Gian nan hòa nhập cộng đồng
Hơn 1 năm nay, anh Lưu Văn Tâm (42 tuổi) ở P.6, Q.4, TP.HCM vẫn không nản chí gõ cửa các cơ quan chức năng tìm lại quyền công dân cho mình. Năm 2002, do tổ chức và chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma túy nên anh Tâm bị TAND tối cao tại TP.HCM tuyên phạt 14 năm tù giam. Nhờ chấp hành tốt nội quy trại giam và thật thà hối cải, sau khi thụ án được gần 10 năm, anh Tâm được giảm án và ra tù trước thời hạn.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cảnh sát khu vực Công an P.6, Q.4, anh Tâm tiến hành làm các hồ sơ xin nhập khẩu trở lại để làm giấy tờ tùy thân đi làm, nhưng không được giải quyết vì căn nhà ở Bến Vân Đồn gia đình anh đăng ký hộ khẩu thường trú nay đã chuyển nhượng cho người khác. Mặc dù anh trai ruột và các con anh Tâm còn nguyên hộ khẩu tại đây và đều đồng ý ký bảo lãnh, nhưng do họ đang phải ở nhà thuê nên… bế tắc. Anh Tâm trở thành người “ba không”: không hộ khẩu, không CMND và không giấy phép lái xe.
Vì không có bằng lái nên mỗi lần đi đâu anh Tâm thường phải kêu xe ôm – Ảnh: Lê Công Sơn
Thương hoàn cảnh éo le của anh Tâm, cán bộ Công an P.6, Q.4 đã nhiều lần đến tận nhà động viên gia chủ mới bảo lãnh cho anh Tâm nhập khẩu, rồi cắt chuyển về hộ khẩu chính thức của gia đình anh nhưng không được. “Không có giấy tờ tùy thân, tôi cảm thấy bế tắc đủ đường. Xin việc làm không được. Đi đâu không ai dám cho ngủ nhờ, mượn xe máy thì mọi người đều lắc đầu vì đâu có bằng lái xe đâu để đi. Thế là cứ phải kêu xe ôm chở. Khổ nỗi, thất nghiệp thì làm gì có tiền nên đi đâu tôi cũng thường xuyên cuốc bộ hoài”, anh Tâm bộc bạch.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cao Văn Đen, Phó phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM, cho biết trường hợp của anh Tâm đã có hộ khẩu gốc, nếu thuyết phục mà chủ nhà mới vẫn không đồng ý bảo lãnh thì anh Tâm cần bổ túc đủ các hồ sơ sau: giấy khai sinh của anh ruột và các con anh đang có hộ khẩu để xác định huyết thống, tờ khai bảo lãnh của anh ruột làm chủ hộ, giấy chứng nhận chấp hành xong bản án phạt tù, hộ khẩu thường trú của anh ruột và các con anh Tâm (bản chính), không cần xác nhận hoặc công chứng… Khi đó, Công an quận 4 có đủ cơ sở làm thủ tục nhập khẩu cho anh Lưu Văn Tâm.
Theo TNO
Nhọc nhằn đời nữ phụ hồ
Vì mưu sinh, không ít phụ nữ đã chấp nhận đến những công trường thủ đô, làm những việc tưởng như chỉ dành cho cánh "sức dài vai rộng".
Video đang HOT
Gian nan, nhưng không ngại. Ảnh: T.L Nhọc nhằn đời nữ phụ hồ
Nơi ấy, nếu nam giới vất vả một, thì các chị còn vất vả gấp đôi. Đó là chưa kể những điều khó nói của họ và những nguy hiểm ngoài công việc...
Phụ hồ mà không... phụ
Đặt chân tới khu công trường ngổn ngang vật liệu xây dựng trên đường Nguyễn Trãi, chúng tôi không quá khó khăn để tìm gặp những nữ phụ hồ.
Bước ra từ đống gạch vữa bụi mờ mịt, chị Nguyễn Thị Hậu, kín mít trong bộ đồ công nhân chỉ hở có hai con mắt, đã quá chuyên với công việc, từ xúc cát, đánh vữa, đến đo đạc, thậm chí là kiêm luôn cả xây, trát. Khi được hỏi về nguyên cớ đến với công trường đầy cát bụi, chị chỉ cười: " Cũng có gì đâu, vì miếng cơm manh áo thôi. Với lại, nghề nó "bén" nên cũng chẳng biết thế nào".
Đồng cảnh với chị Hậu, chị Nguyễn Thị An - một phụ hồ đến từ tỉnh Hưng Yên - cũng "bén duyên" với nghề vôi vữa được 5 năm, hóm hỉnh cho biết: " Tôi đi chủ yếu là phụ giúp chồng, con cơm nước, chứ nghề này quá vất vả với phụ nữ. Nhưng lâu dần, thấy gắn bó với nghề và nay thì thành thợ chính lúc nào không hay".
Nói là thợ phụ, chăm bữa cho các thợ là chính, song những lúc thời gian thúc ép, chủ thầu thúc giục, chị sẵn sàng cầm bàn xoa, dao miết nhảy lên giàn và thao tác như một ông thợ thực thụ.
Xòe đôi bàn tay chai sạn, nham nhở những vết nứt vàng bủng vì vôi vữa, chị Nguyễn Thị Hương - một nữ phụ hồ gần đó - "khoe" với chúng tôi trong lúc giải lao: " Trông thế này thôi em ạ, chứ nó vẫn khỏe lắm (nó - bàn tay). Vẫn hai xô vữa đầy mà như bẫng đấy. Nói thật chứ, hai miệng ăn học ở nhà đều trông vào nó đấy".
