Gian nan bài toán xóa nợ đọng xây dựng cơ bản
Giải quyết triệt để nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) ngay trong năm 2015 là một trong những mục tiêu được Chính phủ và Quốc hội đặt ra, nhằm đảm bảo an toàn nợ công và góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Mặc dù vậy, mục tiêu này có thể lỗi hẹn khi mới đây, theo số liệu công bố, nợ công tại các địa phương vẫn còn rất lớn, thậm chí có dấu hiệu tăng trở lại, trong đó có cả TP. Hà Nội.
Các công trình giao thông, thủy lợi đang có nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều nhất. Ảnh: Lê Toàn
Báo cáo cập nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội mới đây cho thấy, số nợ XDCB còn lại sau khi bố trí kế hoạch vốn năm 2015 trên địa bàn Thành phố là hơn 1.500 tỷ đồng. Trong đó, có 3 dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố, huyện làm chủ đầu tư trị giá 14,9 tỷ đồng; 15 dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện, được ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu trị giá 46,2 tỷ đồng; còn lại là các dự án XDCB nguồn vốn tập trung cấp huyện, xã và dự án đào đắp, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi nội đồng, xây dựng nông thôn mới hơn 1.000 tỷ đồng.
Phó giám đốc Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, ông Vũ Duy Tuấn cho rằng, nếu tính theo tỷ lệ các cấp ngân sách tại Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 thì ngân sách Thành phố chỉ có thể xem xét hỗ trợ cho cấp huyện để trả nợ hơn 300 tỷ đồng; còn lại các huyện, xã chịu trách nhiệm trả nợ hơn 740 tỷ đồng!
Với số nợ đọng trên 1.500 tỷ đồng, có thể thấy Hà Nội tiếp tục nằm trong Top những tỉnh, thành phố có số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn nhất. Thậm chí, con số này còn có mức tăng khá lớn so với mức hơn 1.300 tỷ đồng cập nhật vào cuối năm 2014 theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, dù Hà Nội đã triển khai khá nhiều biện pháp nhằm giải quyết tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tình trạng nghịch lý “càng xử lý, nợ càng tăng” có vẻ như không chỉ diễn ra ở Hà Nội, mà còn tại nhiều địa phương khác trên cả nước, khi con số nợ đọng XDCB tiếp tục có xu hướng tăng, điển hình tại một số địa phương như Bắc Giang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nam…
Trong báo cáo về kết quả xử lý nợ XDCB của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 9, chỉ tính riêng số nợ XDCB phát sinh thêm trong 2 năm 2013 và 2014 đã lên đến 10.293 tỷ đồng.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, đã có sự quyết liệt xử lý nợ đọng XDCB từ Chính phủ, nhưng quá trình triển khai còn nhiều bất cập, nhiều địa phương vẫn chưa tuân thủ theo các quy định của Luật Đầu tư công. Do đó, vẫn tiếp tục phát sinh các khoản nợ xây dựng cơ bản. Toàn bộ nguồn trả nợ lại bằng con số dự tính ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, nhưng sau đó lại hụt thu, hoặc phải chi bù chỗ này, chỗ nọ, dẫn đến các khoản nợ ngày một dầy lên. Chưa kể đến việc, nền kinh tế phục hồi trở lại, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông gia tăng, thì càng dễ gia tăng nợ đọng XDCB.
Video đang HOT
TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương:
Có nhiều DN đã chết hoặc chờ chết vì không thu được món nợ XDCB. Điều này là có thật, bởi trong thời kỳ lạm phát đầu tư công trước kia, nhiều địa phương dù chưa cân đối nguồn vốn đã vội phê duyệt dự án. Các DN cứ đua nhau vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để tham gia thầu các dự án, nhưng sau đó, do ngân sách địa phương có hạn, cộng thêm nhiều công trình vượt giá, đội vốn dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Tình trạng nợ nần dây dưa kéo dài cả chục năm, không ít DN chật vật hàng năm trời để được thanh toán khoản nợ.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, hiện tại, nợ đọng XDCB rất khó giải quyết. Tình trạng phê duyệt dự án không tính toán, không cân đối nguồn vốn đầu tư, thực hiện khối lượng công việc cao hơn nguồn vốn phê duyệt, kéo dài thời gian thực hiện vẫn chưa hẳn là dừng lại, đặc biệt, tập trung tại các công trình dự án giao thông, thủy lợi.
