Gian nan đưa giống sầu riêng ruột đỏ Sapa về Việt Nam của người nông dân Bến Tre
Hiện nay, trên thị trường mỗi cây giống sầu riêng ruột đỏ Sapa có giá từ 1,5 – 2 triệu đồng/cây.,
Tuy nhiên, để ươm ghép thành công giống sầu riêng đặc biệt này là hành trình đầy gian nan của người nông dân ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) khi sang tận Malaysia lấy giống.
Sầu riêng ruột đỏ đang được người tiêu dùng Việt Nam săn lùng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Là nghệ nhân có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc lai tạo, ươm ghép các giống cây ăn trái chất lượng cao. Ông Nguyễn Trí Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Cây giống Tấn Tài (tại ấp Lân Tây, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) chia sẻ: Giống sầu riêng ruột đỏ có nhiều loại khác nhau, nhưng sầu riêng ruột đỏ có tên Sapa ở Malaysia được xem là giống sầu riêng đặc biệt nhất, nó không chỉ thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, mà theo các nhà khoa học, loại sầu riêng này còn chứa một hoạt chất ức chế bệnh ung thư. Chính vì đặc biệt như vậy, nên hiện nay nhu cầu cung cấp cây giống sầu riêng ruột đỏ Sapa ở Việt Nam là rất lớn.
Ông Tâm cho biết thêm: Giống Sapa trái có vỏ xanh, khi chín không bị nứt, cơm có màu đỏ sậm bắt mắt, độc lạ, cho kinh tế cao, mỗi trái có trọng lượng từ 2 – 3kg. Còn một số nơi ở Việt Nam có bán cây giống sầu riêng ruột đỏ, nhưng đó là giống sầu riêng rừng tự nhiên cho trái nhỏ tầm 1kg trở lại, khi chín thường bị nứt.
Tuy nhiên, hành trình mang được giống sầu riêng ruột đỏ Sapa về ươm ghép thành công là cả quá trình gian nan của người nông dân Bến Tre.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trí Tâm bên cây giống tiền triệu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông Tâm cho biết: Tôi đã nhiều lần sang Malaysia để nghiên cứu thực tế cách trồng, cách chăm sóc giống sầu riêng Musang King để đưa về Việt Nam nhân giống. Cũng trong những lần này tôi có nghe nói về một giống sầu riêng ruột đỏ có tên là Sapa, vì vậy tôi đã lặn lội tìm về vùng đất cách thủ đô Kuala Lumpur 5 giờ đi xe cáo tốc mới có giống sầu riêng này.
“Việc cắt cành giống phải chọn lựa những mầm khỏe mạnh nhất, không để người khác cắt được, vì nhiều khi họ cắt không theo như ý của mình. Sau khi cắt phôi giống xong đóng gói, bảo quản vào thùng xốp và tức tốc phải ra sân bay, bay về Việt Nam một cách nhanh nhất có thể”, ông Tâm chia sẻ.
Cũng theo ông Tâm, từ khi cắt phôi giống đến khi ghép vào cây chủ thời gian chỉ có trong vòng 20 tiếng và tỷ lệ thành công đạt 80%, nếu quá khung thời gian đó thì tất cả phôi giống coi như vứt đi.
Trong vòng 1 năm qua, Công ty TNHH Cây giống Tấn Tài của ông Tâm đã ươm ghép thành công và bán ra thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang một số nước khác hơn 500 cây giống sầu riêng ruột đỏ cho doanh thu hơn 700 triệu đồng.
Giống sầu riêng ruột đỏ của Công ty TNHH Cây giống Tấn tài sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu cho người nông dân. Ảnh: Huy Chương
Bên cạnh cây sầu riêng ruột đỏ, hiện nay cơ sở cây giống Tấn Tài còn sản xuất nhiều loại cây giống đặc sản có giá trị kinh tế cao như giống sầu riêng Musang King; vú sữa Hoàng Kim, mít Thái ruột đỏ; nho thân gỗ; bơ không hạt… Mỗi năm doanh thu từ cây giống mang lại cho gia đình anh Nguyễn Trí Tâm gần 2 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn: “Anh Tâm là mẫu người sáng tạo, luôn tìm tòi những loại giống mới để người trồng có được thu nhập cao; không rơi vào tình trạng trúng mùa, mất giá hay thất mùa trúng giá. Ngoài ra anh Tâm rất nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực cây giống, rất có trách nhiệm với khách hàng đến giao dịch nên người mua rất an tâm”.
Theo Kinhtedothi
Làm rượu vang từ thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột đỏ là trái cây đặc sản được trồng nhiều trên đất Đồng Nai. Nhưng thường chỉ một phần trái ngon là hàng tuyển xuất khẩu đi Trung Quốc mới bán được giá tốt nên vẫn rơi vào cảnh được mùa mất giá.
