Gian lận thi cử ở Sơn La: Khởi tố thêm 4 người tội đưa nhận hối lộ
Cơ quan công an vừa khởi tố thêm 4 người để điều tra hành vi đưa nhận hối lộ liên quan đến vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Sơn La 2018.
Công an khởi tố thêm 4 người để điều tra hành vi đưa – nhận hối lộ trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia tỉnh Sơn La năm 2018.
Ngày 18/12, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La vừa ra quyết định khởi tố bổ sung đối vớ i bị can Nguyễn Thị Hồng Nga; Cầm Thị Bun Sọn về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự. Đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Cầm Thị Bun Sọn.
Cùng với đó, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm Trần Văn Điện (SN 1969, trú tổ 10, phường Chiềng Lề, TP Sơn La, tỉnh Sơn La), cán bộ Trường tiểu học Chiềng Cơi, ở thời điểm xảy ra vụ án là cán bộ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thành phố Sơn La và Hoàng Thị Thành (SN 1969, trú xóm 1, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại điều 364 Bộ luật hình sự.
Cơ quan công an vừa khởi tố thêm 4 người để điều tra hành vi đưa nhận hối lộ liên quan đến vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Sơn La 2018.
Vào hồi giữa tháng 10/2019, VKSNS tỉnh Sơn La đã trả hồ sơ, yêu cầu công an điều tra bổ sung vụ án với lý do trong quá trình xét hỏi phát sinh một số tình tiết mới tại tòa không thể giải quyết được. Đồng thời, đại diện VKS cho rằng việc trả hồ sơ nhằm đảm bảo giải quyết vụ án một cách khách quan.
Video đang HOT
TAND tỉnh Sơn La yêu cầu làm rõ nguồn gốc số tiền, hành vi thỏa thuận của các bị cáo và những người liên quan để xác định đủ hay chưa đủ cấu thành tội nhận hối lộ và đưa hối lộ.
Nguyễn Thị Hồng Nga khai đã nhận của ông Trần Văn Điện (cán bộ thư viện Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên) 1,040 tỷ đồng để giúp sửa bài, nâng điểm cho bốn thí sinh.
Cầm Thị Bun Sọn khai đã nhận của bà Hoàng Thị Thành (Chủ tịch hội nông dân huyện Quỳnh Nhai) 440 triệu đồng để giúp sửa, nâng điểm cho con trai.
Lò Văn Huynh khai đã nhận của ông Nguyễn Minh Khoa (cựu phó trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) 1 tỷ đồng để giúp sửa, nâng điểm cho hai thí sinh; ngoài ra còn 1,1 tỷ đồng nữa thỏa thuận nhưng chưa đưa nhận.
Lò Văn Huynh còn khai nhận của bà Lò Thị Trường (phụ huynh có con được nâng điểm) số tiền là 300 triệu đồng để giúp sửa nâng điểm cho con trai.
Đặng Hữu Thủy khai nhận của bà Nguyễn Thị Kim (kế toán trường THPT Tô Hiệu) 150 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Mai Hà (giáo viên trường THPT Tô Hiệu) 150 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Xuyên (giáo viên trường THCS Mường Bằng 1) 200 triệu đồng để giúp sửa, nâng điểm cho bốn thí sinh.
Riêng trường hợp bà Bùi Thị Xuân (chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La) có hứa hẹn sau khi giúp nâng điểm sẽ đưa cho Thủy 270 triệu đồng, nhưng đến nay Thủy chưa nhận được tiền.
TÙNG LÂM
Theo vtc.vn
Phiên tòa vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Sẽ có điều bất ngờ xảy ra?
Theo lịch, sáng nay (16/9), TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT gây xôn xao dư luận thời gian qua. Phiên tòa sẽ có điều bất ngờ?
3 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La (ảnh IT).
Trong vụ án này có 8 bị cáo cùng bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu Phó Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên Đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, những bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ và vì động cơ vụ lợi để nâng điểm cho 44 thí sinh. Bốn bị can là Nga, Sọn, Huynh, Thủy khai đã nhận tiền của một số trường hợp để nâng điểm cho các thí sinh. Trong đó, bị can Nga khai nhận hơn một tỷ đồng để nâng điểm cho 4 trường hợp. Bị can Huynh nhận một tỷ đồng của một người đàn ông ở thành phố Sơn La để nâng điểm cho hai thí sinh. Ngoài ra bị can này còn khai nhận 300 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh nhưng đã trả lại.
Bị can Thuỷ khai nhận 500 triệu đồng của ba người để nâng điểm cho bốn thí sinh nhưng đã trả lại. Bị can Sọn khai nhận sửa điểm cho một thí sinh với giá 440 triệu đồng.
Tuy nhiên cáo trạng lại kết luận, hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh của các bị can có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ. Nhưng ngoài lời khai của các bị can và số tiền đã nộp cho Cơ quan điều tra, không có tài liệu nào khác để chứng minh. Do đó, Viện Kiểm sát xác định không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với các bị can về tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, có thể thấy việc truy tố các bị can theo tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thiếu chính xác, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Trong vụ án này đã có những nội dung đã rõ, thứ nhất, một số bị can đã khai nhận tiền để sửa điểm; thứ hai tiền (vật chứng) cũng có; thứ ba những thí sinh được nâng điểm cũng rõ.
Việc còn lại là chứng minh những ai là người đưa tiền để thực hiện việc sửa điểm thi. Tại sao, các cơ quan tố tụng Sơn La không làm đến cùng, lại lập luận không có tài liệu nào khác chứng minh. Điều này khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi, có hay không sự bao che, nương nhẹ của các cơ quan tố tụng Sơn La.
Một điều rất đáng chú ý là mới đây giải trình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (thảo luận về các báo cáo của Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng), Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí có nhắc tới vụ gian lận điểm thi ở Sơn La.
Ông cho hay, các cơ quan tố tụng của tỉnh Sơn La chỉ điều tra ra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nhưng cơ quan tố tụng Trung ương đang định đưa vụ án về để điều tra tội đưa - nhận hối lộ và sẽ khởi tố bổ sung thêm 7 đối tượng.
Tại phiên tòa xét xử này, nếu như Hội đồng xét xử cũng có nhìn nhận và cùng quan điểm giống như điều Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã nói thì Tòa sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung theo hướng tội Đưa - Nhận hối lộ. Như vây, đây có thể xem là điều bất ngờ, nhưng bất ngờ hợp lý, đảm bảo sự khách quan, toàn diện của vụ án. Còn như Tòa xử theo cáo trạng đã truy tố, không yêu cầu làm sáng tỏ những điều còn ẩn khuất trong vụ án thì sẽ mất đi tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Theo Danviet
Những điểm "mờ" trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La cần được làm sáng tỏ Người dân Sơn La kỳ vọng qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, những điểm "mờ" trong vụ gian lận thi cử sẽ được làm sáng tỏ. Trả lời tại phiên họp thứ 37 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, về quá trình xử lý vụ án gian lận thi cử 2018 tại Sơn La, mới đây, Viện trưởng VKSND...