“Giàn khoan” thành điểm nóng trong cuộc họp báo của LHQ
Tại cuộc họp báo của Liên hợp quốc ngày 9/5 ở New York, có ba phóng viên quốc tế của Nhật Bản, Nga và Mỹ đã đặt câu hỏi về tình hình mới đây tại Biển Đông.
Người phát ngôn Liên hợp quốc Farhan Haq
Trả lời câu hỏi về quan điểm của Liên hợp quốc về việc Việt Nam hay Trung Quốc thực sự có chủ quyền với khu vực đặt giàn khoan HD-981, và liệu Liên hợp quốc có thực hiện bước đi nào trong bối cảnh căng thẳng gia tăng và đã có những đụng độ giữa hai bên, Người phát ngôn Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết những gì ông có thể nói ông đã nói.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon dự kiến có chuyến công du tới Trung Quốc trong tháng này và TTK dự kiến sẽ gặp những ai, liệu Biển Đông có là một chủ đề trong thảo luận hay không, ông Farhan Haq cho biết tại thời điểm này ông chưa có thông tin nào để công bố về chuyến đi của ông Ban Ki-moon và Liên hợp quốc sẽ ra tuyên bố vào thời điểm hợp lý.
Video đang HOT
Các buổi làm việc của Tổng thư ký Liên hợp quốc với các quan chức cấp cao sẽ có thông cáo báo chí và tại thời điểm này ông chưa có gì để bình luận về nội dung bàn thảo.
Tại cuộc họp báo ngày 9/5 tại Liên hợp quốc, ôngFarhan Haqcho biết: “Tổng thư ký Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày vừa qua. Tổng thư ký hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc”.
Theo Dantri
Thương vong tăng nhanh tại Ukraine
Ước tính gần 80 người đã thiệt mạng kể từ khi chính quyền lâm thời Ukraine phát động chiến dịch "chống khủng bố" ở miền đông.
Một chốt kiểm soát của quân đội Ukraine gần Slavyansk - Ảnh: AFP
AFP dẫn thông báo ngày 6.5 của Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Ukraine Arsen Avakov trên mạng xã hội cho biết: "Theo ước tính của chúng tôi, khoảng 30 tên khủng bố đã bị bắn chết và hàng chục tên khác bị thương trong vụ đụng độ ở ngoại vi thành phố Slavyansk ngày 5.5. Trong số này có nhiều người đến từ Crimea, Nga và Chechnya. Về phía lực lượng an ninh và quân sự Ukraine có 4 người thiệt mạng và 20 người bị thương".
"Khủng bố" là từ mà Kiev dùng để chỉ những tay súng thân Nga hoạt động tại miền đông và nam Ukraine. Bạo động đã bùng phát tại nước này sau khi chính phủ lâm thời quyết định đẩy mạnh chiến dịch chống khủng bố tại 2 thành phố miền đông là Slavyansk và Kramatorsk từ ngày 2.5. Nếu tính luôn vụ hỏa hoạn nghiêm trọng ở thành phố miền nam Odessa làm 43 người thân Nga chết cháy, chỉ trong vòng 3 ngày qua, các vụ đụng độ giữa người phản đối chính phủ với cảnh sát, quân đội và người ủng hộ chính phủ đã làm gần 80 người thiệt mạng.
Quân đội Ukraine tiếp tục áp sát Slavyansk và Kramatorsk nhưng vấp phải sự chống cự quyết liệt của những người biểu tình và các tay súng thân Nga. AFP dẫn thông cáo ngày 6.5 của Bộ Quốc phòng nước này cho biết một trực thăng quân sự
Mi-24 của quân đội vừa bị các tay súng ly khai bắn hạ gần Slavyansk. Máy bay rơi xuống sông nhưng các phi công đã được một đơn vị đặc nhiệm cứu sống. Hồi cuối tuần trước, 3 chiếc Mi-24 khác của Ukraine cũng bị bắn rơi tại Slavyansk, làm 2 binh sĩ thiệt mạng.
Hôm qua, theo AFP, lần đầu tiên nhiều loạt súng liên thanh đã vang lên ở sát trung tâm thành phố này, nhiều khả năng là do quân đội Ukraine bắt đầu siết chặt vòng vây. Trong khi đó, chỉ huy các tay súng ly khai Vadim Orel khẳng định quân đội Ukraine đã dùng trực thăng và súng cối tấn công một khu vực cách Slavyansk 5 km về phía nam. Do bất ổn tăng cao, hôm qua, hàng loạt chuyến bay đã bị hoãn tại sân bay Donetsk.
Giới quan sát lo ngại nước cờ "chống khủng bố" rất cứng rắn của Kiev sẽ đào sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ nước này. Trong những ngày sắp tới, nhiều khả năng khủng hoảng sẽ còn diễn biến khó lường với 2 sự kiện quan trọng: ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít (9.5) và ngày dự kiến tổ chức trưng cầu dân ý về liên bang hóa Ukraine tại Donetsk (11.5).
Trong bối cảnh hiện nay, việc Kiev dự kiến tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25.5 cũng sẽ rất phức tạp. Hôm qua, Nga chính thức đệ đơn đề nghị LHQ và Hội đồng châu Âu tác động để dời ngày bầu cử tổng thống Ukraine. Theo Moscow, cần phải chờ tình hình ổn định vì không thể tổ chức bầu cử ở "một đất nước đang bị giằng xé bởi những vụ đụng độ đẫm máu ở miền đông và nam". Đáp lại, quyền Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Evgeny Perebiynis tuyên bố cuộc bầu cử vẫn sẽ diễn ra như dự kiến.
Trước tình hình căng thẳng của Ukraine, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm qua cho biết sẵn sàng làm trung gian hòa giải để giúp các bên đạt được giải pháp chính trị. Còn Tư lệnh NATO Philip Breedlove mới đây nhận định Nga sẽ không đưa quân vào Ukraine vì Tổng thống Vladimir Putin "có nhiều cách khác để đạt được mục đích của mình" như ủng hộ phe ly khai và làm giảm uy tín của Kiev.
Theo TNO
LHQ họp khẩn cấp, Mỹ đề nghị Nga rút quân khỏi Ukraine Mỹ kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine trong khi Kiev kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) có những hành động kịp thời nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine, theo AFP. Binh sĩ vũ trang trong quân phục không phù hiệu ngồi trong một xe quân sự mang biển số Nga tại thị trấn Balaclava của Crimea...