Lấy làm lạ, tôi buột miệng " Thế anh đâu, mà để chị vất vả vậy". Như bị chạm nỗi đau, chị Hương nín lặng giây lát, rồi cất giọng buồn buồn: " Anh nhà chị bị ngã giàn giáo khi đang xây dựng cũng được 2 năm rồi. Giờ chỉ còn chị với 2 con nhỏ". Nghe đến đó, tôi thoáng trông, đôi mắt chị rớm lệ...
Công việc phụ hồ luôn đòi hỏi người lao động phải siêng năng, nhanh nhạy và có sức khỏe. Theo chị Hương, có những lúc thiếu người, trong khi các thợ thì trên cao, mà dưới đất chỉ còn chị - phụ vữa và người đứng máy trộn, người trực dây kéo, thế là chị lại không ngại ngần mà đảm một lúc hai việc, vừa tiếp gạch, vừa xách vữa. Được một lúc thì chân tay rã rời, nhưng vì neo người lên chị đành cố chịu.
Trên thực tế, hầu hết các công trường xây dựng đều có sự góp mặt của giới nữ. Tuy công việc của mỗi người có khác nhau, nhưng lại đòi hỏi yêu cầu khá cao và không ai dám bảo đó là những công việc... phụ.
Làm công việc vốn của đàn ông. ảnh: T.L
Những tai nạn được báo trước
Đang chạy đồ cho đám giàn giáo, bỗng đánh "phịch" - một chiếc xô rỗng được thả xuống trước mặt chị Hậu, tay thợ gọi với xin xô vữa, chị lại hì hục xúc, rồi phăm phăm xách chiếc xô về phía ròng rọc để chuyển lên.
Trời không oi ả, nhưng trên khuôn mặt chị cứ đỏ ửng và dầm dề mồ hôi. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hễ có việc, chị lại sẵn sàng lên đường, bất biết công trình gần, xa. Có lúc quá sức, người đàn bà lực điền chỉ đứng phe phẩy chiếc nón lấy hơi, chứ chẳng dám ngồi cà kê...
Nhưng nếu chỉ mệt thôi, thì với chị còn bình thường quá, bởi có quá nhiều tai nạn rình rập và thiếu chút nữa, chị có thể trở thành nạn nhân. "Nghề này tai nạn thường gặp nhất là đồ rơi xuống đầu, hoặc không thì giẫm phải đinh, sắt vụn. Tôi cũng từng bị một lần, giờ "tởn" lắm" - chị Hậu ngán ngẩm.
Còn chị Lê Thanh Hoa - đến từ huyện Phú Xuyên - kể cho chúng tôi những nỗi khó riêng trên công trường. Theo chị Hoa, có lần, ở nhóm xây của chị xảy ra tai nạn, một nữ phụ hồ khi đội cát đưa cho thợ, đang đội lên cao thì bất ngờ đuối sức, cả thúng cát lật ụp vào đầu khiến chị bị trật xương cổ, phải nằm viện điều trị mấy tháng trời, may là giữ được mạng...
Mới đây, một nữ phụ hồ khác theo nhóm chị Hoa cũng phải nằm điều trị tại bệnh viện mắt do đá bắn vào mắt khi đứng gần máy trộn bêtông, gia cảnh chị lại khó khăn, nên ai cũng thương cảm.
Bữa cơm đạm bạc dễ gặp của các nữ phụ hồ.
Khó nối khó, bởi theo chị còn nhiều đe dọa khác trong sinh hoạt, cũng không kém phần nguy hiểm. Với những nữ lao động khi bước chân vào nghề phụ hồ, là đã tự xác định một cuộc sống "tối đâu là nhà, ngã đâu là giường" nơi công trường, hay một xóm trọ.
Với người đàn ông, việc sinh hoạt vốn đã phần nào bất tiện, thì với các chị, điều đó còn khó đủ đường, khi mà từ nơi vệ sinh, chốn ngủ ranh giới cũng không mấy tách biệt với đàn ông, nên luôn phải đề cao cảnh giác mọi thời điểm. Đó là chưa kể, chỗ ngủ đêm chỉ tạm bợ là một chiếc lán nhỏ, quây bạt nylon xung quanh, các chị vẫn thỉnh thoảng bị các đối tượng đi đêm "thăm hỏi".
Nhận số tiền thù lao chỉ bằng 2/3 của các thợ xây chính, cộng với dăm ba trăm nghìn đồng hằng tháng gọi là bếp núc, vị chi mỗi tháng nhận được hơn 2 triệu đồng thù lao, so với công việc và độ nguy hiểm như vậy là quá... bèo bọt, song các chị vẫn không ta thán, bởi đơn giản vì họ không có sự lựa chọn nào khác, và trên cả, đó là khát khao lao động một cách chân chính đã thôi thúc họ vượt lên tất cả...
Theo soha
Nghệ An: Thương lắm những học sinh vượt sông đến trường Trong hành trình đi tìm con chữ các em học sinh vùng cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) gặp phải muôn vàn khó khăn. Các em học sinh vượt sông về nhà vào mỗi chiều thứ 6 Có dịp đến với Mỹ Lý, một trong những xã biên giới xa xôi nhất huyện, chứng kiến sự gian nan của các em trên con...