Gian lận điểm thi ở Sơn La: Trần Xuân Yến bất ngờ bác lại cáo trạng
Hôm nay (16/10), tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án hình sự gian lận thi cử THPT quốc gia tại Sơn La.
Trong phần xét hỏi của Hội đồng xét xử đối với bị cáo Trần Xuân Yến (nguyên Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La) tại phiên tòa, bị cáo Yến đã bất ngờ phản bác lại nội dung của bản cáo trạng.
Khai báo trước tòa, bị cáo Trần Xuân Yến nói rằng: Chỉ nhờ bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT tỉnh Sơn La) để xem điểm cho các thí sinh, chứ không nhận nâng điểm cho thí sinh nào. 13 thí sinh bị cáo chuyển cho bị cáo Nga là để xem điểm cho đồng nghiệp, bạn bè.
Bị cáo Trần Xuân Yến khai báo trước Hội đồng xét xử.
Theo đó, bị cáo Yến không nhất trí về kết luận. Vì 3 hành vi trong bản cáo trạng không đúng. Thứ nhất, bị cáo không nhận nâng điểm cho thí sinh nào, 13 thí sinh bị cáo chuyển cho bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga để xem điểm cho đồng nghiệp, bạn bè. Thứ hai, bị cáo không biết, không đồng thuận, không cho phép bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga, Đặng Hữu Thủy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Lò Văn Huynh (Phó Trưởng phòng Khảo thí, Sở GDĐT) sửa bài, nâng điểm cho các thí sinh. Tổ xử lý bài thi trắc nghiệp đã thực hiện đúng quy định của Bộ và quy chế thi về niêm phong bài thi. Bị cáo không chỉ đạo bị cáo Nga xóa dữ liệu trên máy tính, bị cáo chỉ bảo bị cáo Nga in dữ liệu ra đĩa để đề phòng virus, hỏng…
Bị cáo Yến tiếp tục khai trước tòa: Là Tổ trưởng Tổ chấm thi, bị cáo đã phân công cho các thành viên. Trước khi phân công đã họp, sau đó mới ban hành văn bản, phân công trong tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, trước khi phân công đã thảo luận, không có nội dung nào trái quy định.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gian lận thi cử tại Sơn La.
Chiều 30/6, bị cáo đưa cho bị cáo Nga 3 tờ danh sách gồm thông tin 13 thí sinh nhờ xem điểm. Vì trước đó, vào ngày 28/6, ông Hoàng Tiến Đức (nguyên Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La) đưa cho bị cáo 2 tờ danh sách, 8 thí sinh để nhờ xem điểm; ngày 28/6, ông Nguyễn Ngọc Hà (nguyên Trưởng phòng Giáo dục THPT, Sở GDĐT tỉnh Sơn La) đưa cho bị cáo một danh sách có 2 thí sinh để nhờ; ngày 29/6, ông Phan Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hải có cung cấp thông tin nhờ xem điểm. Sau đó, bị cáo đưa 3 tờ giấy ghi danh sách của 13 thí sinh cho bị cáo Nga là để xem điểm cho các thí sinh này.
Bị cáo Trần Xuân Yến – nguyên Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La.
Chiều 19/7, bị cáo đi công tác Hà Nội về, bị cáo nghe thông tin có đoàn công tác của Bộ về. Bị cáo có gọi bị cáo Nga đến nhà, nói rà soát quy trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi, in dữ liệu để bảo quản tránh làm mất dữ liệu. Còn việc tiêu hủy 16 bộ đĩa CD in dữ liệu thi là do Bộ đã lên kiểm tra, rà soát và đã niêm phong toàn bộ dữ liệu. Do thấy bộ đĩa CD in dữ liệu ra giống như dữ liệu trong máy nên thấy việc giữ lại các đĩa CD không cần thiết nữa nên đã đưa ra nghĩa trang tiêu hủy.
Bị cáo Trần Xuân Yến.
Tiếp tục trả lời trước tòa, bị cáo Trần Xuân Yến nói rằng: Chỉ nhờ bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT tỉnh Sơn La) để xem điểm cho các thí sinh, chứ không nhận nâng điểm cho thí sinh nào. 13 thí sinh bị cáo chuyển cho bị cáo Nga là để xem điểm cho đồng nghiệp, bạn bè. Và cũng do nể nang, đồng nghiệp nhờ, bị cáo đã nhờ bị cáo Nga xem điểm để biết trước điểm thi.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về phiên tòa.
Như Dân Việt đã thông tin: Sáng 15/10, TAND tỉnh Sơn La đưa ra xét xử phiên sơ thẩm lần 2 vụ sửa điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La.
