Gian lận thi cử ở Hà Giang: Bí ẩn 3 bài thi được tăng điểm đột biến sau khi chấm thẩm định
Hàng trăm thí sinh ở Hà Giang đã bị hạ hàng chục điểm, thậm chí gần 30 điểm sau khi được chấm rà soát. Tuy nhiên, cá biệt có một số thí sinh lại có điểm tăng đáng kể so với kết quả thi đã công bố trước đó.
Biểu đồ về bài thi đã bị thay đổi điểm số theo hướng nâng lên. Ảnh: HN
Sau những ngày tích cực rà soát kết quả thi THPT quốc gia 2018 của tỉnh Hà Giang khi có dư luận về việc điểm cao bất thường, Tổ công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã phát hiện ra nhiều bài thi có điểm cao đột biến. Có thí sinh đang từ điểm liệt (0,75; 1 điểm) đã được ông Vũ Trọng Lương – Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Hà Giang – sửa điểm thành 9, 9.75.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) thông tin về những bất thường trong điểm thi của Hà Giang trong cuộc họp báo chiều 17.7.
Cụ thể, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Video đang HOT
Có thí sinh đang nằm trong top thí sinh có điểm cao nhất nước, sau khi chấm thẩm định thì thấy điểm thật chỉ ở mức trung bình.
Nhiều thí sinh đang có điểm thi cao chót vót, trên 27 điểm – đã phải trở về điểm thật của mình. Có em trước đó nằm trong top thí sinh điểm cao, nay bị trượt tốt nghiệp, chưa nói đến việc đỗ vào các trường công an, quân đội, y dược theo nguyện vọng. Vì điểm thật của các em rơi vào mức điểm liệt, nhưng nhờ sự can thiệp của ông Vũ Trọng Lương, điểm đã được “hô biến” lên mức cao không tưởng.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Hội đồng chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm, nếu đa phần các bài thi có điểm chênh lệch sau khi chấm thẩm định theo hướng bị thấp hơn điểm đã công bố ngày 11.7, thì có một số bài thi được tăng từ 0,2 đến 1,0 điểm.
Cá biệt có 3 bài thi môn Giáo dục công dân có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố. Điểm chênh lệch chỉ 0,5 đã quyết định việc đỗ trượt đại học, vì vậy mức điểm chênh lệch này là rất lớn.
Tuy nhiên, theo logic thông thường, sau khi kết thúc kỳ thi, với các môn trắc nghiệm, thí sinh thường so sánh đáp án mình chọn với đáp án của Bộ GDĐT. Đa phần thí sinh tự ước lượng và có thể tự chấm điểm cho mình. Nếu thấy điểm thi công bố thấp hơn quá nhiều như vậy thường sẽ có ý kiến, hoặc phúc khảo bài thi.
Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra. Đây cũng là một bất thường, điều bí ẩn trong vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng.
Tại sao sau khi tiến hành các bước chấm bài thi trắc nghiệm trên máy, Hà Giang lại để xảy ra tình trạng điểm thi thật của thí sinh bị hạ lên đến 5,75 điểm? Chỉ đến khi tổ công tác của Bộ GDĐT vào cuộc, tiến hành chấm thẩm định thì điểm thật mới được trả lại cho thí sinh.
Lý giải về trường hợp cá biệt này, một thành viên trong đoàn kiểm tra thừa nhận, sau khi chấm thẩm định, thí sinh được trả về điểm số thực, thì có một số em có điểm tăng lên so với điểm đã công bố trước đó. Đây mới chỉ là kết quả xác minh ban đầu. Nguyên nhân của việc hạ điểm hoặc tăng điểm cho mỗi thí sinh, cần có sự điều tra kỹ càng hơn, đặc biệt sự vào cuộc của cơ quan công an.
Người này cũng cho biết, đoàn kiểm tra chỉ có chức năng thẩm định, rà soát. Nếu có dấu hiệu hình sự thì sẽ báo cáo cấp trên đề nghị cơ quan công an khởi tố, mở rộng điều tra.
ĐẶNG CHUNG – HUYÊN NGUYỄN
Theo Laodong
Bộ Công an sẵn sàng vào cuộc nếu tiêu cực thi cử xảy ra ở các tỉnh khác
Nếu phát hiện tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua tại các điểm thi ở tỉnh khác thì Bộ Công an sẽ tham mưu cho Bộ Giáo dục và sẵn sàng để vào cuộc điều tra.
Biểu đồ về bài thi đã bị thay đổi điểm số theo hướng nâng lên tại Hà Giang. Ảnh: HN
Những ngày qua, dư luận cả nước xôn xao về thông tin gian lận thi cử tại Hà Giang. Vụ việc đã dần sáng tỏ, kết quả điều tra ban đầu khiến họ đi từ kinh ngạc, tức giận đến phẫn nộ.
Sau 3 ngày rà soát, đoàn công tác của Bộ GDĐT phối hợp với Ban chỉ đạo thi của tỉnh Hà Giang đã xác định ông Vũ Trọng Lương - Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Giang là người đã "thao túng" kết quả thi của 114 thí sinh ở Hà Giang theo hướng tăng điểm lên.
Toàn bộ số bài thi bị thay đổi là hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Trong đó, có 102 bài thi Toán; 85 bài thi Vật lý; 56 bài thi Hoá học; 8 bài thi Sinh học; 9 bài thi Lịch sử; 3 bài thi Địa lý; 52 bài thi Tiếng Anh.
Song song với việc gian lận thi cử tại Hà Giang, trên mạng xã hội còn xuất hiện nhiều thông tin và cho rằng tại một số tỉnh khác cũng có tình trạng tương tự. Về việc này, trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo Cục An ninh chính trị nội bộ (A83- Bộ Công an) cho biết, Bộ Công an sẽ tham mưu cho đơn vị chủ trì là Bộ Giáo dục và sẵn sàng vào cuộc để điều tra làm rõ.
Lãnh đạo này cho biết, trong kỳ thi THPT Quốc gia, phía A83 chỉ tham gia với tư cách thành viên phối hợp. Chính vì vậy, nếu có dấu hiệu yêu cầu điều tra như thế nào thì tổ trưởng tổ công tác báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Sau đó, phía A83 mới chỉ đạo đơn vị cụ thể để vào cuộc.
"Nếu nhận được tiêu cực thì gửi cho Bộ Giáo dục Đào tạo và đồng thời gửi cho Bộ công an để vào cuộc điều tra", lãnh đạo này nói thêm.
Khi được hỏi thêm về việc khởi tố trong vụ việc tiêu cực ở Hà Giang, lãnh đạo này cho hay nếu xét thấy đủ yếu tố, hay cần phải làm rõ thêm thì Bộ Công an sẽ kiến nghị lên Viện kiểm sát để khởi tố vụ án. Còn trong trường hợp mà đã rõ ràng thì nên xử lý hành chính.
CAO NGUYÊN
Theo Laodong
Gian lận thi cử ở Hà Giang: Nếu cha mẹ học sinh dùng tiền nhờ sửa điểm, xử lý thế nào? Theo Luật sư La Văn Thái, trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, nếu cha mẹ học sinh dùng tiền nhờ Vũ Trọng Lương sửa điểm cho con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ và đối mặt mức án cao nhất đến 20 năm tù. Buổi họp báo chiều 17.7, cơ quan chức...