Gian nan ‘ông mối, bà mối’ thời @
Nghề “mai mối” đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu với khá nhiều website se duyên cho bạn trẻ, nhưng chưa có dịch vụ nào tạo được dấu ấn.
Tại sao một nghề có cầu lớn hơn cung này gặp vô vàn khó khăn và chưa thể phát triển được?
Ngàn lẻ một kiểu “ông mai bà mối” online
Website “khởi xướng” cho phong trào này là namtay.com, hình thành từ năm 2005, với mô hình hoạt động khá giống trang web mai mối nổi tiếng thế giới là Match.com, cho phép người dùng tự tìm những profile thích hợp với bản thân. Tiếp đó, một loạt các trang giúp “se tơ kết tóc” khác cũng ra đời như Noi.vn, Henantrua.vn. Hầu hết hướng tới các hoạt động offline cho những thành viên, giúp họ có thêm cơ hội tìm bạn đời.
Thế nhưng, không phải trang nào cũng thành công. Tính tới nay, có thể nói chỉ noi.vn là “gặt hái” được nhiều nhất với 64 cặp yêu nhau và kết hôn.
Vậy thì lý do nào khiến những “ông mối bà mối” thời @ lại hoạt động không hiệu quả?
Tâm lý “Ế mới cần đến mai mối”
Anh DũngLT, từng phụ trách trang Koala cho biết, thật sự nhu cầu của thành viên trang này rất lớn. Trên mạng thì vài ngàn thành viên là ít, nhưng để mai mối thành công cho vài ngàn người thì cực kỳ khó.
Cũng theo anh Dũng, nhiều người có tâm lý là “Ế thì mới phải cần đến mai mối”, một số người khi có bạn bè ngỏ ý giới thiệu thì lại tỏ ra tự ái: “Tôi thế này mà cần phải mai mối à? Đầy người thích tôi”!
Tương tự, trong một nhóm bạn độc thân, khi mời tham gia đăng ký tham gia tại Tìm người yêu nơi công sở của trang www.cauchuyentinhyeu.net, ai cũng tỏ ra “mình cao giá, không cần mai mối”. Thế nhưng, vài ngày sau, admin của chương trình lại thấy vài người trong nhóm bạn này gửi mail đăng ký.
Thiếu định hướng rõ ràng
Video đang HOT
Đa phần các dịch vụ mai mối online hiện mới chỉ dừng ở mức “giới thiệu” (connector) nam – nữ gặp nhau, chứ chưa thể coi là “mai mối” (match-maker).
Để được coi là mai mối, người mai mối phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của một hồ sơ và giới thiệu các hồ sơ phù hợp tương xứng (match cũng có nghĩa là phù hợp và kết hôn). Người mai mối hướng đến mục tiêu hôn nhân, còn người giới thiệu hướng đến mục tiêu “gặp nhau”.
Do đó không có gì khó hiểu khi có những dịch vụ “giới thiệu” thường không đem lại kết quả cuối cùng: kết hôn. Noi.vn là trang web được đầu tư nghiêm túc và hoạt động từ năm 2007 nhưng cũng không có quá 40 đám cưới được công khai.
Một điểm thiếu sót nữa là dường như các trang web mai mối không xác định mình sẽ phục vụ ai. Trong marketing, một sản phẩm dành cho tất cả mọi người thì tức là chẳng dành cho ai. Trong khi người dùng mong muốn sớm tìm được người yêu, tìm được vợ/chồng phù hợp thì người làm dịch vụ lại chỉ cần đông thành viên. Càng đông thì càng khó tìm hiểu, đáp ứng tốt nhu cầu người dùng.
Thiếu đầu tư hoặc “chủ xị” làm cho vui
Anh Dũng cho biết việc chính của anh không phải là phụ trách Koala. Ngoài Koala anh còn rất nhiều nhiệm vụ khác nữa nên không thể tập trung phát triển Koala được.
Trên mạng xã hội có trang: “Nhóm những người không hiểu tại sao chúng nó có bạn trai/gái” – dành cho những người độc thân, có đến hơn 11 ngàn thành viên. Tuy nhiên nhóm này gần như hoạt động không còn mạnh kể từ khi… người sáng lập tìm được người yêu và không sinh hoạt nữa.
Lời kết
Tuy nhu cầu rất lớn nhưng đây là một dịch vụ đặc thù và tế nhị. Mua một cái điện thoại hỏng thì có thể đổi, nhưng yêu một người không phù hợp thì khó đổi hơn nhiều.
Do đó, để thành công trong thị trường tiềm năng này, các “ông mối, bà mối @” cần phải nâng tầm phục vụ và định vị rõ ràng. Dù mang “vỏ” là Speed Dating, Hội nhóm hay mai mối… thì họ cũng cần tập trung vào nhu cầu thực nhất của người dùng: Tìm được một nửa phù hợp.
Nếu nội lực còn giới hạn, các dịch vụ này nên thu hẹp lại và phục vụ thật tốt thay vì chạy theo số lượng thành viên.