8 người bị đưa ra xét xử gồm: ông Trần Xuân Yến, Đỗ Khắc Hưng, Lò Văn Huynh, Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo), Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên Đội phó Đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), Đặng Hữu Thủy (cựu Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu).
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 5 ngày. Phiên sơ thẩm lần một mở giữa tháng 9 vừa qua song phải hoãn vì vắng 44 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng 31 người làm chứng.
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, 8 bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao với động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác (vì mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) câu kết với nhau thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm; in khóa phách vòng 1 vòng 2 để nâng điểm cho 44 thí sinh.
Cụ thể, bị can Trần Xuân Yến với nhiệm vụ là tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm (chịu trách nhiệm chính) đã trái với nhiệm vụ được giao, nhận thông tin của 13 thí sinh chuyển cho Nga để sửa bài thi nâng điểm cho các thí sinh. Ngoài ra, Yến tạo điều kiện cho phép các bị can khác dễ dàng rút bài thi sửa nâng điểm. Khi bị thanh tra, kiểm tra, Yến chỉ đạo Nga che giấu hành vi phạm tội bằng cách xóa dữ liệu trên máy tính.
Bị can Nguyễn Thị Hồng Nga là thành viên Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, trong thời gian chấm thi đã trực tiếp và thông qua các bị can khác tiếp nhận thông tin của 40 thí sinh, thực hiện việc rút bài, sửa nâng điểm các môn thi trắc nghiệm. Ngoài ra, Nga cùng Thủy thực hiện việc xóa, quét lại bài thi đã sửa, khi quét lại Nga đều thay đổi hệ thống giờ trên máy tính để phù hợp với thời gian quét ảnh bài thi gốc trước đó.
Nga còn cùng Nhàn, Huynh rút khóa phách môn thi tự luận để tác động nâng điểm cho 12 thí sinh. Nga cũng là người chủ động thống nhất với các bị can và thời gian cùng nhau đến địa điểm để rút bài thi mang về nhà Thủy sửa, chuẩn bị phương tiện (như: Tẩy, bút chì, bộ đáp án) phục vụ cho việc sửa chữa bài thi. Khi bị thanh tra, kiểm tra, Nga che giấu hành vi phạm tội bằng cách xóa dữ liệu trên máy tính. Sau khi phạm tội, Nga đã nhận hơn 1 tỷ đồng.
Lò Văn Huynh là phó trưởng ban chấm thi, phụ trách chấm thi môn tự luận (ngữ văn) đã trực tiếp nhận thông tin của 7 thí sinh nhờ nâng điểm. Tối 30/6/2018, Huynh cùng với Nga, Thủy, Sọn thực hiện việc rút bài thi sửa nâng điểm cho 32 thí sinh. Ngoài ra, bị can Huynh còn cùng Nga, Nhàn cung cấp khóa phách, tác động nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh (trong đó có 3 thí sinh Huynh nhận giúp). Quá trình phạm tội, bị can Huynh đã nhận 1 tỷ đồng.
Bị can Cầm Thị Bun Sọn là thành viên tổ xử lý tin bài trắc nghiệm, đã trực tiếp sửa bài nâng điểm cho 1 thí sinh và cùng Nga, Huynh sửa bài cho 43 thí sinh khác, Sọn đã nhận 440 triệu đồng…
Cáo trạng xác định hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh của các bị can có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các bị can và số tiền đã nộp cho Cơ quan điều tra, không có tài liệu nào khác để chứng minh nên không có căn cứ để truy cứu hình sự.
Đáng chú ý theo hồ sơ tố tụng, 13 thí sinh được ông Trần Xuân Yến nâng điểm thi đều là những trường hợp do cấp trên, do đồng nghiệp và người quen nhờ vả.
Theo danviet
Hà Giang : Cựu PGĐ Sở bị cấp dưới mắng 'vợ chết còn lo ngoại tình'
Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, sáng 16/10, HĐXX làm rõ những lời khai mâu thuẫn nhau giữa bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang Triệu Thị Chính.
Bị cáo Triệu Thị Chính.
Trước đó, chiều 15/10, bị cáo Triệu Thị Chính bày tỏ bức xúc với hai cấp dưới Nguyễn Thanh Hoài (cựu Trưởng phòng Khảo thí) và Vũ Trọng Lương (cựu Phó Trưởng phòng Khảo thí). Nhất là khi bà Chính thấy có dấu hiệu không minh bạch trong các hành vi của hai cán bộ cấp dưới nên bà Chính đã yêu cầu ngắt mạng internet kết nối khỏi máy tính của Lương, niêm phong ổ cắm điện, máy tính và phòng chứa máy tính, bài thi, cũng như thay ổ khóa phòng chứa bài thi.
