Giàn khoan TQ “tiếp tục khoan dầu trên Biển Đông”
Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 để bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch.
Ngày 27/5, Công ty Dịch vụ Mỏ dầu Trung Quốc (COSL) phụ trách hoạt động thăm dò dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông tuyên bố đã “hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chiến dịch” và sẽ tiếp tục bước sang giai đoạn tiếp theo.
COSL chính là công ty phụ trách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đã ngang ngược kéo vào vùng biển Việt Nam bất chấp sự phản đối của Hà Nội và sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc cho dịch chuyển giàn khoan để tiếp tục khoan dầu trên Biển Đông
Trong thông cáo báo chí đăng trên website của mình, COSL cho biết giàn khoan 981 đã được di chuyển “tới một địa điểm khác” để bắt đầu giai đoạn hai mà không đưa ra bất cứ thông tin cụ thể nào về những bước đi tiếp theo của Trung Quốc.
COSL bắt đầu cho giàn khoan 981 hoạt động trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hôm 2/5, và trước đây công ty này từng tuyên bố sẽ cho giàn khoan hoạt động đến giữa tháng Tám năm nay.
Video đang HOT
Công ty COSL vận hành giàn khoan 981 theo hợp đồng ký kết với Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), và hoạt động thăm dò của công ty này tuy mang danh nghĩa là hoạt động kinh doanh nhưng lại được sự hộ tống, bảo vệ của hơn 100 tàu hải cảnh, hải quân Trung Quốc, gây ra tình hình căng thẳng cực kỳ nguy hiểm trên Biển Đông.
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tố cáo tàu Trung Quốc đã tấn công và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam ở địa điểm cách giàn khoan 981 khoảng 17 hải lý.
Trung Quốc huy động cả tàu quân sự để hộ tống giàn khoan 981
Bất chấp sự lên án dữ dội của cộng đồng quốc tế, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin vẫn ngang ngược tuyên bố rằng công ty này quyết hoàn thành việc khoan dầu ở Biển Đông.
Trong đại hội đồng cổ đông CNOOC diễn ra ở Hong Kong hôm 23/5, Wang tuyên bố rằng hoạt động khoan dầu trên Biển Đông chỉ đơn thuần là một quyết định mang tính kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lập luận này của CNOOC đã bị bác bỏ bởi chính sự hiện diện của hàng loạt tàu hộ tống, tàu tên lửa của Trung Quốc đi theo bảo vệ, và nhiều chuyên gia quốc tế cũng nhận định rằng việc hạ đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc trên Biển Đông là một phần trong mưu đồ độc chiếm vùng biển này của Bắc Kinh.
Theo Khampha
Trung Quốc ngăn cản Việt Nam cứu hộ tàu cá bị đâm chìm
Giàn khoan Hải Dương - 981 đã được di chuyển về hướng đông đông nam đảo Tri Tôn 25 hải lý và Trung Quốc gia tăng hoạt động cản phá Việt Nam cứu hộ, trục vớt tàu cá bị đâm chìm.
Trao đổi với báo chí chiều nay 27.5, ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, diễn biến trên thực địa vẫn rất căng thẳng. Các tàu của Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn, đâm va và ra sức cản trở hoạt động của các tàu Việt Nam.
Lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn gia tăng các hoạt động đấu tranh, gây áp lực với tàu Trung Quốc nhằm đẩy đuổi các phương tiện này ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thông tin về sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981, ông Hà Lê cho biết, đến 10 giờ sáng ngày hôm nay, giàn khoan được các tàu Trung Quốc neo tại vị trí 15 độ 33,38 phút độ Bắc, 111 độ 34,62 độ Đông, cách đảo Tri Tôn về hướng đông đông nam 25 hải lý và cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng đông đông bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.
Ông Hà Lê cho hay, phía Trung Quốc tuyên bố di chuyển giàn khoan ra vị trí mới để tiếp tục thăm dò. Lực lượng kiểm ngư tiếp tục theo dõi sát sao để biết chắc ngoài thăm dò liệu còn có động cơ, mục đích nào hay không.
Trong ngày, các tàu Trung Quốc gia tăng cường độ hoạt động và có 2 máy bay liên tục cất cánh thăm dò các tàu của Việt Nam trong vùng biển có giàn khoan.
Tàu Trung Quốc tăng cường áp sát, thường xuyên chĩa súng đe dọa các tàu kiểm ngư Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đặc biệt, phía Trung Quốc đã tăng cường tàu quân sự, tàu hải giám và hải tuần với công suất lớn hơn so với các tàu đã sử dụng trong những ngày qua. Các tàu này gia tăng hoạt động cản phá lực lượng chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ ở khoảng cách giàn khoan từ 5 - 6 hải lý.
Tàu chiến Trung Quốc hôm nay hoạt động hung hăng hơn, tăng cường áp sát các tàu kiểm ngư hơn, thường xuyên có hành động mở bạt che vũ khí, chĩa súng hướng thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam để đe dọa.
Ngoài ra, các tàu Trung Quốc đã có hành vi đâm húc ngăn cản các tàu cá của Việt Nam ở phạm vi cách giàn khoan 15 - 17 hải lý.
Cũng theo ông Hà Lê, trong ngày hôm nay, cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức trục vớt tàu ĐNA - 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong ngày 26.5. Tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc đã có hành động ngăn chặn, cản trở các tàu của Việt Nam cứu hộ tàu chìm.
"Hành động của phía Trung Quốc là hết sức nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về cứu hộ cứu nạn trên biển", ông Hà Lê bức xúc lên án.
Theo TNO
Trung Quốc đã di chuyển và neo giàn khoan Hải Dương - 981 cách vị trí cũ 23 hải lý Tại cuộc họp báo chiều 27.5, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết: Lúc 5 giờ 30 phút ngày 27.5, giàn khoan Hải Dương - 981 di chuyển được 3 đến 4 hải lý, với vận tốc 4,5 hải lý/giờ về phía Đông Đông Bắc. Trung Quốc đã dịch chuyển kéo giàn khoan Hải Dương-981 cách vị...