Minh Minh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gian nan mai mối thời @
Nghề "mai mối" đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu với khá nhiều website se duyên cho bạn trẻ, nhưng chưa có dịch vụ nào tạo được dấu ấn. Tại sao một nghề có cầu lớn hơn cung này gặp vô vàn khó khăn và chưa thể phát triển được?
Ngàn lẻ một kiểu "ông mai bà mối" online
Website "khởi xướng" cho phong trào này là namtay.com, hình thành từ năm 2005, với mô hình hoạt động khá giống trang web mai mối nổi tiếng thế giới là Match.com, cho phép người dùng tự tìm những profile thích hợp với bản thân. Tiếp đó, một loạt các trang giúp "se tơ kết tóc" khác cũng ra đời như Noi.vn, Henantrua.vn. Hầu hết hướng tới các hoạt động offline cho những thành viên, giúp họ có thêm cơ hội tìm bạn đời.
Thế nhưng, không phải trang nào cũng thành công. Tính tới nay, có thể nói chỉ noi.vn là "gặt hái" được nhiều nhất với 64 cặp yêu nhau và kết hôn.
Vậy thì lý do nào khiến những "ông mối bà mối" thời @ lại hoạt động không hiệu quả?
Tâm lý "Ế mới cần đến mai mối"
Anh Dũng LT, từng phụ trách trang Koala cho biết, thật sự nhu cầu của thành viên trang này rất lớn. Trên mạng thì vài ngàn thành viên là ít, nhưng để mai mối thành công cho vài ngàn người thì cực kỳ khó.
Cũng theo anh Dũng, nhiều người có tâm lý là "Ế thì mới phải cần đến mai mối", một số người khi có bạn bè ngỏ ý giới thiệu thì lại tỏ ra tự ái: "Tôi thế này mà cần phải mai mối à? Đầy người thích tôi"!
Tương tự, trong một nhóm bạn độc thân, khi mời tham gia đăng ký tại Tìm người yêu nơi công sở của trang Cauchuyentinhyeu, ai cũng tỏ ra "mình cao giá, không cần mai mối". Thế nhưng, vài ngày sau, admin của chương trình lại thấy vài người trong nhóm bạn này gửi mail đăng ký.
Thiếu định hướng rõ ràng
Đa phần các dịch vụ mai mối online hiện mới chỉ dừng ở mức "giới thiệu" (connector) nam - nữ gặp nhau, chứ chưa thể coi là "mai mối" (match-maker).
Để được coi là mai mối, người mai mối phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của một hồ sơ và giới thiệu các hồ sơ phù hợp tương xứng (match cũng có nghĩa là phù hợp và kết hôn). Người mai mối hướng đến mục tiêu hôn nhân, còn người giới thiệu hướng đến mục tiêu "gặp nhau".
Do đó không có gì khó hiểu khi có những dịch vụ "giới thiệu" thường không đem lại kết quả cuối cùng: kết hôn. Noi.vn là trang web được đầu tư nghiêm túc và hoạt động từ năm 2007 nhưng cũng không có quá 40 đám cưới được công khai.
Một điểm thiếu sót nữa là dường như các trang web mai mối không xác định mình sẽ phục vụ ai. Trong marketing, một sản phẩm dành cho tất cả mọi người thì tức là chẳng dành cho ai. Trong khi người dùng mong muốn sớm tìm được người yêu, tìm được vợ/chồng phù hợp thì người làm dịch vụ lại chỉ cần đông thành viên. Càng đông thì càng khó tìm hiểu, đáp ứng tốt nhu cầu người dùng.
Thiếu đầu tư hoặc "chủ xị" làm cho vui
Anh Dũng cho biết việc chính của anh không phải là phụ trách Koala. Ngoài Koala anh còn rất nhiều nhiệm vụ khác nữa nên không thể tập trung phát triển Koala được.
Trên mạng xã hội có trang: "Nhóm những người không hiểu tại sao chúng nó có bạn trai/gái" - dành cho những người độc thân, có đến hơn 11 ngàn thành viên. Tuy nhiên nhóm này gần như hoạt động không còn mạnh kể từ khi... người sáng lập tìm được người yêu và không sinh hoạt nữa.
Lời kết
Tuy nhu cầu rất lớn nhưng đây là một dịch vụ đặc thù và tế nhị. Mua một cái điện thoại hỏng thì có thể đổi, nhưng yêu một người không phù hợp thì khó đổi hơn nhiều.
Do đó, để thành công trong thị trường tiềm năng này, các "ông mối, bà mối @" cần phải nâng tầm phục vụ và định vị rõ ràng. Dù mang "vỏ" là Speed Dating, Hội nhóm hay mai mối... thì họ cũng cần tập trung vào nhu cầu thực nhất của người dùng: Tìm được một nửa phù hợp.
Nếu nội lực còn giới hạn, các dịch vụ này nên thu hẹp lại và phục vụ thật tốt thay vì chạy theo số lượng thành viên.
Theo Bưu Điện Việt Nam