Gian lận thi cử ở Sơn La : Bố không biết nhờ xem điểm trước là vi phạm, con vẫn thôi học
Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La nhờ bị cáo Trần Xuân Yến “xem trước điểm thi” nhưng không nghĩ việc đó vi phạm quy chế thi của Bộ GD&ĐT.
Sáng 17/10, phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử ở Sơn La chuyển sang phần thẩm vấn các nhân chứng và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Người đầu tiên được gọi lên thẩm vấn là ông Phan Ngọc Sơn (Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) là đồng nghiệp với ông Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La).
Kỳ thi THPT quốc gia 2018, ông Sơn có con trai dự thi nên không được phân công nhiệm vụ trong kỳ thi. Do biết Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) nằm trong hội đồng thi, ông Sơn nhờ bị cáo này xem điểm giúp cho con mình. Mục đích là để có cơ hội vào được trường mong muốn.
Theo ông Sơn, con trai ông năm đó đỗ vào Đại học Kinh tế Quốc dân với 3 môn được 27 điểm. Điểm 3 môn sau khi chấm thẩm định bị giảm 7,45 điểm, trong đó, môn Toán giảm 2,2 điểm, môn Vật lý giảm 2 điểm, môn Hóa học giảm 3.25 điểm.
“Với tâm lý người làm cha mẹ có con dự thi đều rất mong muốn biết được kết quả của con mình. Lúc tôi nhờ cũng không suy nghĩ việc đó vi phạm quy chế thi của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Khi thông tin được nâng điểm vỡ lở vì áp lực xã hội nên con trai tôi không theo học nữa”, ông Sơn nói.
“ Ngoài việc nhờ xem điểm, ông còn trao đổi thông tin khác không“, HĐXX truy vấn. Ông Sơn khẳng định “không còn thông tin nào khác”.
Cũng nhờ xem trước điểm thi, người làm chứng Đỗ Kim Quang (Giám đốc VNPT Sơn La) và ông Lê Văn Thời (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Sơn Hải, TP Sơn La) đều là bạn thân của ông Hoàng Tiến Đức (cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La).
Năm 2018, con trai ông Quang dự thi THPT Quốc gia nên nhờ ông Đức xem trước kết quả thi để kịp thời thay đổi nguyện vọng. Kết quả, điểm công bố lần đầu của con ông Quang là 24,4 điểm, sau thẩm định giảm xuống còn 19 điểm. “Tôi không nhờ tác động vào bài thi của cháu” – ông Quang khẳng định.
Bị cáo Trần Xuân Yến.
Sau đó, chủ tọa phiên tòa Quản Hữu Chiến gọi người làm chứng Lê Văn Thời lên thẩm vấn. Ông Thời chuyển tờ giấy ghi thông tin của một thí sinh cho ông Đức nhờ “xem trước điểm thi”.
Trả lời trước HĐXX, ông Thời cho biết: “ Tôi là đối tác với anh Đức từ ngày ở huyện Mai Sơn. Trong bữa ăn ở nhà hàng của tôi, tôi đi mời rượu và có một người khách (ông thời không nhớ tên) hỏi có quen anh Đức để nhờ xem điểm trước. Tôi mang mảnh giấy có số báo danh đưa cho anh Đức… Tôi không quen biết gì người nhờ, họ chỉ là khách nhà hàng”.
Về động cơ, mục đích chuyển thông tin của thí sinh cho ông Đức, ông Thời khẳng định, việc làm đó chỉ để nhờ “xem trước điểm thi”, chứ không nhờ “nâng điểm” cho thí sinh và cũng không trao đổi, hứa hẹn gì về tiền bạc, lợi ích vật chất khác.
TÙNG LÂM
Theo VTC
Phiên xử vụ gian lận điểm thi ở Sơn La bị hoãn: Không nên để pháp luật bị coi thường
Phiên tòa xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La phải hoãn vì một lý do khó có thể chấp nhận: 91 người được triệu tập đến phiên tòa mà có tới 76 người vắng mặt.
Đáng chú ý là trong số đó có những người giữ cương vị chủ chốt trong bộ máy Nhà nước tại địa phương như Phó Chủ tịch tỉnh hay Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo.
Phiên tòa xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La phải hoãn vì một số người triệu tập vắng mặt.
Đây quả là một thái độ coi thường pháp luật, bất chấp phiên tòa chuẩn bị mở ra với sự quan tâm của xã hội, không đếm xỉa đến việc tiếp cận công lý cũng như sự trừng phạt, răn đe của pháp luật. Lại phải tốn công sức và thời gian một lần nữa để tổ chức một phiên xét xử khác và cách triệu tập cũng phải khác đi bằng một biện pháp cứng rắn hơn trong khuôn khổ pháp luật cho phép là dẫn giải đến tòa. Như vậy, còn xấu hổ hơn nhiều so với việc tự giác đến theo giấy triệu tập.
Không tôn trọng pháp luật nên vi phạm pháp luật và phải dùng biện pháp mạnh mới biết tôn trọng pháp luật và khi đó thì đã muộn. Những người coi thường pháp luật có nghĩ đến bài học cay nghiệt này không?
Từ tư cách người có liên quan bị triệu tập mà không đến tòa, có thể người đó sẽ phải ra tòa với một tư cách hoàn toàn khác, bị áp giải đến tòa. Lúc đó nếu còn giữ thái độ coi thường pháp luật thì hẳn là hình phạt còn nặng hơn.
Đã không ít các phiên tòa bị hoãn bởi chính những người liên quan hay tham gia tố tụng tìm cách trì hoãn một cách hợp lệ. Đó cũng là một thái độ xem thường công sức và thời gian, phí tổn đi lại của người khác. Có nhiều trường hợp khi đã mở phiên tòa rồi mới có đơn xin hoãn hoặc xin vắng mặt vì những lý do nại ra như ốm đau, vào bệnh viện, thực chất đó là sự giả tạo.
Phiên tòa xét xử các bị cáo có hành vi gian lận nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm 2018 tại Sơn La thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Không chỉ quan tâm đến các thủ đoạn "chạy điểm" để vào các trường đại học tiếng tăm, nhận học bổng và một tương lai chắc chắn sau này mà còn là hướng tới sự nghiêm minh pháp luật và công bằng xã hội.
Đã có bao nhiêu sinh viên xứng đáng bị chiếm chỗ mà không thể đòi lại được cơ hội của mình, những người gây ra chuyện này phải bị xử lý một cách thích đáng bằng pháp luật.
Nhị Ngọc
Theo baophapluat
Giám đốc Sở GDĐT Sơn La bất ngờ trước thông tin "nhờ vả" chạy điểm Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La, vừa qua một số cơ quan báo chí thông tin bị can Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) Sơn La khai Giám đốc Sở này đã "nhờ vả" nâng điểm giúp 8 trong số 13 trường hợp. Về nội dung này, phóng viên Dân Việt...