Gian lận thi cử Hà Giang : Băn khoăn chuyện né trách nhiệm
Ông Phúc đề nghị Hà Giang xử lý vụ gian lận thi cử sao cho tâm phục khẩu phục chứ không thể để bị phản án là né tránh trách nhiệm.
Sáng ngày 14/10/2019, tại phiên họp Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, người dân bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc Hà Giang xử lý vụ việc gian lận thi cử kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
“Người dân cho biết không đồng tình vì Hà Giang xử lý chưa đúng đối tượng, có hiện tượng né trách nhiệm tương đối rõ”, ông Phúc nói.
Trong khi đó, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, cử tri tại nhiều địa phương đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong vụ gian lận thi cử.
Các bị cáo trong phiên tòa sáng ngày 14/10 tại TAND tỉnh Hà Giang.
Ở vụ việc này, Bộ GD&ĐT có nói chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật nhưng không nêu rõ cá nhân, đơn vị nào vi phạm, mức độ vi phạm và xử lý thế nào.
Theo Trưởng ban Dân nguyện, người dân cũng băn khoăn những kỳ thi trước có xảy ra sai sót nào hay không vì việc chấm thi THPT quốc gia bằng phần mềm bắt đầu từ năm 2016.
“Cử tri mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, xử lý những vi phạm tại kỳ thi 2018 nếu có, để đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật”, bà Hải nói.
Cũng trong buổi sáng ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gian lận thi cử trên địa bàn với 5 bị cáo.
Trong số những người được HĐXX yêu cầu có mặt tại tòa thì vợ nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh và Phó chủ tịch HĐND tỉnh Chúng Thị Chiên xin vắng mặt.
Ngoài những bị cáo bị đưa ra xét xử, đầu tháng 10/2019, Ủy ban Kiểm tra tỉnh Hà Giang cũng công bố 46 đảng viên bị kỷ luật vì nâng điểm, hoặc nhờ nâng điểm cho con cháu trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Video đang HOT
Trong đó, 42 đảng viên bị khiển trách, một người bị cảnh cáo, ba người bị khai trừ Đảng. Trong số này có bà Triệu Thị Giang (Phó phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch Đầu tư), em gái ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.
29 cán bộ, đảng viên khác phải “kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc” vì liên quan đến gian lận. Trong đó có bà Phạm Thị Hà (Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vợ ông Triệu Tài Vinh. Bà Hà phải kiểm điểm Chi bộ và Đảng ủy Sở vì để em chồng tác động nâng điểm cho con.
Vân Ngọc
Theo baodatviet
Những bí mật chưa thể làm sáng tỏ trong vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang
Những đảng viên có con ở Hà Giang có bị xử lý hay không? Vai trò của ông Giám đốc sở như thế nào trong vụ gian lận điểm thi, năm 2017 có gian lận không?
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, ngày 15/7, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 277; điểm a khoản 1 Điều 280 Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Việc trả hồ sơ được xem là một bước đi thận trọng trong xử lý gian lận điểm thi tại tỉnh này.
Tòa trả hồ sơ là thận trọng, giặc nội xâm hãy coi chừng
Tuy nhiên, còn rất nhiều câu hỏi đang bỏ ngỏ chờ cơ quan chức năng của Hà Giang trả lời cho dư luận.
Trong suốt 1 năm qua, kể từ ngày xảy ra vụ việc tiêu cực, tai Hà Giang số lượng bị can bị khởi tố không nhiều, chỉ có 5 người trong đó có 4 nhà giáo và 1 cán bộ an ninh nhưng mức độ, quy mô lại ngang bằng 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La. Thế nhưng, trong 4 nhà giáo ấy thì đã có tới 2 Phó Giám đốc Sở và Trưởng, Phó phòng Khảo thí.
Chỉ có 5 người này mà đã đủ khuynh đảo cả ngành giáo dục tỉnh, bịt mắt Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà và để vị phó chủ tịch tỉnh phải bị kỷ luật và đặc biệt "dám" nâng điểm cả con của đương kim bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh.
Đặc biệt, theo cáo trạng đã bị trả lại, Vũ Trọng Lương là người trực tiếp sửa hàng trăm bài thi mà như thời gian đã công bố trong buổi họp báo năm tháng 7/2018, trung bình chỉ mất có 6 giây. Một con số quá sức tưởng tưởng.
Theo tài liệu đã bị trả lại của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, Cơ quan an ninh điều tra đã áp dụng tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật nhưng không thu thập được chứng cứ để chứng minh được có yếu tố vụ lợi trong vụ án.
