Gian nan giữ lòng sông mùa nước cạn
Trong khi hoạt động giao thông đường thủy đang gặp nhiều khó khăn bởi mực nước trên các tuyến sông của Thủ đô hiện ở mức thấp, một số đối tượng đã lợi dụng yếu tố này để đẩy mạnh khai thác cát trái phép.
CSGT đường thủy kiểm tra xuồng trước khi đi tuần tra
Những mối lo thường trực
Men theo lối đi nhỏ chạy thẳng xuống sông Hồng, Trung tá Nguyễn Văn Tuấn-Đội phó Đội CSGT đường thủy số 2, Phòng CSGT đường thủy CATP Hà Nội, dẫn chúng tôi tới bãi tập kết phương tiện của đơn vị. Vừa gỡ dây néo thuyền, Trung tá Tuấn nói vui: “Chỗ chúng ta đang đứng vài tháng trước là đáy sông đấy. Vậy mà nay nước cạn trơ ra toàn cát sỏi”. Dòng sông Hồng mênh mông mùa nước nổi là vậy nhưng giờ đã bị thu hẹp lại, chỉ còn dải nước nhỏ đủ cho những tàu thuyền có trọng tải nhẹ.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương – Phó Trưởng phòng CSGT đường thủy cho biết: “Không giống như giao thông đường bộ, hoạt động giao thông thủy luôn chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Chính vì vậy, thời gian, quy trình tuần tra kiểm soát của CBCS CSGT đường thủy cũng khác biệt”. Nếu như mùa mưa bão, CSGT đường thủy phải lo ngay ngáy những sự cố đắm tàu, chìm thuyền thì đến mùa nước cạn, tuy số lượng phương tiện đi lại có giảm, song nguy hiểm vẫn luôn thường trực. “Những lái tàu chưa quen thuộc thủy văn, con nước rất dễ mắc cạn. Còn neo đậu không đúng quy cách sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy, gây ùn tắc giao thông đường thủy” – Trung tá Tuấn cho biết. Để tàu thuyền đi lại an toàn trong mùa cạn, CSGT đường thủy đã phải tăng cường tuần tra, hướng dẫn. Những khu vực dễ mắc cạn cũng được đơn vị cảnh báo cho lái tàu thuyền biết để tránh. Chỉ cần một chút lơ đễnh, cả khối lượng hàng trăm tấn của tàu hàng có thể phải nằm phơi nắng dưới sông, chờ cho khi nào mực nước dâng cao mới thoát được.
Nếu như nước cạn gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tất cả tàu thuyền thì đó lại là cơ hội cho những đối tượng khai thác cát trái phép. Trái với mùa nước nổi, chủ tàu thuyền phải nối vòi rồng cho dài, lần tìm những điểm có nhiều cát mới có thể trục lợi thì nay, ở bất cứ đoạn sông nào, chúng cũng dễ dàng cắm vòi xuống hút cát trái phép. Chưa hết, “ sa tặc” thường lợi dụng đêm tối, những yếu tố thời tiết có lợi cho chúng như mưa bão, sương mù để hoạt động, gây rất nhiều khó khăn cho CSGT đường thủy trong việc phát hiện, bắt giữ. Nhiều chủ tàu thuyền còn cắt cử đội ngũ “chim lợn” cảnh giới, khi phát hiện CSGT đi tuần sẽ thông báo cho nhau biết để bỏ trốn.
Video đang HOT
Hiệu quả từ sự chủ động
Khó khăn là vậy nhưng Ban chỉ huy Phòng CSGT đường thủy luôn vững vàng, quyết tâm phải vượt qua trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc CATP, hướng dẫn nghiệp vụ của Cục CSGT đường thủy, Phòng CSGT đường thủy còn phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh… trong công tác đảm bảo trật tự ATGT và đặc biệt là phòng chống tội phạm, khai thác cát trái phép. Về phía các đội nghiệp vụ thuộc đơn vị, khả năng phối hợp, công tác trao đổi thông tin ngày càng được trú trọng, siết chặt, qua đó dù số CBCS hiện còn ít nhưng vẫn bao quát được tất cả các tuyến sông. Sự phối hợp hiệp đồng giữa các đội quản lý địa bàn trên từng tuyến đã tạo ra thế trận đảm bảo ATGT, ANTT liên hoàn, vững chắc.
Trên mặt trận đấu tranh phòng chống “sa tặc”, Phòng CSGT đường thủy còn kết hợp chặt chẽ với lực lượng Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường tuần tra quản lý địa bàn. Nhiều đối tượng lợi dụng sương mù hoặc khu vực quãng sông vắng người qua lại khai thác cát trái phép đã bị CSGT đường thủy bắt quả tang. Có những chủ thuyền còn di chuyển từ tỉnh ngoài đến khai thác cát trái phép như đối tượng Hoàng Dân Anh (SN 1965), ở Việt Yên, Bắc Giang. Ngày 1-12, trong khi sương mù giăng kín mặt sông, Hoàng Dân Anh lặng lẽ cho thuyền táp vào bãi lau giữa sông Đuống rồi thả vòi hút cát. Với 7 đầu máy nổ, chỉ chưa đầy 1 giờ, chiếc thuyền có trọng tải 96 tấn đã đầy ắp cát trên khoang. Chưa kịp nhổ neo bỏ chạy, Hoàng Dân Anh và toàn bộ tang vật đã bị CSGT đường thủy, CAH Gia Lâm bắt giữ.
