Gian lận thi cử ở Hà Giang: “Lão phật gia” nhờ nâng điểm “mất tích”?
Trong danh sách cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang không có tên mẹ đẻ bà Vương Thị Hà – “lão phật gia” tác động nâng điểm cho cháu khiến con gái bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa thông báo danh sách các đảng viên bị kỷ luật có liên quan đến gian lận trong kỳ thi Quốc gia năm 2018. Trong bản danh sách này, ngoài trường hợp vợ và em gái nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh bị kiểm điểm, kỷ luật, một cái tên đáng chú ý khác bị kiểm điểm đó chính là bà Vương Ngọc Hà – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.
Cụ thể, bà Vương Ngọc Hà nằm trong danh sách các cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, chưa đến mức áp dụng hình thức kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Nữ Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm tại Chi bộ và Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh Hà Giang do “mẹ đẻ tác động cho con bà Hà được nâng điểm thi”.
Ông Nguyễn Thanh Hoài – Nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, người đã chỉ đạo nâng điểm cho các thí sinh trái quy định, vi phạm quy chế thi, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm.
Đáng chú ý, trong danh sách cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, đến mức phải xử lý kỷ luật mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang công bố không có tên mẹ đẻ bà Vương Thị Hà. Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, mẹ đẻ của bà Hà từng công tác trong ngành giáo dục nay đã nghỉ hưu, đồng nghĩa cũng từng có chức vụ, cũng là Đảng viên.
Cũng chính nhờ từng công tác trong ngành giáo dục nên mẹ đẻ bà Hà từng làm việc, làm thi với ông Nguyễn Thanh Hoài – Nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, người đã chỉ đạo nâng điểm cho các thí sinh trái quy định, vi phạm quy chế thi, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, đã bị khởi tố, truy tố, bắt tạm giam. Từ sự quen biết này, mẹ đẻ bà Vương Ngọc Hà đã tác động để nâng điểm cho cháu.
Việc này khiến dư luận liên tưởng đến một nhân vật bí hiểm “Lão phật gia” đã từng được đề cập trong bản kết luận điều tra của Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Hà Giang. Cụ thể, trong số các vật chứng cảnh sát thu giữ có mẩu giấy khổ 10×9cm có ghi “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT Hùng An (Lão phật gia nhờ)”. Nội dung này được hiểu là thí sinh H.Tr có số báo danh như trên, phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng An (trụ sở tại huyện Bắc Quang, Hà Giang). Người nhắn nhờ Nguyễn Thanh Hoài – nguyên Trưởng phòng Khảo thí có ghi biệt danh là “Lão phật gia”. Dù có nêu nhưng kết luận điều tra không làm rõ “Lão phật gia” là ai. Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang nêu 26 vật chứng thu giữ, trong đó có mẩu giấy khổ 10×9cm có ghi: “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT An Hùng” được thu giữ tại nhà bị can Nguyễn Thanh Hoài. Những thông tin về vật chứng là mẩu giấy này trùng khớp với mẩu giấy là vật chứng do cơ quan điều tra kết luận. Tuy nhiên, trong cáo trạng đã “cắt” chi tiết ghi trên mẩu giấy ghi “Lão phật gia” như trong bản kết luận của Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Hà Giang trước đó.
Tuy nhiên đến nay danh tính “lão Phật gia” nhờ nâng điểm vẫn chưa được công bố và nhiều người cho rằng, rất có thể nhân vật “lão Phật gia” trong mẩu giấy nhắn nhờ Nguyễn Thanh Hoài là mẹ đẻ của bà Vương Ngọc Hà.
Video đang HOT
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang thì mẹ đẻ bà Hà là nhân vật trung gian nên đang tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ để tiến hành kỷ luật theo đúng quy định.
Dư luận cho rằng, mẹ đẻ bà Vương Ngọc Hà dù là ai, có mối quan hệ thân thiết với nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục đến mức nào mà có thể khiến cán bộ này can thiệp nâng điểm thi cho cháu thì cũng là một người phụ nữ đầy “quyền lực”. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ việc mẹ đẻ bà Hà dùng tiền để can thiệp hoặc dùng uy thế Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang của con gái bà là Vương Ngọc Hà để nâng điểm cho cháu mình?
Dù chưa công bố danh tính nhưng “lão Phật gia” này cũng là một trong những nhân vật trong nghi án “đưa con lãnh đạo vào tròng” như lời ông Triệu Tài Vinh từng trả lời báo chí.
“Lão Phật gia” can thiệp nâng điểm cho cháu cũng giống như nhiều người thân của cán bộ, “quan chức” tại tỉnh Hà Giang trong danh sách mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa công bố như em gái ông Triệu Tài Vinh can thiệp, nâng điểm cho cháu, chồng Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang tác động với người khác giúp nâng điểm thi cho con, vợ Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang tác động, nâng điểm thi cho con…
Điều đó cho thấy, có quá nhiều những người thân cán bộ, Đảng viên như vợ, chồng, mẹ đẻ, em ruột tham gia can thiệp tác động giúp đỡ nâng điểm cho con các cán bộ và dường như bản thân các cán bộ này đều vô can.
