Gian nan cai nghiện “ma túy số”
Để chữa “căn bệnh” nghiện game online, cần cả một chặng đường dài đấu tranh không mệt mỏi với sự chung tay góp sức của nhiều người.
“Nếu coi game online bạo lực là “ ma túy số” thì cách ngăn chặn cần thiết và hiệu quả nhất là phải đánh vào nhà cung cấp sỉ chứ không phải lo đi dẹp các đại lý bán lẻ, có nghĩa chúng ta phải xử lý, ngăn chặn từ nơi phát hành chứ không thể bắt đầu từ các tiệm internet”. Ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM, nhấn mạnh tại hội nghị “Quản lý trò chơi trực tuyến” tổ chức ngày 5-1.
Bước đầu “cắt cơn”
Theo báo cáo của Sở TT-TT, từ giữa năm 2010 đến nay, với hàng loạt biện pháp được triển khai liên tục và kiên quyết, đã có 18 trong tổng số 43 game có nội dung bạo lực đang lưu hành trên thị trường bị chặn đứng. Thành công đầu tiên có thể kể đến là việc loại bỏ được 3 trò chơi bắn súng có tính chất bạo lực và kích động bạo lực ở mức cao nhất: Biệt đội thần tốc của Vinagame, Đặc nhiệm anh hùng của FPT và Đột kích của VTC Intecom.
Sở TT-TT cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập internet (ISP) ngăn chặn trò chơi trực tuyến chưa được phép lưu hành có máy chủ đặt ở nước ngoài. Tiếp đó, 29 game kiếm hiệp của 9 doanh nghiệp cũng buộc phải loại bỏ tính năng đối kháng. Các trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá các trò chơi trực tuyến bạo lực cũng đã bị xử phạt và buộc gỡ bỏ nội dung vi phạm. Hàng ngàn đại lý internet, nhiều doanh nghiệp cung cấp game online đã bị kiểm tra, thanh tra, xử phạt. Đến nay, các doanh nghiệp phát hành game đã phải ngừng cung cấp cho tất cả các đại lý internet từ 22 giờ đến 8 giờ mỗi ngày.
Những kết quả trên, theo ông Lê Mạnh Hà, chỉ mới là giai đoạn “cấp cứu” ban đầu. Để chữa lành “căn bệnh” nghiện game trong xã hội, cần cả một chặng đường dài đấu tranh không mệt mỏi với sự chung tay góp sức của nhiều người.
Một game thủ nhí “lậm” game bạo lực trong một tiệm internet
Video đang HOT
Sở, bộ không chung tiếng nói
Tại hội nghị, ông Lê Mạnh Hà thêm một lần nữa bày tỏ sự thất vọng với cơ quan quản lý cấp trên khi cho rằng Bộ TT-TT đã không đoái hoài đến những biện pháp quan trọng và cấp bách nhất mà sở đã kiến nghị. Đó là việc xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ bạo lực và thẩm định lại tất cả các trò chơi đã được cấp phép. Một biện pháp khác do Sở TT-TT TPHCM đưa ra là chặn game online từ 22 giờ đến 8 giờ cũng không nhận được sự ủng hộ của cấp bộ, trong khi đó Bộ TT-TT lại yêu cầu các ISP chặn cả đường truyền internet từ 23 giờ đến 6 giờ (đến nay không thực hiện được).
Do không tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề nên hầu như các biện pháp quản lý trò chơi trực tuyến bạo lực chỉ mới được thực hiện tại địa bàn TPHCM. Cụ thể, game Đột kích (VTC) chỉ bị cấm truy cập tại TPHCM còn 62 tỉnh, thành khác vẫn được lưu hành do Bộ TT-TT không can thiệp. Việc ngưng cung cấp game online từ 22 giờ đến 8 giờ hôm sau cũng tương tự.
Ngoài những khó khăn kể trên, tháng 9-2010, Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA) đã gửi Thủ tướng Chính phủ “bản kiến nghị khẩn” về việc doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến tại TPHCM có nguy cơ đóng cửa do các biện pháp tăng cường quản lý của TPHCM áp dụng pháp luật sai lệch. Theo ông Lê Mạnh Hà, sự can thiệp của VINASA là sai thẩm quyền, cung cấp thông tin sai sự thật và không khách quan. “VINASA đã có hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của Sở TT-TT. Việc này có thể gây khó khăn đến việc ra quyết định đúng đắn của người đứng đầu Chính phủ trong quản lý một vấn đề “ nóng”, đang gây nhiều bức xúc trong xã hội” – ông Hà nhấn mạnh.
