Gian nan đường đến trường của nữ sinh đỗ ĐH Luật
Đỗ vào ĐH Luật Hà Nội với số điểm khá cao (24 điểm), thế nhưng niềm vui ấy với Lê Thị Hòa (ở thôn 5, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) còn đang chông chênh khi em phải đối mặt với nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
Lê Thị Hòa sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất éo le. Cách đây 5 năm, bố em đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo, khi đó Hòa chỉ mới học 7, còn đứa em út mới tròn 1 tuổi. Gánh nặng oằn lên đôi vai người mẹ. Một mình mẹ em tảo tần làm 3 sào ruộng rồi làm thuê làm mướn nuôi 3 chị em Hòa khôn lớn.
Bên cạnh niềm vui nhận được giấy báo nhập học là nỗi buồn của Hòa cùng những người trong gia đình khi hoàn cảnh gia đình em quá khó khăn.
Cũng vì một thân một mình nuôi các con cùng với gánh nặng món nợ từ những ngày chồng bị bệnh nên trong căn nhà nhỏ hẹp của bốn mẹ con không có một vật dụng gì đáng giá, chỉ có chiếc xe đạp là vật duy nhất có giá trị. Thương mẹ, chị em Hòa luôn h ọc hành chăm ngoan và đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Biết gia đình khó khăn nhưng ước mơ được học đại học vẫn luôn khát khao trong lòng cô học trò sớm phải lo toan này, Hòa đã quyết định đăng ký thi vào trường Đại học Luật Hà Nội.
Mặc dù, vừa phải giúp đỡ mẹ việc đồng áng vừa ôn thi đại học nhưng kỳ thi đại học vừa qua, Hòa đã đạt số điểm khá cao, 24 điểm. Còn nhớ, ngày em đi thi, anh em chú bác, xóm giềng, ai cũng thương nên đến hỗ trợ mỗi người một ít tiền để em làm lộ phí đi thi. Hôm xem kết quả trên mạng, biết ước mơ đậu đại học của mình đã thành hiện thực, nhưng em đã ôm mẹ và khóc bởi em biết rằng rồi đây cái ước mơ ấy sẽ khó trọn vẹn khi gia cảnh quá khó khăn. Hiểu rằng mình không thể tiếp tục là gánh nặng trên đôi vai tảo tần của mẹ đã quá nhiều vất vả, nên em đã quyết định gác lại giấc mơ giảng đường.
Hòa chia sẻ: “Em luôn nghĩ chỉ có con đường học mới thoát nghèo rồi em quyết tâm thi bằng được đại học để thay đổi cuộc đời mình nhưng cho đến bây giờ, khi đối mặt với nó, em lại chùn bước bởi em hiểu chỉ mình mẹ không thể nuôi em đi học giữa chốn thành đô được, rồi còn hai đứa em em nữa…”.
Chị Lê Thị Bình, mẹ của Hòa nghẹn ngào: “Tôi cũng rất lo lắng, không biết khi cháu ra nhập trường thì lấy tiền đâu ra cho con. Nghĩ mà thương lắm, nhưng cũng chẳng biết làm cách nào, chỉ biết trước mắt cứ động viên con vào đại học đi, nhưng cháu bảo nếu vào đại học, nhà mình không đào đâu ra tiền cho con ăn học đâu mẹ ạ”.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Chinh, hàng xóm nhà chị Bình tâm sự: “Khi nghe thông tin cháu Hòa đậu vào ĐH Luật Hà Nội, nhưng cháu có ý định bỏ học vì gia cảnh, nên tôi đến động viên cháu nên đi học, nhưng cháu bảo cháu đi học thì mẹ cháu lấy tiền đâu để nuôi cháu 4 năm đại học. Rồi còn các em cháu nữa chứ, cháu không thể ích kỷ cho riêng mình mà để mẹ khổ, để các em thiệt thòi. Đúng là gia đình nhà cháu Hòa khó khăn thật, nhưng bù lại mấy chị em chúng nó học giỏi lắm, nếu để cháu bỏ đại học vì hoàn cảnh thì thật đáng thương. Anh em, bà con chòm xóm có giúp cháu thì cũng chỉ là tinh thần và mỗi người vài chục, vài trăm ngàn mà thôi. Nó nói cũng đúng, nếu nó đi học thì mẹ nó cũng không biết làm gì để nuôi nó”.
Tranh thủ những thời gian nghỉ, Hòa lại giúp mẹ những công việc trong gia đình.
Ông Cao Văn Bình, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Lộc cho biết: “Chúng tôi sẽ bàn với Hội Khuyến học huyện, các cơ quan, ban ngành của huyện động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em ấy được đi học. Hiện nay, chính sách của Nhà nước là không để bất cứ một sinh viên đại học nào phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Do đó, hàng năm Chính phủ tạo điều kiện cho mỗi sinh viên nghèo được vay vốn học tập với mức 9 triệu đồng/năm, để các em đủ điều kiện theo học”.
Ngày cầm tờ giấy báo nhập học trên tay, cô nữ sinh rưng rưng nước mắt, biết rằng đó là ước mơ của bao nhiêu người khác, biết rằng “chỉ có học mới thoát khỏi cảnh nghèo” nhưng rồi em đành gác lại giấc mơ giảng đường đại học, vì sau em còn hai đứa em đang đi học và cũng là để đôi vai mẹ bớt gánh nặng.