Bà Lê Kim Luôn giới thiệu sản phẩm vang thanh long ruột đỏ Anna
Cơ sở vang thanh long Anna (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất) ra đời cũng từ mong muốn đầu ra cho trái đặc sản quê nhà bớt "long đong".
* Từ công thức của mẹ
Bà Lê Kim Luôn, chủ Cơ sở vang thanh long Anna kể: "Xưa nay mẹ tôi hay ủ các loại trái cây để làm nước lên men cho cả nhà dùng vì tốt cho sức khỏe. Quê tôi ở huyện Thống Nhất, là vùng trồng khá nhiều thanh long ruột đỏ, những mùa thu hoạch rộ, giá thanh long rất rẻ nên tôi nghĩ đến việc ủ thanh long làm món thức uống độc, lạ cho các quán gà tiềm do tôi đầu tư tại TP.Biên Hòa".
Vang thanh long ruột đỏ được bà Luôn làm theo cách thủ công truyền thống, trộn thanh long với đường để thịt trái lên men hoàn toàn tự nhiên, giữ nguyên vị, nguyên chất của loại trái cây giàu chất dinh dưỡng này. Theo bà Luôn: "Việc ủ ra loại rượu này cũng rất kỳ công. Để ra được loại vang đúng vị, đúng chất, người làm phải kiểm soát rất kỹ từ khâu chọn nguyên liệu. Mỗi đợt trái có vị chua, vị ngọt không đồng nhất nên cần sự chú ý chăm chút từng chi tiết nhỏ trong quá trình làm. Chúng tôi ủ thanh long lên men trong những lu sành lớn và thường cần 6 tháng mới ra được mẻ rượu vang ngon".
Bà Luôn mất cả năm thử nghiệm các mẻ rượu, đưa ra mời khách hàng nếm thử mới có được công thức chuẩn ủ rượu vang được nhiều người khen ngợi về hương vị và chất lượng như hiện nay. Học kinh nghiệm từ cách ủ rượu trái cây truyền thống từ mẹ nhưng người khuyến khích bà Luôn kiên trì đầu tư làm dòng sản phẩm này lại là bố của bà. Bà Luôn chia sẻ: "Thấy bà con nông dân vất vả mới trồng được trái thanh long nhưng rộ mùa thu hoạch, nông dân đổ đống thanh long ra vệ đường bán với giá rẻ bèo, bố tôi xót lắm nên luôn động viên tôi đầu tư sản xuất để tiêu thụ trái thanh long cho bà con. Đi đâu thấy thanh long của nông dân đổ đống vì khó tiêu thụ là bố tôi lại mua về hoặc cho địa chỉ nhà để họ chở đến rồi dặn tôi mua".
* Đặc sản hút du khách
Năm 2018, vang thanh long ruột đỏ Anna mới chính thức có mặt trên thị trường. Trước khi bán ra, bà Luôn cho sản phẩm đi kiểm tra về thành phần dinh dưỡng, được chứng nhận về chất lượng an toàn thực phẩm... Không chỉ chăm chút về chất lượng sản phẩm, bà Luôn còn đầu tư về khâu bao bì sản phẩm. Với mục tiêu làm ra dòng đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch từ mọi miền đất nước chứ không chỉ bán cho người tiêu dùng trong tỉnh, bà Luôn đặt làm bình gốm hình trái thanh long để đựng loại vang trái cây độc, lạ này.
Nhờ đó, vang thanh long Anna hiện được bày bán ở nhiều khu du lịch, trạm dừng chân và các đại lý trong và ngoài tỉnh như: Khu du lịch Suối Mơ (huyện Tân Phú), Trạm dừng chân "Thế giới ca cao" của Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán), đại lý tại TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Bình Thuận...
Được khách hàng chào đón, Cơ sở vang thanh long Anna hiện đầu tư 2 xưởng sản xuất tại xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất) và phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa), tạo việc làm cho hơn 20 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Theo bà Luôn, sản phẩm đã góp mặt tại rất nhiều chương trình hội chợ, xúc tiến du lịch, thương mại của Đồng Nai cũng như tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Hiện Cơ sở vang thanh long Anna đang có kế hoạch mở rộng đầu tư về quy mô sản xuất để đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho các đối tác và mở rộng kênh tiêu thụ vào các cửa hàng tiện lợi, siêu thị.
Theo Báo Đồng Nai
Tháng 9 nên đi du lịch ở đâu? Đến miền Bắc để chạm vào mùa thu! Tháng 9 ở miền Bắc trời đã vào giữa thu, không gian trở nên lắng đọng cùng thời tiết nhẹ dịu mát, không ít du khách muốn tìm cho mình một điểm đến ở miền Bắc để chạm vào mùa thu. Đồng Văn (Hà Giang) (Ảnh: Du lịch Hà Giang) Hà Giang, nơi địa đầu Tổ Quốc với địa hình núi cao, vực...