Nguyên nhân chính của bạo lực học đường
Ông Phạm Thành Long, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, thông tin: “Hiện TP có hơn 1.500 tiệm internet ở gần trường học (chiếm gần 40%), trong đó chủ yếu đáp ứng nhu cầu chơi game. Điều này cho thấy học sinh là đối tượng chính mà doanh nghiệp kinh doanh game online nhắm đến.
Chúng tôi khẳng định game trực tuyến bạo lực là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gia tăng bạo lực học đường. Bạo lực trong game cuốn hút bản năng tò mò, khám phá của giới trẻ và thật dễ hiểu khi sự lạnh lùng, hung hăng đang dần chiếm chỗ, lấn át nét hồn nhiên, trong sáng trong tâm hồn nhiều học sinh”.
Theo Người lao động
Đằng sau "thứ nhạc ma túy" Idosing đang gây... nghiện cộng đồng mạng
Hàng loạt bạn trẻ Việt Nam đã thử nghe một "liều" Idosing bởi cách giật tít topic tóe lửa trên các diễn đàn: "Idosing - bạn đã nghe chưa?", "Ma túy Hitech mới - vào đây nghe thử", ... Có topic đã kéo dài đến 12 trang.
Năm 1997, chàng trai 21 tuổi tên Shaahin Cheyene, người lãnh đạo 1 tập đoàn xuyên quốc gia với tổng tài sản trị giá hơn 350 triệu đô la đã sản xuất CD nhạc đầu tiên với mục đích "Chúng tôi có thể làm bạn kích thích bởi một loại nhạc nhất định." Nhưng sau 3 tháng kể từ khi tung loại nhạc đó ra, phản hồi của thị trường quá thảm hại, dự án thất bại.
13 năm sau, 2010, loại nhạc đó lại trở thành làn sóng điên cuồng mới nhất cộng đồng mạng, kéo theo vô vàn bạn trẻ. Chỉ cần cắm tai nghe, che mắt lại, và họ nhanh chóng thả trôi mình vào thế giới của một loại nhạc được mệnh danh "ma túy ảo - Idosing".
Ngay ở cả Việt Nam, thời gian gần đây, Idosing cũng đã bắt đầu "được" không ít bạn trẻ nghe thử và bàn tán xôn xao trên mạng. Có nhiều phản hồi, có hưởng ứng cuồng nhiệt, tránh xa vì coi như một loại ma túy thực sự hay thậm chí là tẩy chay.
Thực hư điều đó ra sao?
Nếu Idosing là ma túy, hẳn nó là loại ma túy dễ tìm thấy nhất!
Theo blog của Shaahin Cheyene, loại nhạc đó được phát minh từ ý tưởng lợi dụng ảnh hưởng của sóng não. Bản chất của nó gồm những nhịp nhạc được lặp đi lặp lại, phát ra từ máy đánh nhịp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, máy đánh nhịp có thể vượt ra ngoài giới hạn của một công cụ chơi nhạc, có tác dụng gây hại với thần kinh và đã gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu về sóng não đã tiếp cận loại máy này, sử dụng những âm thanh phát ra, để từ đó chế tạo những loại sóng não mong muốn.
Những bản nhạc Idosing đang tràn lan trên cộng đồng mạng qua Youtube có những cái tên rất gây chú ý: "Cổng Địa ngục", hay "Bàn tay của Chúa". Có những âm thanh như tiếng la hét của bầy cừu, được lặp đi lặp lại, có những âm thanh điện tử khác được tổng hợp một cách tinh vi ở tiết tấu nhanh. Theo các nhà nghiên cứu nước ngoài, âm thanh trong Idosing có tên "nhịp cho cả 2 tai". Có nghĩa là, khi 2 loại tông nhạc khác nhau cùng được phát ra, ở tần số âm lệch nhau một chút, thì sẽ làm người nghe cảm giác họ đang nghe một loại nhịp nhanh, bởi 2 tai nhận 2 sóng âm thanh khác nhau. Quan trọng nhất, một trong 2 sóng âm đó làm người nghe cảm giác như phát ra từ trong não.
Chính điều này làm một bộ phận người nghe có cảm giác như đang - sử - dụng - chất - gây - nghiện - khi - nghe - nhạc. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt chuyên gia sức khỏe được phỏng vấn về vấn đề này, đằng sau là sự lo lắng, sợ hãi của các bậc phụ huynh và sự phấn kích lẫn hoang mang của các bạn trẻ. Chỉ cần gõ từ Idosing trên Youtube là tiếp cận được với trào lưu mới này. Quá dễ. Liệu Idosing có phải là cửa vào dẫn dắt đến thế giới ma túy thật?
Thực hư chuyện thật - giả của "ma túy ảo" Idosing?