“Kể cả trong trường hợp vốn đã được bố trí sắp xếp, Kho bạc Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân, nhưng trong nhiều trường hợp không giải ngân được, không thanh toán được, là do những lý do về mặt thủ tục, lý do kỷ cương kỷ luật, đặc biệt là kỷ cương kỷ luật trong vấn đề khởi công công trình, trong vấn đề làm hồ sơ thủ tục để thanh quyết toán với Nhà nước”, ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam cho biết thêm.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy, sai phạm phổ biến trong công tác quản lý vốn tại các địa phương chính là việc vi phạm các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án. Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, tổng cộng có tới 2.324 dự án, công trình bị thanh tra “thổi còi” với các lỗi: thanh toán vượt khối lượng thực tế thi công, thanh toán sai so với dự toán thực tế được duyệt, ứng vốn, nhưng không thực hiện hợp đồng…
Theo đánh giá của các chuyên gia, những sai phạm nêu trên là rất nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa phản ánh hết những hạn chế trong công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ tại các địa phương.
Tham gia cuộc bình chọn Khu đô thị đáng sống 2015 (Báo đầu tư Bất động sản)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
11 tháng, giải ngân FDI đạt mức kỷ lục 13,2 tỷ USD
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 11 tháng, giải ngân vốn FDI đã đạt trên 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% so vớicùng kỳ.
Giải ngân vốn FDI vào các dự án trong 11 tháng qua tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái
Tính theo năm, có lẽ chưa năm nào giải ngân vốn FDI đạt được kết quả tích cực như năm nay. Vẫn còn 1 tháng cuối năm, nhưng theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn FDI đã đạt trên 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giải ngân vốn FDI những năm gần đây chỉ xoay quanh ngưỡng 11 - 12 tỷ USD. Năm ngoái, con số là 12,5 tỷ USD và đã được đánh giá là ở mức cao, dù vẫn thấp so với gần 22 tỷ USD vốn đăng ký.
Không chỉ là vốn giải ngân, số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài công bố cho thấy, vốn đăng ký cũng đạt nhiều kết quả tích cực trong 11 tháng qua, cả số dự án cấp mới và tăng thêm vốn, số vốn đăng ký đều tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, có 1.855 dự án cấp mới, tăng 30% so với cùng kỳ và 692 lượt dự án tăng vốn, tăng 34,4%, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt trên 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% (trong khi cùng kỳ giảm 16,7%).
"Đó là tín hiệu cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng lựa chọn điểm đến Việt Nam", đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định như vậy khi báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11/2015.
Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp tới 105,15/148,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trong 11 tháng đầu năm, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong một chia sẻ cách đây ít ngày, ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc Văn phòng Jetro tại TP.HCM cho biết, có đến 25% số doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc đã chọn Việt Nam để đầu tư. "Ngoài giá nhân công rẻ, doanh nghiệp Nhật đánh giá cao việc cơ sở hạ tầng của Việt Nam được cải thiện nhiều cầu đường được xây dựng, rút ngắn thời gian di chuyển", ông Yasuzumi Hirotaka nói.
Vốn giải ngân tăng nhanh, nhiều dự án đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng để "tăng lực" cho nền kinh tế trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp trong nước đang còn khó khăn. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp tới 105,15/148,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trong 11 tháng đầu năm, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể hơn, trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối FDI tăng 13,5% so với cùng kỳ thì khu vực doanh nghiệp trong nước lại giảm 2,6%. Và trong khi khối FDI xuất siêu 15 tỷ USD, thì doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu tới 18,8 tỷ USD. Bởi thế, tính chung 11 tháng qua, Việt Nam vẫn đang nhập siêu 3,8 tỷ USD và dù thấp hơn mục tiêu đề ra là bằng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng có thể thấy rất rõ nguyên nhân dẫn tới nhập siêu là ở khu vực doanh nghiệp trong nước.
Những con số này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp FDI trong tạo động lực cho nền kinh tế, đặc biệt trong những năm kinh tế khó khăn gần đây. Song khoảng cách quá lớn giữa hai khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài không khỏi khiến dư luận đặt câu hỏi.
Thậm chí, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại đối với những đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong nước, mà nhất là các doanh nghiệp nhà nước. "Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 24,6% vốn của cả nền kinh tế, chiếm 25,3% doanh thu thuần, nhưng đã đóng góp tới 67% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước", ông Kiên nói.
