn Quốc trong tháng này.
Trước đó, vào tối ngày 6/3, hai bệ phóng tên lửa và các thiết bị khác của THAAD đã tới căn cứ không quân Osan của Mỹ tại Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul khoảng 70km về phía nam.
“Hệ thống radar của THAAD sẽ được vận chuyển trong tháng này để tiến hành thử nghiệm hoạt động và sẽ được lắp đặt sớm nhất có thể”, quan chức giấu tên nói thêm.
Các thiết bị còn lại sẽ dần được chuyển đến trong những tháng tới và sẽ được chuyển từ căn cứ không quân Osan tới huyện Seongju ở đông nam Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul khoảng 300 km, nơi đặt hệ thống phòng thủ tên lửa.
Video đang HOT
Việc triển khai THAAD sẽ hoàn tất chỉ trong 1 hoặc 2 tháng và hệ thống có thể đi vào hoạt động sớm nhất là tháng 4 năm nay, một quan chức khác cho hay.
Nhân sự cần thiết để triển khai các bộ phận của THAAD tại Seongju và cho phép hệ thống chạy thử nghiệm dự kiến sẽ được điều động từ các đơn vị THAAD tại đảo Guam và Fort Bliss, bang Texas, quan chức trên nói thêm.
Một khẩu đội THAAD bao gồm 6 bệ phóng đặt trên xe tải, 48 tên lửa đánh chặn (mỗi bệ phóng có 8 tên lửa), một hệ thống kiểm soát hỏa lực và thông tin, và một radar AN/TPY-2. Radar AN/TPY-2, được ví như mắt thần, có khả năng phát hiện mục tiêu ở phạm vi khoảng 1.000 km.
THAAD được thiết kế để đánh chặn tên lửa tầm trung và tầm xa, như Scud và Rodong của Triều Tiên, có tầm xa tới 3.000km và độ cao từ 40-150km.
Căng thẳng Trung – Hàn leo thang vì THAAD
Việc triển khai diễn ra sau khi Bình Nhưỡng phóng 4 tên lửa đạn đạo đồng thời trong vụ thử nghiệm hôm 6/3. Hàn Quốc cho biết các tên lửa này đã bay xa khoảng 1.000km trước khi rơi xuống Hoa Đông, trong một động thái nhằm phản đối các cuộc tập trận quân sự đang diễn ra giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Seoul đã phân tích các tên lửa trên, xác định đó là tên lửa Scud-ER, phiên bản cải tiến của tên lửa tầm ngắn Scud, vốn thường có tầm xa từ 500-700km.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên do tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, Seoul và Washington đã đẩy nhanh tiến trình lắp đặt THAAD, một động thái khiến Bắc Kinh ngày càng sôi sục.
Seoul và Washington khẳng định hệ thống chỉ nhằm mục đích phòng vệ và không gây ra mối đe dạo nào đối với các quốc gia khác trong khu vực. Nhưng Trung Quốc đã phản đối hệ thống, cho rằng các radar loại mạnh của hệ thống có thể theo dõi các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa của Bắc Kinh.
Trung Quốc ngày 7/3 nói Bắc Kinh có thể tiến hành “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ mình khỏi việc triển khai THAAD và cảnh báo rằng Hàn Quốc và Mỹ có thể hứng chịu hậu quả.
Bắc Kinh gần đây đã gia tăng các biện pháp trả đũa chống lại các công ty và hàng hóa của Hàn Quốc. Seoul cho rằng các biện pháp này là vi phạm các quy định về thương mại và đang cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
An Bình
Theo Dantri
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ "đặt chân" tới Hàn Quốc
Thông báo của quân đội Mỹ ngày 6/3 cho biết những bộ phận đầu tiên trong Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ đã được chuyển tới Hàn Quốc, trong bối cảnh Triều Tiên phóng liên tiếp các tiên lửa vào sáng qua.
Hệ thống THAAD của Mỹ (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
CNN dẫn thông báo của quân đội Mỹ cho biết những bộ phận đầu tiên của hệ thống THAAD đã được chuyển tới căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc vào đêm ngày 6/3 theo giờ địa phương. Thông báo trên được đưa ra sau khi Triều Tiên tiến hành phóng thử 4 tên lửa đạn đạo xuống biển Nhật Bản.
"Những hành động khiêu khích liên tiếp từ phía Triều Tiên, bao gồm cả vụ phóng thử các tên lửa hôm 6/3, càng củng cố thêm sự thận trọng của liên minh (Mỹ - Hàn) trong quyết định triển khai THAAD đến Hàn Quốc", Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo đã nhất trí trong cuộc điện đàm tuần trước rằng THAAD nên được triển khai "càng sớm càng tốt".
Mỹ và Hàn Quốc đã công bố kế hoạch triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc từ giữa năm 2016 với mục tiêu đối phó với mối đe dọa từ chương trình tên lửa gây tranh cãi của Triều Tiên. Một phần vị trí đặt THAAD trùng với phần đất sân golf của Tập đoàn Lotte ở vùng Seongju, đông nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc, song phía Lotte mới đây đã chấp thuận đề nghị đổi đất cho Bộ Quốc phòng Hàn Quốc để làm địa điểm triển khai THAAD.
Việc Mỹ triển khai THAAD tới Hàn Quốc đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc và đặc biệt là Triều Tiên. Mặc dù Washington và Seoul khẳng định hệ thống này không đe dọa tới bất kỳ quốc gia nào nhưng Bình Nhưỡng vẫn coi THAAD là mối đe dọa, có thể đẩy bán đảo Triều Tiên "tới bờ vực của chiến tranh hạt nhân". Trong khi đó, Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về việc sóng radar của THAAD có thể sẽ xâm nhập vào lãnh thổ nước này, từ đó đe dọa đến an ninh của Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ và Hàn Quốc kiên quyết triển khai hệ thống tối tân này.
Thành Đạt
Theo Dantri
Hàn Quốc tố bị Trung Quốc trả đũa vì lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Quan chức Hàn Quốc nói việc nước này lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã bị Trung Quốc trả đũa gián tiếp. Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ. Ảnh: Reuters "Trung Quốc chính thức phủ nhận việc trả đũa, nhưng chúng tôi cảm thấy các hành động của họ có liên quan đến nhau và đây...