Từ sự ngẫu nhiên hàng loạt người thân các cán bộ chủ chốt tham gia tác động nâng điểm thi này lại khiến dư luận hoài nghi về một “kịch bản” để khỏa lấp, né tránh trách nhiệm cho những cán bộ chủ chốt khi vợ làm cán bộ lãnh đạo thì chồng tác động nâng điểm cho con, khi chồng làm cán bộ lãnh đạo thì vợ tác động nâng điểm cho con, khi hai vợ chồng đều làm lãnh đạo thì những người nâng điểm thi cho con họ lại là em gái ruột, là mẹ đẻ…Như lời nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền khi trả lời báo chí mới đây cũng cho biết: “Đọc nội dung thông báo kết luận, tôi có cảm giác trong vụ tiêu cực, một số đối tượng có liên quan đến sai phạm lại trở thành… nạn nhân”.
Dù người tác động nâng điểm không phải là cán bộ chủ chốt mà là người thân của họ nhưng cũng khiến dư luận liên tưởng đến “bóng ma quyền lực”. Bởi đến thời điểm này chưa xác định có việc đưa nhận hối lộ trong việc can thiệp điểm thi tại Hà Giang, đồng nghĩa với việc người ta sử dụng “quyền lực” để can thiệp. Bởi “rất khó tin” rằng đứng đằng sau việc sửa điểm chỉ là “nhờ vả”, “nể nang”. Những người thân không phải cán bộ chủ chốt để đủ quyền uy sai khiến thì cũng có thể mượn uy quyền của người thân làm cán bộ chủ chốt để sai khiến, can thiệp nâng điểm thi.
Nếu việc những người thân cán bộ dựa vào uy thế, quyền lực của cán bộ để can thiệp điểm thi thì sẽ thật nguy hiểm nếu người thân cũng dựa vào uy thế cán bộ để làm những việc khác.
Tuy nhiên, dù theo trách nhiệm pháp luật là trách nhiệm cá nhân đối với trực tiếp người có hành vi vi phạm nhưng dưới góc độ kỷ luật đảng thì cán bộ, đảng viên cũng khó tránh khỏi trách nhiệm. Bởi cán bộ, Đảng viên phải luôn gương mẫu, phải đi đầu, tiên phong trong việc chấp hành pháp luật. Đảng viên có trách nhiệm vận động gia đình, người thân chấp hành pháp luật và thực hiện việc nêu gương cho người khác học tập. Đảng viên phải tuân thủ các quy định về những điều đảng viên không được làm và phát huy vai trò tiên phong nơi công tác và nơi sinh sống. Nếu cán bộ, đảng viên không gương mẫu, để cho vợ con vi phạm thì cũng có thể xem xét trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đó.
Cụ thể, trong quy định nêu gương của Ban Chấp hành Trung ương nói rõ, trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Đồng thời, quy định cũng không chấp nhận việc để vợ (chồng), bố mẹ, con, anh chị lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Chiếu theo quy định này thì nhiều trường hợp bố mẹ là đảng viên sẽ bị kiểm điểm xử lý kỷ luật.
Do vậy, mẹ đẻ của bà Vương Ngọc Hà hay em gái ông Triệu Tài Vinh bằng mối quan hệ cá nhân hay lợi dụng quyền lực của người thân mình để can thiệp nâng điểm thi thì bản thân bà Hà, ông Vinh hay bất kể cán bộ nào có con được nâng điểm thi cũng khó có thể tránh khỏi trách nhiệm. Quan trọng hơn, họ đã tự đánh mất đi uy tín bản thân trong mắt người dân mà khi cán bộ đã mất uy tín thì hành động thế nào cũng khó được người dân ghi nhận, tin tưởng. Như trong một bộ phim, dù kịch bản có hoàn hảo đến đâu, diễn viên có xuất chúng đến mấy thì việc đánh giá của khán giả mới là điều quan trọng.
Thiên Nga
Theo kienthuc
Nhờ nâng điểm cho con, vợ bị kiểm điểm, ông Triệu Tài Vinh vô can?
Con được nâng điểm thi, em gái bị kỷ luật khiển trách, vợ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì để em chồng tác động cho con được nâng điểm thi", vậy, ông Triệu Tài Vinh - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương liệu có vô can?
Mới đây được Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành kết luận công bố về danh sách cán bộ, đảng viên địa phương này chịu kỷ luật vì có liên quan đến gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Theo đó, bà Triệu Thị Giang, em gái của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, bị khiển trách vì nhờ người khác tác động cho cháu ruột của mình được nâng điểm, bà Phạm Thị Hà vợ ông Triệu Tài Vinh bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm do đã để "em chồng tác động cho con được nâng điểm thi".
