Gian lận để tiêm vaccine Covid-19
Khi một phụ nữ trẻ xuất hiện tại trung tâm tiêm chủng Covid-19 ở Hamburg tuần trước, giới chức chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện tiêm chủng tỏ ý nghi ngờ.
Cô gái này khoảng ngoài 20 tuổi, trong khi vaccine ở Đức chủ yếu đang được tiêm cho những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, cô gái nói mình nằm trong trường hợp ngoại lệ vì đang chăm sóc mẹ ốm nặng. Để chứng minh, cô chìa ra một tờ đơn đã điền trước thông tin. Song trên đơn thiếu chữ ký của người mẹ nên không được chấp nhận. Nhưng sau đó, cô nhanh chóng quay lại, với chữ ký đầy đủ.
Cô khẳng định có một người chị em cũng được tiêm vaccine vì lý do tương tự. Nhưng kiểm tra hồ sơ tiêm chủng tại chỗ cho thấy thông tin này hoàn toàn không đúng.
Một trung tâm tiêm chủng ở thành phố Markkleeberg, Đức, hồi tuần trước. Ảnh: AP.
“Thế rồi cô ấy vội vã rời khỏi đây như một cơn gió”, Martin Helfrich, phát ngôn viên thành phố, người chứng kiến toàn bộ câu chuyện, nhớ lại.
Các quan chức tại trung tâm tiêm chủng Covid-19 Hamburg đã trở nên thành thạo trong việc phát hiện những người đang muốn chen ngang hàng tiêm vaccine, hành động theo họ là “mất chất Đức nhất”.
Tại các điểm tiêm chủng do nhà nước điều hành như trung tâm ở Hamburg, những người trên 60 tuổi, người có bệnh lý nền và nhân viên phục vụ trên tuyến đầu chống dịch mới được tiêm vaccine Covid-19. Nhưng các quan chức ở Hamburg mới đây cho biết gần 2.000 người không đủ điều kiện đến tiêm chỉ trong vòng một tuần. Có những người tới vì không hiểu rõ luật, nhưng có những người chủ ý gian lận.
Video đang HOT
Tại một quốc gia luôn tự hào về thái độ nghiêm túc, tuân thủ quy định như Đức, thông tin trên gây sốc đến mức đã trở thành tiêu điểm tin tức khắp đất nước.
Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải chờ đến lượt. Bà mới tiêm vaccine hồi tháng trước, chỉ sau khi nhóm tuổi của bà được cho phép. Thủ tướng Đức năm nay 66 tuổi. Ugur Sahin, 55 tuổi, giám đốc điều hành BioNTech, công ty chế tạo vaccine Pfizer, cho biết ông chắc chắn sẽ đợi đến lượt mình.
Khởi đầu tương đối chậm chạp nhưng chương trình tiêm chủng của Đức đang dần tăng tốc. Các nhà lập pháp bang đã thông qua những quyền tự do mới cho những người đã tiêm chủng đầy đủ, bao gồm quyền gặp gỡ những người đã tiêm chủng khác hay mua sắm và du lịch mà không cần xét nghiệm hay cách ly.
Động thái này là động lực rõ ràng đối với những người dân Đức đang hy vọng có một mùa hè bình thường hơn. Nhưng các quan chức cũng lưu ý đây có thể là cái cớ để nhiều người muốn gian lận, chen hàng tiêm vaccine.
“Không phải tất cả mọi người đều chủ tâm làm điều xấu”, Helfrich nói. “Một số đơn giản là nhầm lẫn thông tin. Số khác muốn thử nhưng rồi nhanh chóng từ bỏ. Chỉ một số ít thực sự làm những việc như giả mạo giấy tờ”.
Trong khi hầu hết các bang không lưu trữ hoặc công bố số người bị từ chối tiêm chủng, Hamburg đã quyết định công khai thông tin với hy vọng ngăn cản những nỗ lực tương tự.
Cư dân ở Cologne, phía tây Đức, xếp hàng chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng lưu động. Ảnh: Reuters.
Bernd Wiegand, thị trưởng 64 tuổi của thành phố Halle, phía đông Đức, hồi tháng 4 bị đình chỉ công tác sau khi ông bị phát hiện tiêm một liều vaccine Covid-19 còn sót lại hồi tháng một, thời điểm mà chỉ người trên 79 tuổi hoặc người làm trong ngành y tế đủ điều kiện tiêm chủng.