Đã đấu tranh với gia đình các thí sinh nhưng không gia đình nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm, ngoài ra lời khai của bị can Hoài, Lương không thừa nhận mà chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân.
Sẽ chỉ có 5 bị can trong vụ việc gian lận điểm thi tại Hà Giang?
Đây là điều quá sức vô lý bởi con số thí sinh được nâng điểm theo kết luận của cơ quan công an là 107 thí sinh (ít hơn Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố là 114 thí sinh) liên quan đến 210 phụ huynh liên quan đến gian lận.
Cùng với đó là sự xuất hiện đầy bí ẩn của con lợn nhựa mầu xanh bị vỡ lưng. Con lợn nhựa này đóng vai trò gì trong vụ án gian lận điểm thi?
Các bị can có thực sự đánh đổi cả sự nghiệp của mình vì "nghĩa" với bạn bè người thân một cách đơn thuần? Nghi vấn này như một chiếc gai nhức nhối giương lên trước mắt ngành Giáo dục của cả nước.
Cùng với đó, việc kỷ luật và tiến hành giải trình của các phụ huynh có con bị nâng điểm thế nào? Đặc biệt là trong đó có ông Triệu Tài Vinh, một phụ huynh có con "bị" nâng điểm.
Hành vi tự ý nâng điểm cho con ông Vinh ai là kẻ chủ mưu, vì sao tự ý nâng mà ông Vinh không hề biết?
Nghi vấn gian lận điểm thi tại Hà Giang có từ năm 2017 vẫn chưa được cơ quan chức năng làm sáng tỏ.
Nếu là phụ huynh nhờ nâng điểm thi, đánh chết tôi cũng không nhận mình đưa tiền
Tại cuộc họp báo công bố kết luận sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, rà soát các bài chấm thi tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang ngày 17/7, đại diện Tổ công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho biết trong máy tính của Vũ Trọng Lương vẫn còn dữ liệu thi Trung học phổ thông quốc gia 2017.
Trước đó nhiều người dân sinh sống tại thành phố Hà Giang đã bày tỏ với phóng viên về việc họ nghi ngờ việc nâng điểm đã diễn ra từ năm 2017. Thậm chí, đã có đơn gửi các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Tại Hòa Bình, thí sinh đã bị phát hiện gian lận điểm thi từ năm 2017.
Ông Vũ Văn Sử, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang có vai trò gì trong vụ việc gian lận điểm thi, ông có thực sự bị cấp dưới của mình "bịt mắt" dễ dàng đến thế hay không?
Vai trò của người đứng đầu tại Hà Giang bị qua mặt quá sức dễ dàng hay ông Sử đi "chuyến tàu vét" cho hoàng hôn cuối nhiệm kỳ?
Việc công bố danh tính phụ huynh có con nâng điểm ở Hà Giang cũng đang tạo ra sự tranh cãi khi có đến 208 người đang nằm trong vòng bí mật duy chỉ có 2 phụ huynh có con bị nâng điểm được dư luận biết tới là ông Phạm Văn Khuông, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này và ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang và đương kim Phó ban kinh tế Trung ương.
Việc xử lý nghiêm vụ việc điểm thi tại Hà Giang được coi như một trận đánh khốc liệt với "giặc nội xâm", do vậy, tính quyết định của trận đánh này sẽ góp phần lấy lại niềm tin của nhân dân Hà Giang nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong việc quyết tâm xử lý tiêu cực.
Đánh giá về việc này, ông Vũ Quốc Hùng, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương đã đánh giá đây: "... bước đi thận trọng sẽ đảm bảo thắng lợi trong cuộc chiến chống nội xâm.
Bởi cuộc chiến nội xâm chiến tuyến nó không rõ ràng. Về mặt chiến tuyến quan điểm thì rõ ràng nhưng chiến tuyến về ranh giới ta địch không rõ ràng.
Cho nên bây giờ không loại trừ là Triệu Tài Vinh đã đi khỏi Hà Giang người ta sẽ làm mạnh hơn".
Ông Vũ Quốc Hùng hi vọng đây là những bước đi thận trọng để làm tốt hơn trong công tác chống nội xâm chứ không phải những bước đi né tránh.
Trần Phương
Theo giaoduc
Xét xử vụ gian lận điểm thi: Vợ ông Triệu Tài Vinh xin vắng mặt tại phiên tòa Sáng nay, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi, hàng loạt cá nhân đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa. Sáng nay (14/10), hàng loạt người đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang, trong đó có bà Phạm...