Dư luận đặt câu hỏi, vậy, ông Triệu Tài Vinh - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương liệu có vô can?
Trao đổi với PV Kiến Thức, đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV cho rằng, ông Triệu Tài Vinh không thể vô can trong việc con ông được can thiệp, nâng điểm thi.
"Ông Triệu Tài Vinh là bố đẻ thí sinh được can thiệp, nâng điểm thi. Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang thì em gái ông Vinh là người tác động trực tiếp nhờ can thiệp điểm thi cho con ông Vinh. Theo đó, nếu em gái ông Vinh không dựa vào uy thế của anh trai làm Bí thư Tỉnh ủy thì làm sao có thể tác động vào người khác. Mà cũng không phải ngẫu nhiên, tự nhiên, em gái ông Vinh lại làm việc đó. Hơn nữa, việc này, vợ ông Vinh cũng biết và khó có thể vợ ông Vinh lại không nói với ông ấy", đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nói rằng, bản thân ông rất lấy làm tiếc bởi ông Triệu Tài Vinh là cán bộ giỏi, một lãnh đạo từng đứng đầu tỉnh mà chỉ vì lo cho con cái để xảy ra sự việc như vậy. Tiếc hơn nữa là nhà ông Vinh làm được thì người khác cũng làm theo, kéo theo dây chuyền.
"Ông Triệu Tài Vinh phải có trách nhiệm liên đới trong việc con được nâng điểm thi. Nhiều cán bộ khác cũng bị kiểm điểm phê bình, khiển trách...Tuy nhiên, công an chưa làm rõ chủ mưu những sự việc đó là ai, như thế nào? Bởi nếu tìm ra kẻ chủ mưu thi hành kỷ luật nặng kẻ chủ mưu đó là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng cũng có những người bị tác động bởi vấn đề nọ, kia mà sai phạm hoặc liên đới nhưng phải chịu trách nhiệm. Đến nay, vẫn còn sự chưa rõ ràng, thi hành kỷ luật hàng loạt với mức độ chưa tương xứng với hành vi. Trong khi đó, vụ việc này gây ảnh hưởng, tác động đến vấn đề nêu gương của cán bộ, công chức với nhân dân, làm mất uy tín cán bộ. Mà với nhân dân, uy tín cán bộ là rất quan trọng", đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Theo đại biểu Hòa, theo đề xuất của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, cán bộ ngoài tỉnh cũng đề xuất do Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý. Tất nhiên, mức độ vi phạm thế nào sẽ do Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định nhưng ông Triệu Tài Vinh cũng phải bị liên đới, chịu trách nhiệm.
Liên quan sự việc trên, chiều ngày 2/10, nguồn tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, khi nhận được báo cáo đầy đủ của Hà Giang sẽ xem xét, tổ chức kiểm điểm. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, cho biết có 12 trường hợp là đảng viên không thuộc đảng bộ tỉnh, sẽ báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, về nguyên tắc thì ai có hành vi vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
"Trách nhiệm pháp luật là trách nhiệm cá nhân đối với trực tiếp người có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, dưới góc độ kỷ luật đảng thì cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, phải đi đầu, tiên phong trong việc chấp hành pháp luật. Đảng viên có trách nhiệm vận động gia đình, người thân chấp hành pháp luật và thực hiện việc nêu gương cho người khác học tập. Đảng viên phải tuân thủ các quy định về những điều đảng viên không được làm và phát huy vai trò tiên phong nơi công tác và nơi sinh sống. Nếu cán bộ, đảng viên không gương mẫu, để cho vợ con vi phạm thì cũng có thể xem xét trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đó. Việc xem xét như thế nào, trách nhiệm đến đâu thì sẽ căn cứ vào vi phạm cụ thể của người thân trong gia đình cán bộ đảng viên và mức độ tác động của người này đối với người thân như thế nào, đối chiếu với các quy định của đảng theo điều lệ đảng và quy định về xử lý kỷ luật đảng viên", Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Theo Quy định 8 của Trung ương ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương, cụ thể tại điểm 8, điều 3 nêu rõ, đảng viên, nhất là lãnh đạo cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân, và kiên quyết chống viên "Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi...". Chiếu theo quy định này thì nhiều trường hợp bố mẹ là đảng viên sẽ bị kiểm điểm xử lý kỷ luật.
Hải Ninh
Theo kienthuc
Hóa ra vợ ông Triệu Tài Vinh là nạn nhân trong vụ gian lận điểm thi? ĐB Phạm Thị Minh Hiền băn khoăn: "Hóa ra vợ ông Triệu Tài Vinh là nạn nhân trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang? Vậy ai là nạn nhân của ai". Thông báo kết quả kiểm tra, xem xét xử lý đối với cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của...