Trong khi vụ khai thác cát trái phép trên đang được lập hồ sơ xử lý thì đến 15h ngày 2-12, tại km 17 500 thuộc sông Đuống đoạn qua xã Phù Đổng, Gia Lâm, CSGT đường thủy tiếp tục phát hiện chiếc tàu có trọng tải “khủng” 110 tấn do Nguyễn Văn Chung (SN 1972), ở Từ Sơn, Bắc Ninh cũng cắm vòi xuống sông hút cát trái phép. Toàn bộ tang vật sau đó đã được bàn giao cho CAH Gia Lâm để xử lý.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương cho hay, hiện phương tiện để phục vụ công tác tuần tra của CBCS đã được cấp khá đầy đủ, song nhiên liệu lại bị hạn chế. Nếu cứ theo quy trình tuần tra liên tục, số xăng, dầu trên sẽ không đủ, điều này phần nào làm giảm khả năng cơ động của các tổ công tác. Chưa hết, dù Phòng CSGT đường thủy đã nhiều lần kiến nghị song đến nay, vẫn chưa có một bến bãi tạm giữ phương tiện nào đúng quy chuẩn được xây dựng. Thậm chí, ngay cả tàu, xuồng của đơn vị cũng phải mang đi gửi ở bên ngoài vì mực
Theo ANTD
Thu phí Bảo trì Đường bộ không nghe ý kiến dân?
Liên quan tới việc đầu năm 2013 bắt đầu thu phí Bảo trì Đường bộ qua đầu phương tiện (gây thiếu công bằng), chiều 26-11, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết nhiều nước cũng thu thế.
Hơn nữa, trước đây khi còn đang dự thảo, ý kiến hầu hết bộ ngành, đặc biệt Bộ Tài chính chọn thu qua "đầu" phương tiện.
Theo Thứ trưởng Đông, trước đây Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án (thu qua đầu phương tiện và nhiên liệu) để lấy ý kiến rộng rãi.
"Nếu thu qua nhiên liệu thì phí chồng phí, các bộ không ủng hộ, nhất là Bộ Tài chính. Trong khi đó, có nhiều phương tiện chạy xăng, dầu không hoạt động trên đường bộ. Ví dụ tàu tuyền đánh bắt cá chạy đường thủy, hàng hải; tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp; khai mỏ...
Trên thế giới, nhiều nước cũng thu qua đầu phương tiện. Nếu thu qua nhiên liệu sẽ không công bằng giữa các ngành", ông Đông nói.
Thứ trưởng Đông cũng dẫn Lào đã thu phí Bảo trì Đường bộ qua phương tiện được 10 năm, Việt Nam dự kiến thu từ năm 2002, nhưng mãi sau này mới thông qua được Nghị định.
Cho đến nay, loại phí này cũng đã được lùi thu 6 tháng (đến tháng 1-2013 mới có hiệu lực).
Hồi tháng 2-2011, khi được hỏi ý kiến, nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng từng nói: "Thu phí lập Bảo trì Đường bộ qua phương án nào cũng có mặt trái, mặt phải của nó. Chẳng có phương án nào hoàn thiện cả. Vấn đề là chọn hình thức phù hợp nhất để làm".
Tối 26-11, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng (người ủng hộ phương án thu qua nhiên liệu từ khi đang là dự thảo lấy ý kiến), nói: "Tôi vẫn bảo lưu ý kiến, nếu thu gián tiếp qua xăng dầu sẽ đảm bảo công bằng, không thất thu. Tôi được biết, Bộ GTVT trước đó lấy ý kiến có ủng hộ quan điểm thu phí Bảo trì Đường bộ qua xăng dầu, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý".
Nhưng cơ quan chức năng cho rằng thu qua nhiên liệu sẽ khó do có nhiều phương tiện không chạy trên đường bộ? "Dù khó cũng phải làm, đừng đẩy khó cho dân.
Hiện, máy bay, đường sắt, đường biển đã có trạm cung cấp nhiên liệu riêng; chỉ còn một chút phương tiện sản xuất nông nghiệp không đáng kể, vẫn có thể giải quyết được. Nhà nước phải xử lý cái khó, có lợi cho dân chứ". Ông Hùng nói.
Dự kiến, tổng số phí Bảo trì Đường bộ thu được khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Được biết để tránh phí chồng phí trên đường bộ, Bộ GTVT đã bỏ nhiều trạm thu phí đường bộ của nhà nước.
Theo TPO
Đình chỉ hoạt động tàu cánh ngầm Vina Express bỏ chuyến Chiều ngày 1.11, Cảng vụ Đường thủy nội địa tỉnh BR-VT (đơn vị quản lý việc xuất- nhập bến tại cảng Cầu Đá, TP.Vũng Tàu) đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với tàu cánh ngầm Vina Express 01 của Công ty CP tàu cao tốc Vina để làm rõ việc tàu này bỏ chuyến buổi sáng cùng ngày. Tàu...