Gian nan “bài toán” kiểm soát chất lượng thức ăn đường phố
Nhanh, rẻ, tiện lợi là những ưu điểm khiến người dân chuộng các loại thức ăn đường phố. Vấn đề này đang khiến cơ quan chức năng phải đau đầu bởi không thể kiểm soát được chất lượng thức ăn được bày bán hàng ngày khiến nguy cơ ngộ độc luôn rìn rập.
Thức ăn đường phố luôn là mặt hàng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho người sử dụng, bởi tất cả người bán đều không ai có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATPTP), nguồn gốc, chất lượng các loại thực phẩm được sử dụng để chế biến đều là “ẩn số” đối với cơ quan chức năng.
Với mong muốn khống chế các mặt hàng thực phẩm không rõ “gốc gác” này, ngành Y tế đã lập ra nhiều kế hoạch như xử phạt hành vi buôn bán thực phẩm không đảm bảo chất lượng, tuyên truyền vận động người dân, học sinh nói không với thức ăn đương phố, phối hợp liên ngành để xử lý các hoạt động buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường… Tuy nhiên, sau nhiều năm “hô hào” người bán kẻ mua vẫn diễn ra tấp nập.
Video đang HOT
TPHCM đang “miễn cưỡng” chấp nhận dịch vụ thức ăn đường phố
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cụ VSATTP cho biết: “Nếu xét theo luật thì thức ăn đường phố không đủ điều kiện để buôn bán, nhưng đến nay chúng ta không thể loại bỏ nên buộc phải chấp nhận loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng đang là bài toán khó. Tình trạng này sẽ ngày càng khó khăn hơn đối với TPHCM khi nghị quyết về việc kiểm soát chất lượng VSATTP chỉ cho phép thành lập đoàn thanh kiểm tra cấp tỉnh (chính thức có hiệu lực từ ngày 5/4/2012) bởi việc quản lý chất lượng VSATTP từ cấp phường xã sẽ không thể triển khai.”
Cùng với mối lo về thức ăn đường phố, để đảm bảo chất lượng VSATTP cho người dân trong năm 2012, trong 2 tháng tới (27/3 – 27/5), thanh tra Sở Y tế sẽ kết hợp với 24 quận, huyện kiểm tra toàn bộ 363 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, hơn 2.000 bếp ăn tập thể và 402 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Trong năm 2011, trên địa bàn TP đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm với 850 người mắc. Trong đó, nguyên nhân do vi sinh vật là 6 vụ và do histamin, còn lại 2 vụ. Kết quả kiểm tra gần 40.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ quan chức năng đã phát hiện 3.344 cơ sở vi phạm.
Vân Sơn
Theo dân trí
Ám ảnh xe đò Bắc - Nam
"Giờ anh tìm được chiếc xe nào còn chỗ trống là tui miễn cho anh một vé vô Sài Gòn... Không chịu khó thì ra giêng hẵng đi...", giọng lơ xe lạnh lùng đáp trả một vị khách khi dừng bắt khách ngay trước bến xe TP Đông Hà, Quảng Trị.
Đã qua nửa tháng Giêng nhưng tình trạng xe đò vẫn "khan hiếm" như những ngày trong Tết. Có mặt tại bến xe TP. Đông Hà, Quảng Trị lúc 9g sáng ngày 07/02 mới thấy hết cảnh khổ của những người trở lại miền Nam làm việc sau những ngày về quê nghỉ tết cùng gia đình. Tay xách, tay mang, chị Lê Thị Hoài Nhi (37 tuổi), quê Triệu Phong, Quảng Trị nói trong nỗi mệt mỏi: "Tui ra đây chờ xe từ lúc 4g sáng để hi vọng đón được xe vào sài gòn nhưng đến giờ vẫn chưa được. Chờ đến trưa mà không có xe thì chấp nhận về để ngày khác lên đón xe tiếp". Vé xe tuyến Đông Hà - Bến xe Miền Đông đều được các nhà xe bán hết trước những ngày Tết nên rất nhiều người đã phải ra đứng trước QL1A để bắt xe khách Bắc - Nam với hy vọng vào làm việc đúng ngày quy định. "Cực quá chú ơi, mấy ngày trước đi ra cũng bị nhồi nhét như heo. Xe 41 chỗ thì họ chất lên gần 80 người, ngay cả chỗ đứng cũng không có. Nay đi vào chắc còn "thê thảm" hơn nữa", anh Nguyễn Bình ở Gio Linh, Quảng Trị bức xúc.
Xe đã chật kín người nhưng lơ xe vẫn chèo kéo khách lên xe
Chèo kéo, tranh giành khách, giá vé xe được các nhà xe thay đổi theo từng giờ đã không còn là chuyện "hy hữu" trong những ngày sau Tết. Riêng giá vé xe tuyến Đông Hà - Bến xe Miền Đông luôn được các nhà xe "niêm yết" với mức giá cao hơn gần 1,5 lần so với ngày thường. Từ 500.000/ người nay tăng lên 1 đến 1,2 triệu/ người. "Biết chở quá số người quy định và lấy tiền vé cáo gấp đôi là vi phạm nhưng những nhà xe như tui mỗi năm chỉ làm ăn được vài ba ngày tết nên đành phải làm rứa thôi", một chủ xe thừa nhận.
Phải bỏ ra một số tiền khá lớn để có một chỗ trên xe khách với hi vọng Nam tiến "đúng hẹn" nhưng mỗi ngày có không dưới hàng ngàn người chấp nhận ngồi, đứng vật vờ trước cảnh nhồi nhét của các nhà xe. "Họ hét bao nhiêu thì mình trả bấy nhiêu thôi chứ không còn cách chọn lựa nào khác", anh Nguyễn Tuấn Anh, sinh viên năm 4 trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh lắc đầu ngao ngán trước giá xe ngày Tết.
Không biết đến bao giờ tình trạng chặt chém, cơm tù khách đi đường trong những ngày đầu năm mới mới chấm dứt, môi thôi ám ảnh người dân khi phải trở lại miền Nam học tập và làm việc sau Tết.
Theo CATP
TP.HCM vào danh sách thức ăn đường phố hấp dẫn nhất Tạp chí tháng Food and Wine chuyên về ẩm thực và xu hướng tiêu dùng của Mỹ vừa đăng tải bài viết về những địa điểm thưởng thức các món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. TP.HCM đã lọt vào danh sách này, với nhận xét của Food and Wine khen ngợi sự đa dạng của các món ăn. Food and...