Hàng loạt bạn trẻ đã thử nghe một "liều" bởi cách giật tít topic tóe lửa trên các diễn đàn: "Idosing - bạn đã nghe chưa?", "Ma túy Hitech mới - vào đây nghe thử", ... Có topic đã kéo dài đến 12 trang. Và sau đây là nhận xét của họ.
Nick Money _ NT93: "Mở nhỏ nghe bình thường à... mở headphone hết cỡ nghe cái tiếng "ong ong" phê thiệt đó... nghe tới phút thứ 8 bắt đầu tự nhiên nó hoa mắt chóng mặt dã man ..."
Ashtonvn: "Em thấy hơi "phê phê" các bác ạ, định thử cuốn chăn, đeo phone để nghe nhưng thôi, nghiện thì... toi".Blackfield: "Chà....1 cảm giác... Sợ hãi ko phải...xen lẫn chút bồn chồn lo lắng, thi thoảng mạch máu 2 bên thái dương giật giật. Có cái gì đó tiến đến thật gần, rồi lại chạy ra thật xa...cứ thế lặp đi lặp lại... Thi thoảng lại cảm như tụt xuống hố, rồi lại đc từ từ nâng lên... OMG... May quá đang lim dim thì có đưa buzz, ko thì ko biết trôi về miền cực lạc nào nữa rồi ".
Thanh4177: "Cũng muốn thử nhưng sợ nghiện giống ma túy quá"
Minh Phú Trần: "Nghe gì mà nhức đầu quá"
Tuanminhn: "Cố nghe cho nó phê thử xem sao mà mãi chả thấy gì"
MrBot.info: "Vừa test xong. Trùm chăn tai nghe trùm đầu max volume Hand of God hơn 30p = chả thấy cái vẹo gì"
Kopan: "cơ mà sao nghe đi nghe lại cái ma túy gì kia vẫn thấy chả phê là sao ta, nghe như nhạc ma".
Bằng Forum, youtube, myspace, facebook... Idosing được teen chúng mình "truyền tai" nhau. Có người gật gù thưởng thức. Có người hoài nghi sợ hãi. Có người phủ nhận hoàn toàn. Hàng trăm comment phản hồi bao gồm cả việc chỉ chiêu thức nghe nhạc. Việc bị kích thích hay không tùy thuộc vào tâm lý, sự hiểu biết, và cả thời điểm nghe nhạc. Khoa học tâm lý cho thấy việc nghe loại âm thanh này vào buổi sáng sẽ an toàn hơn 17,8% so với các thời điểm khác trong ngày (Theo diễn đàn thanh niên Scotland).
Hiện nay trên thế giới chưa có thông báo nào về tác dụng nguy hiểm của Idosing. Chưa có người chết, cũng như chưa có ai bị thương và tổn hại tâm lý gây nguy hiểm đến tính mạng và người khác sau khi nghe Idosing. Tiến sĩ Helane Wahbeh, Đại học Khoa học Oregon (UK) phủ nhận việc Idose có tác dụng gây nghiện hoặc ngây ngất và cho biết: "Chúng tôi đã có một thử nghiệm nhỏ lên não bộ của một nhóm người nghe Idosing. Chưa thấy có một dấu hiệu kích thích nào lên não bộ." Nhiều chuyên gia khác cho rằng việc bị kích thích có thể là một cảm giác tự phát, tự muốn của người nghe, chứ không đến từ loại âm thanh ấy.
Thay lời kết
Tuy đến bây giờ, dù chưa có điều gì đáng tiếc xảy ra, nhưng Idosing đã trở thành một thứ văn hóa mạng mới và bành trướng trên diện rộng. Idosing khiến một bộ phận bạn trẻ tò mò, hoang mang, sợ hãi. Nói gì thì nói, thực hư việc Idosing có thật là một loại kích thích, có là đường dẫn đến ma túy thật cho tuổi teen chúng mình hay không, điều đó cần những động thái nghiên cứu, phân tích thực tế của các nhà khoa học và tâm lý. Việc nghiên cứu kĩ càng tác hại của Idosing là cần thiết và cấp bách.
Theo PLXH
Thực hư về I-dosing - thứ nhạc gây nghiện cho giới trẻ Lời đồn đại về một loại ma túy "kỹ thuật số" gây nghiện mang tên I-dosing ngay lập tức đã khiến hàng nghìn cư dân mạng "phát sốt". Cư dân mạng "phát sốt" với I-dosing Hàng loạt các trang web đã đăng tải những đoạn nhạc I-dosing cùng nhiều hình ảnh teen nước ngoài "quằn quại trong cơn phê" thu hút sự chú...