38% người dân Đức đã tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên và tỷ lệ này nằm trong nhóm dẫn đầu của Liên minh châu Âu (EU). Chính phủ Đức tuần qua thông báo tới ngày 7/6, danh sách ưu tiên tiêm chủng sẽ trở thành dĩ vãng. Tuy nhiên, nhìn chung, chương trình tiêm chủng vẫn bị cản trở bởi những trục trặc, chậm trễ hay nhầm lẫn.
Đức đã ngừng tiêm vaccine AstraZeneca một thời gian vì nguy cơ đông máu hiếm gặp, nhưng hồi đầu tháng, nước này cho phép tiêm lại vaccine cho người trên 18 tuổi, miễn là họ hiểu hết các rủi ro.
Quyết định trên mở ra một cuộc chạy đua tiêm vaccine mới, lần này hoàn toàn nằm trong luật. Hầu hết các trung tâm tiêm chủng do nhà nước điều hành đều không sử dụng vaccine AstraZeneca vì lo ngại hiện tượng hình thành cục máu đông sau tiêm, nhưng các bác sĩ địa phương có thể tiêm chúng.
Giờ đây, nhiều bác sĩ địa phương đang phàn nàn về việc ngày càng nhiều người có hành vi quyết liệt để được tiêm vaccine AstraZeneca.
Hôm 17/5, cả Berlin và bang Baden-Wrttemberg, phía tây Đức, đã bỏ danh sách ưu tiên tiêm vaccine cho các mũi tiêm do bác sĩ chỉ định. Nhưng tại trung tâm vaccine Hamburg, cơ sở lớn nhất nước, danh sách ưu tiên vẫn được duy trì và thực thi.
Theo Kai Pawlik, 43 tuổi, điều phối viên tại trung tâm Hamburg, các hành vi gian lận thường rất dễ bị phát hiện. Pawlik cho biết ông hiểu rằng một số người mong muốn được tiêm đến mức họ có thể xuyên tạc hoặc giả vờ hiểu sai quy định.
“Và tất nhiên, mặt khác, cũng có những người trơ trẽn cố gắng lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống để được tiêm trước. Với những người này, tôi không có chút cảm thông nào”, ông nói.
Bjrn Eggers, sĩ quan cảnh sát, 43 tuổi, đủ điều kiện tiêm chủng vì là nhân viên tuyến đầu. Hôm 14/5, ông tới trung tâm Hamburg để tiêm mũi thứ hai. Eggers cũng không thể chấp nhận việc chen ngang hàng tiêm vaccine.
“Nếu tất cả mọi người đều làm như vậy, chúng ta sẽ rơi vào hỗn loạn tuyệt đối”, ông nói.
Malaysia sắp tiêm vaccine Covid-19 hàng loạt
Malaysia dự kiến bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Covid-19 vào 24/2, sớm hai ngày so với kế hoạch sau khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên hôm nay.
Malaysia đặt mục tiêu tiêu chủng cho ít nhất 80% dân số 32 triệu người của nước này trong vòng một năm nhằm tạo tiền đề hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.
Người dân đeo khẩu trang chờ tàu ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, hồi tháng một. Ảnh: Reuters.
312.000 liều vaccine Pfizer-BioNTech đã được chuyển đến Malaysia sáng nay và các lô khác sẽ tiếp tục cập bến trong những tuần tới. "Lần nhận hàng thứ hai là vào ngày 26/2 và chúng tôi sẽ tiếp tục nhận vaccine cứ sau mỗi hai tuần cho tới khi hoàn tất", Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Chương trình tiêm chủng quốc gia sẽ bắt đầu vào ngày 24/2, sớm hơn kế hoạch ban đầu. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Bộ trưởng Y tế Noor Hisham Abdullah sẽ là những người đầu tiên được tiêm chủng.
Kuala Lumpur đã đặt mua 32 triệu liều vaccine từ Pfizer và BioNTech. Khairy cho biết những liều vaccine từ công ty Sinovac Biotech, Trung Quốc, dự kiến được giao vào ngày 27/2 song đang chờ cơ quan quản lý phê duyệt.
Malaysia đến nay ghi nhận hơn 280.000 ca nhiễm và gần 1.100 trường hợp tử vong vì Covid-19.
Vaccine Covid-19 giúp Israel giảm ca nCoV mới Israel triển khai chương trình thử nghiệm vaccine Covid-19 rộng nhất thế giới và ghi nhận kết quả tích cực trong đối phó với đại dịch. Các nghiên cứu mới của chuyên gia Israel cho biết số ca nhiễm nCoV và số người phải nhập viện giảm đáng kể chỉ trong vài tuần triển khai tiêm vaccine Covid-19. Dữ liệu ban đầu cho...