Gian lận thương mại gia tăng tại khu kinh tế Lao Bảo
Sáng 18.12, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI nhiệm kỳ 2011-2016 tiếp tục diễn ra. Đầu buổi, các đại biểu đã nghe báo cáo của ban thư ký về các nội dung thảo luận tổ của chiều 17.12, báo cáo của UBND tỉnh về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trong kỳ họp thứ 5 và một số ý kiến của đại biểu các huyện thị đề cập các vấn đề dân sinh cụ thể của địa phương.
Gần cuối buổi, nghị trường mới bắt đầu “ nóng” dần lên với ý kiến của đại biểu Hoàng Đức Cường (H.Hướng Hóa)
Ông Cường đặc biệt nhấn mạnh đến các hoạt động thương mại tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (H.Hướng Hóa, gọi tắt là Lao Bảo).
Số liệu ông Cường cung cấp cho thấy trong 10 tháng đầu năm 2012, số hàng có nguồn gốc VN nhập vào Lao Bảo trị giá lên tới 2.749 tỉ đồng. “Lao Bảo có 45.000 dân nên tính ra mỗi người bỏ ra 61 triệu đồng/năm để mua các loại hàng hóa này. Nếu điều này là thật thì với tiêu chí “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, Lao Bảo cần được khen thưởng. Nhưng sự thật không phải vậy…” – ông Cường nói.
Video đang HOT
Một vụ vận chuyển hàng lậu bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị phát hiện vào tháng 9.2012
Cũng theo ông Cường, 10 tháng đầu năm 2012, trị giá số hàng ngoại nhập vào Lao Bảo là 1.500 tỉ đồng, trong đó có một số hàng trị giá 376 tỉ đồng đã tái xuất, còn lại số hàng trị giá 1.124 tỉ đồng (bia, rượu, sữa, mì chính…) dân Lao Bảo phải “tiêu thụ”. Tính ra, mỗi người “chi” khoảng 25 triệu đồng/năm.
Phi lý nhất là mặt hàng đường kính Thái Lan, được nhập 33.000 tấn (đã tái xuất 12.000 tấn), “kẹt” lại Lao Bảo 21.000 tấn, trị giá 258 tỉ đồng. Như vậy, mỗi người dân Lao Bảo sẽ ăn đường kính Thái Lan thay… cơm (1,3 kg đường/ngày).
“Những con số trái khoáy này cho thấy tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, lợi dụng chính sách của Nhà nước ở Lao Bảo là rất phức tạp. Người dân Lao Bảo không được hưởng lợi, Nhà nước thất thu tiền thuế, còn tiền sẽ lọt túi một số cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tôi đề nghị các ban ngành phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm để chấn chỉnh ngay”, ông Cường nhấn mạnh.
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Lê Bá Nguyên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị nói: Khu kinh tế của chúng ta (Lao Bảo- PV) đang trên xu hướng èo uột. Nên phải làm sao để vừa thắt chặt kiểm soát nhưng cũng phải có cơ chế để hoạt động thương mại diễn ra sôi động. Nhưng, đó là điều rất khó!
Theo TNO
"Chợ tự phát" tại các khu công nghiệp
KCN Tây Bắc Đồng Hới (Quảng Bình) xuất hiện một cái "chợ tự phát" điển hình mà đòi hỏi cần có một giải pháp tốt để công nhân có thể mua được thức ăn vệ sinh, chất lượng, giá cả hợp lý.
"Chợ tự phát" đã giúp CN thuận lợi hơn khi đã phục vụ được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ảnh: LINH ĐAN
Hiện nay, bên cạnh các khu công nghiệp (KCN) khu vực miền Trung xuất hiện nhiều chợ tự phát. Chợ chỉ họp vào thời điểm công nhân tan tầm và sau đó tự giải tán ngay, vì phần lớn họp bên vệ đường.
