Gian lận thi tốt nghiệp qua điện thoại giấu trong người
Poh Yuan Nie, 54 tuổi, giám đốc trung tâm giáo dục, bị xét xử vì lên kế hoạch giải đề, đọc đáp án cho thí sinh qua tai nghe không dây.
Ngày 7/7, Poh và đồng phạm Fiona Poh Min, 33 tuổi và Feng Riwen, 28 tuổi bị tòa án cấp cơ sở Singapore kết tội Gian lận. Một giáo viên khác tên Tan Jia Yan, 33 tuổi, đã bị phạt ba năm tù từ tháng 4/2019.
(từ trái qua) Poh Yuan Nie, Fiona Poh Min, và Feng Riwen. Ảnh: The Strait Times.
Cáo trạng xác định, Poh nhận lời giúp 6 học sinh quốc tịch Trung Quốc, tuổi 17-20, ôn thi chứng chỉ O-level để xin vào các trường cao đẳng công lập tại Singapore. Theo hợp đồng, Poh nhận thù lao 9.000 SGD mỗi học sinh nhưng phải hoàn trả toàn bộ nếu các em thi trượt.
Tới ngày thi, Tan cũng ngồi thi và dùng điện thoại giấu trong người để tuồn đề ra ngoài. Giải xong bài, Fiona và Feng đọc đáp án cho học sinh qua tai nghe bluetooth. Nếu không nghe rõ, học sinh được dặn ho để được đọc lại. Cả quá trình diễn ra dưới sự giám sát của Poh.
Video đang HOT
Với kế hoạch này, ba bài thi trong ngày 19/10-21/10/2016 được thực hiện trót lọt. Tới bài thi tiếng Anh ngày 24/10/2016, thủ đoạn gian lận này bị lộ tẩy sau khi giám thị nghe thấy “giọng nói và âm thanh điện tử bất thường” phát ra từ một học sinh. Quá trình khám người, giám thị thu được thiết bị thu tín hiệu bluetooth và tai nghe được cố định bằng băng dính.
Ba bị cáo sẽ bị tuyên án vào tháng 8 và đối mặt mức phạt tối đa ba năm tù hoặc phạt tiền. Trung tâm giáo dục của Poh hiện bị đóng cửa.
Kỳ thi O-level tương đương kỳ tốt nghiệp trung học cơ sở, giúp học sinh có cơ hội lựa chọn học lên các cấp độ cao hơn, có thể vào trường dự bị đại học hoặc cao đẳng nghề công lập theo cách phân luồng của hệ thống giáo dục Singapore.
Mỗi năm, khoảng 30.000 thí sinh tham dự kỳ thi O-level, trong đó bao gồm thí sinh tự do.
Nhiều phi công Pakistan dùng bằng giả làm việc ở nước ngoài
Pakistan chưa xác định được nơi công tác của 85 phi công dùng bằng giả, nhưng cho biết nhiều người đang làm việc ở nước ngoài.
Bộ trưởng Hàng không Pakistan Ghulam Sarwar Khan trong cuộc họp báo ngày 26/6 cho biết trong số 282 phi công bị phát hiện gian lận thi cử để có bằng lái, 177 người đang làm việc cho 4 hãng hàng không của Pakistan. Toàn bộ những phi công dùng bằng giả này đã bị cấm bay sau khi chính phủ thông báo danh tính của họ cho các hãng hàng không.
Tuy nhiên, nhà chức trách Pakistan chưa xác định được nơi làm việc của 85 phi công dùng bằng giả còn lại, trong đó có cả các hãng hàng không nước ngoài. "Chúng tôi đang nỗ lực xác định xem họ đang làm việc ở đâu. Bằng lái của họ đều là giả", ông Khan nói. Pakistan hiện có 107 phi công đang làm việc ở nước ngoài.
Pakistan cho biết sẽ truy tố hình sự các phi công sử dụng bằng giả. Theo kết quả một cuộc điều tra, gần 1/3 phi công Pakistan gian lận trong kỳ thi sát hạch lấy chứng chỉ lái máy bay, trong đó có hành vi nhờ người khác đi thi hộ để lấy bằng. Những phi công này được xác định không có kỹ năng điều khiển máy bay.
Máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan chuẩn bị cất cánh từ sân bay Benazir tại thủ đô Islamabad, tháng 2/2016. Ảnh: Reuters.
Hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) tuyển dụng 141 phi công nghi dùng bằng giả, chiếm 1/3 số phi công của hãng. Các chuyến bay của PIA bị giảm do lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn nCoV, song một quan chức của hãng cho biết phi công bị đình chỉ bay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình chuyến khi PIA hoạt động bình thường trở lại.
Ba hãng hàng không tư nhân khác của Pakistan cũng tuyển dụng các phi công nghi dùng bằng giả. 9 phi công trong số này làm việc tại Air Blue, 10 người tại Serene Air và 17 người tại Shaheen. Hãng Shaheen nay không còn hoạt động, chưa rõ các phi công này làm việc tại nơi khác hay không.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng chiều 27/6 cho biết 27 phi công Pakistan tại Việt Nam đã ngừng bay. Các phi công này đều được cấp bằng tại Pakistan, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã yêu cầu họ báo cáo quá trình nhận bằng lái và sẽ làm việc với nhà chức trách Pakistan để xác định họ có dùng bằng giả không. Nếu phi công sử dụng bằng lái hợp pháp, họ sẽ được bay trở lại.
Bê bối bằng giả nhấn chìm Cơ quan Hàng không Dân dụng Pakistan, nơi tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp bằng lái cho phi công. 5 quan chức thuộc cơ quan này đã bị sa thải vì liên quan đến vụ gian lận, Bộ trưởng Khan nói.
Thí sinh phải hoàn thành 8 phần thi trong kỳ sát hạch cấp chứng chỉ lái máy bay tại Pakistan. Trong số 282 phi công bị phát hiện sử dụng bằng giả, 34 người gian lận cả 8 phần thi, 127 người gian lận 2-7 phần và 121 người gian lận một phần, Bộ trưởng Khan cho biết.
Tuy nhiên, cơ trưởng Chaudhry Salman, người đứng đầu Hiệp hội Phi công Dân dụng Pakistan, trong cuộc họp báo ngày 27/6 tại thành phố Karrachi nói tuyên bố của Bộ trưởng Khan là sai. "Những cáo buộc này sai sự thật", Salman nói.
Salman xác nhận 141 phi công đã bị PIA đình chỉ bay vì nghi dùng bằng giả, cho biết họ sẵn sàng bảo vệ bản thân tại bất cứ diễn đàn nào. 39 phi công trong số 262 người bị cáo buộc dùng bằng giả đã qua đời hoặc nghỉ hưu nhiều năm trước.
Pakistan mở cuộc tra về bằng giả và điểm số của các phi công từ năm 2018 và chưa hoàn thành khi vụ tai nạn xảy ra ở Karachi, miền nam Pakistan hôm 22/5, làm 97 người thiệt mạng và chỉ hai người sống sót. Salman nói Bộ trưởng Khan đưa ra cáo buộc vô căn cứ với các phi công, yêu cầu cơ quan tư pháp Pakistan thành lập ủy ban độc lập để điều tra.
Mối quan tâm về sức khỏe ứng viên tổng thống Mỹ Dù Trump hay Biden đắc cử năm nay, họ cũng sẽ là tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử Mỹ, nên sức khỏe của họ được nhiều người quan tâm. Joe Biden, 77 tuổi, từng làm dấy lên lo ngại về sức khỏe khi bước hụt trong một sự kiện. Donald Trump, 74 tuổi, bị thừa cân nhẹ và không thích tập...