Giàn khoan Nam Hải 09 đang ở vùng chồng lấn giữa VN-Trung Quốc
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay 26/6, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết giàn khoan Nam Hải 09 đang nằm ở vùng chồng lấn đang được phân định giữa VN và Trung Quốc, mà theo quy định các bên không được có hoạt động đơn phương thăm dò, khai thác dầu khí.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo chiều nay 26/6.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết bên cạnh tình hình thế giới, Bộ Ngoại giao nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề biển Đông, vì vậy đã mời đến cuộc họp báo ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển và ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư nhằm giải đáp thắc mắc liên quan đến các vấn đề thực địa.
Trung Quốc thực hiện nhiều hoạt động làm phức tạp tình hình
Mở đầu cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo về những diễn biến mới nhất trong căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông. Ông cho biết, những ngày qua ngoài giàn khoan Hải Dương-981 cùng một số lượng tàu hộ tàu và máy bay Trung Quốc (TQ) vẫn hoạt động trong thềm lục địa, vùng đặc quyền của Việt Nam (VN), TQ lại có thêm nhiều hoạt động khiến cho tình hình phức tạp hơn.
Chiều 18/6, cục hải sự TQ thông báo giàn khoan Nam Hải 9 đến vị trí có tọa độ1738 vĩ độ Bắc 11012.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 1714.1 vĩ độ Bắc 10931 vĩ độ Đông trên Biển Đông. Từ ngày 18-20/6, các cơ quan chức năng của VN đã phát hiện giàn khoan này di chuyển đến khu vực mà Trung Quốc đã thông báo.
Vào lúc 13h ngày 23/6, các cơ quan chức năng của VN đã phát hiện giàn khoan Nam Hải 09 đã được di chuyển đến khu vực mà Trung Quốc đã thông báo, tiếp đó ngày 24/6, Cục Hải Sự TQ tiếp tục có thông báo hàng hải số 1014050 thông báo tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu số 719 sẽ hoạt động ở Biển Đông từ ngày 23/6-20/8/2014, khu vực mà giàn khoan Nam Hải 09 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu 719 hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ đang được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo luật pháp quốc tế không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định, đáng chú ý là: hành động này của TQ diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam khiến dư luận quốc tế và VN hết sức lo ngại.
Việt Nam yêu cầu TQ không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, tạo không khí thuận lợi trong tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ giữa hai nước.
Bên cạnh đó trong thời gian qua, TQ còn tiến hành một loạt các hoạt động như phát hành bản đồ địa hình TQ và bản đồ nước CHND Trung Hoa khổ dọc, trong đó thể hiện đường lưỡi bò bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của TQ, khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, tiếp tục mở rộng và xây dựng nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà TQ đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng trái phép vào năm 1988.
“Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định lập trường của VN với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía TQ chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tôn trọng luật pháp quốc tế, nghiêm túc tuân thủ tuyên bố DOC và không có hành động tương tự trong thời gian tới”, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết.
Ông Lê Hải Bình cũng cho biết thêm vào lúc 9h ngày 23/6, trong khi tàu kiểm ngư 951 đang thực thi pháp luật trong vùng đặc quyền kinh tế VN đã bị một số tàu TQ đâm húc gây thiệt hại nặng, vị trí này cách giàn khoan Hải Dương-981 của TQ rất xa, đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Việt Nam càng nguy hiểm hơn, hành động này đã gây cản trở cho tự do cho an toàn hàng hải của khu vực, đi ngược lại tinh thần của DOC.
VN yêu cầu bồi thường thiệt hại cho tàu kiểm ngư 951 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam trong thời gian qua.
Sau phần trình bày của ông Lê Hải Bình, cuộc họp báo bước vào phần hỏi đáp:
Video đang HOT
Tuổi trẻ: Xin ông cho biết bình luận gần đây về việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vu cáo việc tàu Việt Nam liên tục quấy rối tàu TQ?
TQ bịa đặt thông tin, tính toán kỹ khi đâm va tàu VN
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư: Chúng tôi cực lực phản đối và bác bỏ thông tin này của bộ ngoại giao Trung Quốc nêu ra tại cuộc họp báo ngày 24/6. Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt, các tàu cá và tàu thực thi pháp luật của VN hoàn toàn hoạt động trong vùng biển VN và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Từ khi TQ hạ đặt giàn khoan, tàu Việt Nam thường xuyên bị đâm va và bị ngăn chặn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đây là hành động có chủ động được tính toán kỹ nhằm gây thiệt hại cho tàu chấp pháp của Việt Nam.
Đã có 27 tàu kiểm ngư VN bị tàu TQ đâm va và có 15 kiểm ngư viên VN bị thương.
Ông Hà Lê tường thuật vụ tàu TQ hung hăng đâm tàu kiểm ngư 951 vào ngày 23/6
Thông tin bịa đặt về việc tàu VN tấn công tàu TQ như Bộ Ngoại giao TQ nêu: tàu kiểm ngư 951 bị 4 tàu của TQ đã chủ động bao vây đâm va và gây hư hỏng nặng, thể hiện sự manh động, tổ chức và tính toán trước, nhằm mục đích gây thiệt hại cho tàu 951.
Khi tàu 951 đang thực thi nhiệm vụ bị tàu kéo và tàu hải tuần Trung Quốc phun nước và đâm đã phá hỏng toàn bộ lan can, hư hỏng phòng y tế và một số trang thiết bị khác cho tàu kiểm ngư.