Khá bức xúc, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng nhắc đến hiện tượng doanh nghiệp FDI tồn tại tốt, nhưng doanh nghiệp trong nước phát triển yếu kém trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục rõ nét hơn, với dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay có thể vượt 6,5%.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, vốn FDI vẫn luôn là một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cần tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả của nguồn vốn này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm sao để khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên và phát triển song hành với khu vực FDI.
"Nếu chúng ta duy trì một tốc độ tăng trưởng mà dựa vào FDI thì sẽ phát sinh một mâu thuẫn trong nền kinh tế, vì xét cho cùng, FDI vẫn là nợ quốc gia. Nếu phát triển lĩnh vực đó thì GDP tăng, nhưng lợi ích quốc gia sẽ giảm vì tổng nguồn vốn đưa vào bao giờ cũng thấp hơn tổng đưa ra và phân phối không không đều", chuyên gia Trần Du Lịch nói.
Trong các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội Khóa XIII mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự quan ngại trước sự phát triển ngược chiều của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Theo ông Trần Ngọc Vinh, đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, khu vực kinh tế trong nước ngày càng nhỏ và yếu thế hơn so với khu vực FDI. "Cần phân tích rõ nguyên nhân tại sao có sự phát triển lệch pha ngày càng lớn giữa doanh nghiệp thuộc hai khu vực kinh tế này, do quản trị doanh nghiệp hay do chính sách? Phải tập trung nguồn lực chính sách phát triển doanh nghiệp trong nước ngằm nâng cao sức cạnh tranh, nội lực của nền kinh tế, bảo đảm phát triển cân đối, hài hòa giữa doanh nghiệp trong nước và khu vực FDI", ông Trần Ngọc Vinh nói.
Đây là vấn đề đang nổi lên trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, khá nhiều quan điểm được đặt ra về việc có nên thúc đẩy thu hút FDI khiến khu vực này chèn ép doanh nghiệp trong nước không? Câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh là vốn FDI vẫn luôn là một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cần tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả của nguồn vốn này. Tuy nhiên, điều quan trọng - theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - là phải làm sao để khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên và phát triển song hành với khu vực FDI.
Liên quan đến vấn đề này, ngày mai, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ sẽ được tổ chức với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế". Các trao đổi thẳng thắn và khuyến nghị chính sách sẽ được đưa ra, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trong nước và cả khu vực FDI. Chỉ khi doanh nghiệp trong nước thực sự mạnh, đủ năng lực làm "đối trọng" với khu vực FDI, thì những đồng vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mới thực sự có tác động lan tỏa mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo Nguyên Dức
Chính phủ bảo lãnh nợ cho DNNN có đe doạ an ninh tài chính? Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và bảo đảm khả năng trả nợ. Hiện nay, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% tổng nợ công (Ảnh minh họa) Trong Báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phạm nhân chơi Pickleball trong trại giam Xuyên Mộc

Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An bối rối trong khoảnh khắc Nguyên trở về
Phim việt
14:48:37 31/03/2025
Sao Cbiz thiếu tình thương cha mẹ: Lộ Tư than thở kể khổ, có người mới sinh đã bị ném thùng rác
Sao châu á
14:39:19 31/03/2025
Top MV 100 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Bắc Bling đạt kỷ lục thần tốc vẫn chưa thể vượt qua 2 "ngọn núi" này
Nhạc việt
14:10:02 31/03/2025
Giọng hát của G-Dragon gây tranh cãi, lầm bầm nhỏ đến mức fan phải hét lên không nghe thấy gì?
Nhạc quốc tế
14:06:09 31/03/2025
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
Sao việt
14:01:38 31/03/2025
Khởi tố vụ án gây ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng ở Bắc Ninh
Pháp luật
13:56:20 31/03/2025
Đang ghi hình giới thiệu đặc sản địa phương, nữ MC "đứng hình" vì sự cố bất ngờ
Netizen
13:16:19 31/03/2025
Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc
Thế giới
12:52:14 31/03/2025
Người phụ nữ trung niên bằng mọi giá mua được căn nhà vì quá mê khu vườn, thành quả khiến ai đặt chân đến đều thấy xóa tan hết mọi muộn phiền trên đời
Sáng tạo
12:51:39 31/03/2025
Tý sự nghiệp lên như diều gặp gió, Tỵ được quý nhân giúp đỡ ngày 31/3
Trắc nghiệm
12:34:16 31/03/2025