Khi đó, Nguyễn Thanh Hoài đã tỏ thái độ không hài lòng và nói với bà Chính: "Vợ chết cho vào quan tài còn lo ngoại tình".
Ngoài ra, bà Chính cũng phủ nhận toàn bộ lời khai của bị cáo Hoài về việc Chính đưa cho Hoài danh sách 13 thí sinh và nhờ nâng điểm 12 thí sinh.
Trả lời HĐXX sáng nay, 16/10, Hoài cho rằng lời khai của Chính "không đúng sự thật".
"Chị Chính đưa danh sách 13 thí sinh cho tôi và nói "đây là danh sách con các lãnh đạo cần nâng điểm môn Ngữ văn". Chị Chính đọc cho tôi số điểm cần nâng của từng người, riêng trường hợp thứ 6 thì chị bảo "thằng này học giỏi không cần nâng mà chỉ cần xem điểm", Nguyễn Thanh Hoài nói.
Trong tờ giấy đề danh sách 13 thí sinh được đánh máy bà Chính đưa cho Hoài, có thêm số báo danh 05000582 và 3 chữ ghi bằng bút mực "Toán, Lý, Anh", là chữ của Hoài ghi thêm vào sau khi Chính đọc cho Hoài ghi.
"Tôi đã trả lời ngay đây là môn thi trắc nghiệm do sếp phụ trách, tôi không giúp được", Nguyễn Thanh Hoài nói.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.
Về câu nói "Vợ chết cho vào quan tài còn lo ngoại tình", Hoài giải thích nguyên nhân dẫn đến câu nói này:
"Khi niêm phong máy tính, tôi nói phải niêm phong ổ cắm điện trên CPU vì khi không có nguồn điện vào máy không hoạt động. Anh Trần Quang Huy thanh tra nói "vợ chết vẫn lo ngoại tình" thì tôi chỉ nhắc lại câu nói của anh Huy. Tôi chỉ vào cắm ổ điện của CPU và nhắc lại lời anh Huy, và tôi nhắc lại rất nhiều lần ở hành lang, chứ chị Chính đã nhắc lại dị bản câu nói của tôi".
Về câu nói "lôi bà Chính vào cuộc" Hoài nói với Lương tại nhà riêng sau khi sự việc bị bại lộ, Hoài cho biết có rất nhiều thành viên phòng khảo thí đã nói câu này từ 15-17/7/2018, Hoài chỉ nhắc lại với Lương tại chiều 18/7/2018 tại nhà riêng.
"Hàm ý của câu này là chị Chính đưa tôi danh sách nhờ nâng điểm môn Ngữ văn thì không khác gì tôi đưa danh sách cho anh Lương nâng điểm môn thi trắc nghiệm. Trong thời gian xử lý bài thi trắc nghiệm, Trưởng ban chấm thi (bà Chính) phải chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của ban chấm thi nên chị Chính cũng cần phải có trách nhiệm, chứ tôi không có hàm ý gì khác hơn ngoài hai lý do này".
Bị cáo Hoài cho rằng bà Chính là Trưởng ban chấm thi, trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm theo điều 26 Quy chế chấm thi. Hành vi của bị cáo là nâng điểm nên bà Chính phải có trách nhiệm một phần.
Hoài cũng khẳng định việc không biết việc bà Chính thay khóa, việc nâng điểm xảy ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm chứ không xảy ra trong quá trình vận chuyển bài thi về Sở GD&ĐT. Việc sửa chỉ xảy ra khi đưa bài thi về Phòng Khảo thí.
Trước việc bà Chính khẳng định không thể can thiệp điểm thi môn Ngữ văn, Hoài khẳng định hoàn toàn có thể làm được căn cứ quá trình tổ chức thi, sau khi ghép phách thì biết chính xác thí sinh nào, sau đó nhờ trưởng môn và hai cán bộ chấm thi tiến hành nâng điểm. Tuy nhiên, Hoài cho biết đây mới chỉ là "ý tưởng" và chưa bàn với ai nên việc nâng điểm mới chỉ được thực hiện ở các môn thi trắc nghiệm.
Theo P.V (Infonet)
Xét xử gian lận thi cử ở Sơn La: 8 luật sư sẽ tham gia bào chữa Ngày mai (16/9), Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Ngoài hội đồng xét xử sẽ có 5 thẩm phán, phiên xét xử còn có 8 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Phiên tòa xét...