Gian lận khi chơi game có thưởng bị phạt đến 200 triệu đồng
Trò chơi điện tử có thưởng là ngành kinh doanh có điều kiện, chỉ người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư hợp pháp ở nước ngoài, nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam mới được chơi. Từ 1/10/2013, những vi phạm hành chính trong lĩnh vực này có thể bị phạt tối đa 200 triệu đồng.
Ngày 29/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2013/NĐ-CP quy định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Theo đó, đối tượng được phép chơi tại các điểm kinh doanh gồm: người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. Các đối tượng nêu trên phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi và các quy định tại Nghị định này.
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chỉ được phép tổ chức các trò chơi điện tử có thưởng tại một điểm kinh doanh duy nhất được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh căn cứ vào tổng số buồng lưu trú tại cơ sở lưu trú với tỷ lệ 5 buồng lưu trú thì doanh nghiệp được phép kinh doanh tối đa không quá 1 máy trò chơi điện tử có thưởng.
Tất cả các trò chơi điện tử có thưởng khi đưa vào kinh doanh, doanh nghiệp phải xây dựng Thể lệ trò chơi phù hợp với cách thức chơi, tỷ lệ trả thưởng, thiết kế riêng của từng loại máy và gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương để theo dõi.
Video đang HOT
Nghị định nghiêm cấm các hành vi như kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; cho phép, tổ chức cá cược trực tiếp giữa người chơi với người chơi dựa trên kết quả của các trò chơi điện tử có thưởng tại điểm kinh doanh; gian lận trong quá trình tổ chức, tham gia các trò chơi điện tử có thưởng tại điểm kinh doanh.
Theo Nghị định, mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Trong đó, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại điểm kinh doanh. Đối với cá nhân có hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi điện tử có thưởng tại điểm kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 90 -100 triệu đồng. Mức phạt gấp 2 lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định nêu trên.
Nghị định cũng quy định, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho người chơi mà không có lý do chính đáng. Đối với doanh nghiệp có hành vi xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế thì sẽ bị phạt tiền từ 90-100 triệu đồng. Phạt tiền từ 180 – 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh vượt số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2013.
Theo VNE
Hà Nội rút kinh nghiệm cấp sổ đỏ
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các sở ngành cần rút kinh nghiệm, đồng thời hạn chế, chấn chỉnh các tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả cấp sổ đỏ của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra, nhất là tại các dự án phát triển nhà ở. Trong đó, việc đo đạc lập hồ sơ địa chính, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa đồng bộ, chưa tạo ra sự quyết tâm và chuyển biến mạnh mẽ ở từng địa phương.
Hà Nội sẽ gắn trách nhiệm cá nhân trong việc cấp sổ đỏ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do quá trình triển khai có nhiều quy định liên quan đến cấp sổ đỏ, hồ sơ kê khai chưa đầy đủ theo quy định. Bên cạnh đó, cán bộ được giao nhiệm vụ ở nhiều quận, huyện chưa đồng bộ...
Để cơ bản hoàn thành việc cấp sổ đỏ lần đầu theo yêu cầu của Quốc hội, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội phải tiếp tục rà soát, giảm bớt, rút ngắn các thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận, nhất là việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà của các dự án phát triển nhà ở.
Hà Nội cũng phải đưa ra quy định cụ thể trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và trách nhiệm các quận, huyện trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó cũng phải gắn trách nhiệm của tổ chức, từng cá nhân trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận.
Từ những phân tích trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, các quận huyện rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy điểm tích cực, hạn chế và chấn chỉnh các tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước về đất đai.
Trước ngày 31/7, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phải báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát, giảm bớt và rút ngắn các thủ tục hành chính trong công tác cấp sổ đỏ, nhất là việc cấp sổ đo cho người mua nhà ở các dự án phát triển nhà ở; quy định cụ thể trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và trách nhiệm của các quận, huyện trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; gắn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc cấp giấy chứng nhận.
Theo Dantir
Gia đình liệt sỹ 12 năm chìm trong đau khổ vì UBND huyện Thanh Trì Ngày 27/7 là dịp tưởng nhớ những người đã hy sinh vì tổ quốc, là ngày động viên các gia đình thương binh liệt sỹ, thế nhưng, ở xã Đông Mỹ, gia đình mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão vẫn chưa thoát cảnh khốn đốn vì 2 cuốn sổ đỏ cấp sai quy định. ảnh minh họa Nối tiếp loạt bài về "kỳ...