Có lẽ ước mơ của em phải tạm gác lại nếu không có sự động viên của hàng xóm, láng giềng, anh em họ hàng và quan trọng hơn hết là người mẹ của em. Nuốt nước mắt vào trong, Hòa lên đường nhập học mà tâm trạng em lẫn lộn nỗi buồn vui, vui vì em có thể thực hiện được ước mơ bấy lâu của mình, buồn vì không biết những tháng ngày trước mắt em sẽ lấy đâu ra tiền để theo học.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Dân trí, Hòa cho biết: “Em đã xin vào ở ký túc xá, em cũng bắt đầu làm quen được với giảng đường đại học. Nhưng em thương mẹ ở quê lắm, mẹ đã vất vả vì chúng em nhiều rồi. Em cũng chưa biết thời gian tới sẽ như thế nào, nhưng trước mắt em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng mẹ và mọi người”.
Nguyễn Thùy – Duy Tuyên
Theo dân trí
Bố mất, mẹ tâm thần, con không nhập học
Bố mù cả hai mắt mới qua đời, mẹ mắc bệnh tâm thần, nên nhận giấy báo nhập học của Học viện Giáo Dục (Hà Nội), Đinh Văn Nhân (Thanh Chương, Nghệ An) đành cất vào chiếc tủ cũ kĩ làm kỷ niệm.
Trong ngôi nhà cũ nát, Đinh Văn Nhân (SN 1994, trú xóm 6, xã Đồng Văn (thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An), rầu rầu tâm sự, em sinh ra, lớn lên trong gia đình khốn khó. Bố mẹ Nhân sinh được bốn anh chị em (Nhân là thứ ba). Bố Nhân, ông Đinh Văn Hùng, từng bị mù cả hai mắt, mới qua đời.
Thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, chính quyền cùng bà con địa phương giúp đỡ dựng lên ngôi nhà nhỏ hai gian, theo thời gian nay đã mục nát. Theo quan sát của chúng tôi, trong ngôi nhà ấy không có vật gì trị giá hơn năm mươi nghìn đồng.
Đinh Văn Nhân (giữa) cùng mẹ và em trai
Suốt quãng thời gian theo học phổ thông, Đinh Văn Nhân phải chịu nhiều vất vả. Một buổi đi học, buổi còn lại, Nhân phải đi nhặt ve chai khắp nơi bán cho các bà đồng nát. Ngày nào kiếm nhiều thì được khoảng 15 nghìn đồng.
Một phần tiền Nhân để mua sách vở và trang trải học hành, phần còn lại mua gạo nuôi gia đình. Có thời gian, Nhân phải đi chăn bò thuê cho hàng xóm để kiếm cơm ăn.
Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng, anh, chị, em Nhân đều cố gắng học hết phổ thông. Anh cả đã vào miền Nam làm thuê, nhưng vì bị đục thủy tinh thể từ nhỏ, mắt kém, nên không ai nhận. Chị gái Nhân học xong cũng đã vào Tây nguyên làm thuê. Cách đây mấy hôm, Nhân nhận tin chị bị máy cắt đứt hai ngón tay khi đang làm việc. Nỗi đau như lại dày thêm trong ngôi nhà của những con người nghèo khổ...
Mấy hôm nay, nhận giấy báo điểm thi và giấy báo nhập học vào Học viện Quản lý Giáo Dục, Nhân chưa kịp vui đã tràn ngập nỗi buồn, bởi biết lấy đâu tiền mà theo học suốt bốn năm trên Hà Nội.
Hơn nữa, nếu Nhân đi học, mẹ ở quê đang mang bệnh tâm thần. Một mình em trai út gầy gò, ốm yếu quanh năm, đang theo học lớp tám, không thể cáng đáng công việc gi đình.
Đến đây, Nhân lấy giấy báo nhập học đưa cho mọi người xem, rồi em buồn rầu nói "cất đó làm kỷ niệm".
Nhân cho biết, ước mơ lớn nhất của em là sau này được làm thầy giáo dạy học, nhưng giấc mơ ấy đến giờ này với em... vẫn chỉ là giấc mơ.
Chia tay, Nhân lên chiếc xe đạp đã cũ nát, lao mình trong mưa, tiếp tục đi nhặt ve chai bán kiếm tiền nuôi mẹ và em.
Cô Trần Thị Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm của em Nhân cho biết, gia đình Nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân rất ngoan và cố gắng học tập, hầu như năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến.
Trong quá trình đi học, Nhân được thầy cô, bạn bè, nhà trường giúp đỡ rất nhiều. Biết hoàn cảnh của em như thế nên những buổi học thêm ngoài giờ, các thầy cô giáo không thu tiền của em.
Không những thế, ba năm học cấp ba ở Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (Thanh Chương), nhà trường còn miễn học phí cho em.
Theo tiền phong
Nữ sinh nghèo đậu hai trường đại học Không cha, nhà thuộc diện đặc biệt nghèo, mẹ hay đau bệnh... Trần Đoàn Thảo Nguyên (thôn Quan Châu, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng), đậu 2 trường ĐH với số điểm cao, nhưng ước mơ giảng đường vẫn đầy chông chênh phía trước. Nhà của Nguyên ở cuối thôn Quan Châu là bốn bức vách, lợp mái tôn, bên trong có...