Nhu cầu thực tế của công nhân
Bà Đặng Thị H - một tiểu thương ở đây - cho biết, ban đầu chỉ có một vài hộ ở xung quanh đem ít mớ rau, củ quả nhà mình trồng được ra ngồi ở đây bán, dần dần thấy nhu cầu ngày càng nhiều nên nhiều người tập trung lên đây bán với các mặt hàng ngày càng phong phú. Theo quan sát, hiện đã có hơn 30 "quầy hàng" bán với đầy đủ rau củ quả, cá, thịt... không khác gì một khu chợ bình thường. Các thực phẩm ở đây giờ không chỉ là chút ít cây rau trong vườn của các hộ dân sống xung quanh nữa, mà được các tiểu thương mua từ các chợ khác đem lên đây bán với các mặt hàng khá phong phú.
"Chợ tự phát" trên bắt nguồn từ nhu cầu của CN làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp nằm trong KCN, mà CN lại làm theo ca nên chợ chỉ tụ họp khoảng vài tiếng đồng hồ trong ngày. Khoảng hơn 18h, Xí nghiệp may Hà Quảng mở cổng, hàng trăm CN ùa ra và việc đầu tiên là ghé vào khu "chợ" để mua ít thức ăn về nhà phục vụ bữa ăn cho gia đình sau một ngày làm việc căng thẳng.
Chị Phạm Thanh Nga - một CN - cho biết, giá cả và các mặt hàng cũng giống ở các chợ, lại phù hợp với CN vì các tiểu thương cũng đã nắm bắt tâm lý của những CN ở đây là muốn rẻ và tiện lợi. Ghé vào mua mấy lạng thịt lợn, cọng hành và mớ rau về nấu canh, anh Hoàng Thanh Tùng vui vẻ: "CN thời bão giá như bọn em bữa ăn chỉ vậy thôi anh ạ". "Dẫu biết thức ăn giờ cũng không được tươi ngon, nhưng cứ tầm tan ca sau 18h như bọn em cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài khu chợ xép này". Các tiểu thương cho biết, mỗi buổi như vậy có ít nhất 400-500 lượt CN ghé vào mua thực phẩm tại đây.
Cần thiết phải có khu chợ cho công nhân KCN
Là doanh nghiệp với số lượng CN đông nhất KCN với 900 người, ông Nguyễn Trường Tiêu - GĐ Xí nghiệp may Hà Quảng - cho biết, hiện ở khu vực KCN Tây Bắc Đồng Hới không có các công trình phụ trợ cần thiết như chợ, khu mua sắm, nơi sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo..., nên CN rất khó khăn, thiệt thòi vì KCN nằm xa trung tâm.
Chính vì vậy, khu "chợ" trên xuất phát từ nhu cầu thực tế, rất cần thiết đối với CN lao động. Sắp tới, xí nghiệp sẽ mở rộng mô hình sản xuất, số lượng công nhân sẽ tăng lên gấp đôi, cộng với một số lượng rất lớn CN trong toàn KCN nên việc quy hoạch, xây dựng một khu chợ cho CN là một nhu cầu cấp bách.
Khi được hỏi về vấn đề trên, quan điểm của ông Võ Văn Tùng - GĐ Cty quản lý hạ tầng Khu kinh tế Quảng Bình - cho rằng, không ủng hộ việc "chợ tự phát" trong KCN, vì như vậy là không đúng so với quy định, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh và môi trường vì không có sự quản lý. Tuy nhiên, trước nhu cầu chính đáng của các CN trong KCN, Cty sẽ đề xuất với cấp trên phối hợp với các bên liên quan, chính quyền địa phương để quy hoạch một chợ tạm ở khu vực thuận lợi cho các CN làm việc tại đây.
Trước vấn đề trên, ông Phạm Văn Năm - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh - cho biết, sẽ có kiến nghị với cấp trên khẩn trương triển khai các hạng mục, trong đó có khu chợ cho CN nhằm bảo đảm các nhu cầu thiết yếu cho người lao động tại KCN.
Theo laodong
Nhiều dự án triệu USD ở Khu kinh tế Dung Quất bị thu hồi Nhiều dự án có vốn đầu tư từ vài triệu cho tới hàng chục triệu USD đã bị Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) thu hồi trong năm 2012. 9 dự án khác chậm tiến độ hơn 12 tháng cũng đang trong "tầm ngắm". Nhiều khu nhà ở, dịch vụ bỏ hoang ở Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh:...