Các tàu VN chưa bao giờ đâm va vào tàu TQ mà chỉ có tàu TQ chủ động đâm va vào tàu VN.
Tiền phong: Trung Quốc nói không sử dụng tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981, phía Việt Nam có phản ứng gì về điều này?
TQ dùng tàu kéo trong thủ đoạn mới, thường xuyên dùng tàu quân sự
Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển: Về tình hình thực địa 10 ngày qua, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan, trong số này có khoảng 4-6 tàu chiến như tàu hộ vệ tên lửa, tàu quét mìn, ngoài ra TQ tiếp tục huy động từ 33-43 lần chiếc tàu hải giám, hải tuần làm nhiệm vụ ngăn chặn giàn khoan để tạo thành vành đai bảo vệ từ xa.
Về thủ đoạn: TQ vẫn hình thành tuyến bảo vệ giàn khoan, tuyến trong gồm tàu kéo tàu dịch vụ, tuyến ngoài gồm tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo. Đáng chú ý, trước kia, TQ không sử dụng tàu kéo để đâm tàu VN nhưng nay lại sử dụng tàu kéo để tạo điều kiện cho các tàu khác đâm vào tàu Việt Nam.
Trước kia TQ sử dụng tàu hải cảnh tốc độ cao để đâm tàu VN giờ thì dùng tàu kéo để bao vây và đâm tàu VN để tránh bị hư hại cho tàu hải cảnh.
Ngoài ra còn sử dụng các loại máy bay như trinh sát, khiêu khích, trực thăng, hoạt động trên hiện trường ở độ cao từ 300-500 mét để uy hiếp tàu VN để nắm tình hình trên biển. Ngoài ra tàu cá TQ còn tiếp tục ngăn cản ngư dân Việt Nam trong khoảng cách từ 30-50 hải lý tính từ vị trí giàn khoan trái phép Hải Dương-981và chèn ép buộc ngư dân VN buộc phải rời khỏi ngư trường.
Bộ Ngoại giao TQ nói là Trung Quốc không sử dụng tàu quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981: tôi xin khẳng định TQ thường xuyên sử dụng tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan như tàu quét mìn, tàu tuần tiễu, tàu khu trục…mà chúng tôi đã chụp được hình ảnh và đăng ký tọa độ, thậm chí cả phóng viên trong nước và quốc tế đều ghi lại được hình ảnh này.
Tôi hoàn toàn bác bỏ điều Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Thứ hai: trong quá trình ở khu vực hiện trường, chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ, tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền, tàu chấp pháp Việt Nam nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, dù bị đâm va, bị chèn ép vẫn bình tĩnh đối phó, kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình.
Báo An ninh thủ đô: Trung Quốc ngang ngược phát hành bản đồ khổ dọc trong đó có đường lưỡi bò bao trọn Biển Đông, xin ông cho biết quan điểm của Việt Nam về điều này?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động sai trái này của phía TQ. Điều này cũng bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Báo Dân Việt: Trong chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì, giữa hai nước đã thống nhất sớm ổn định tình hình Biển Đông, tuy nhiên, đến nay TQ vẫn tiếp tục gây hấn. Xin ông cho biết quan điểm của Việt Nam về vấn đề này?
Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, để giải quyết một vấn đề phải có sự thiện chí của hai bên vì nếu chỉ có một bên thì tình hình hình sẽ ngày càng phức tạp.
AFP: Đến thời điểm này có nhiều tour du lịch sang Việt Nam bị hủy bỏ, nhiều khách TQ không sang Việt Nam nữa vì lo ngại lý do thiếu an toàn. Xin ông cho biết về thông tin này?
Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi đã khẳng định nhiều lần, Việt Nam đã và đang sử dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Hiện nay Việt Nam vẫn cân nhắc và xem xét việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết vấn đề trên biển với TQ.
Về quan điểm cho rằng khách du lịch TQ phải hủy tour đến VN vì lo ngại về sự an toàn: Sau sự việc xảy ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh, chính phủ VN đã nỗ lực giải quyết tình hình, đến nay các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp TQ bị ảnh hưởng đã được đảm bảo an toàn và họ đã hoạt động trở lại.
Thông tấn Đức: Về việc đền bù 7 triệu đô la cho các doanh nghiệp bị thiệt hại ở Bình Dương, đến nay mới chỉ có 2 triệu đô la được giải ngân, xin ông cho biết thông tin về sự việc này?
Xin ông cho biết thông tin về vị trí của giàn khoan Nam Hải 09?
Giàn khoan Nam Hải 09 nằm trong vùng chồng lấn đang được phân định.
Ông Lê Hải Bình: Chính phủ VN đã có những hành động rất kiên quyết, Thủ tướng đã chỉ đạo các phó thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp, đến nay đại đa số các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá rất cao nỗ lực của chính phủ VN. Con số cụ thể tôi sẽ chuyển câu hỏi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vị trí hiện tại của Nam Hải 09 đang nằm ở vùng chồng lấn đang được phân định giữa VN và Trung Quốc. Trong khi đang được phân định, các bên không được có hoạt động đơn phương thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng này. Chúng tôi đang theo dõi sát sao giàn khoan này. Không chỉ có VN mà cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại về các giàn khoan này.
AP: Tại cuộc họp báo quốc tế ngày 7/5, ông Ngô Ngọc Thu có nói mọi sự kiềm chế đều có giới hạn, vậy đến nay trước những hành động hung hăng của TQ thì đã đến giới hạn của VN chưa?
Ông Ngô Ngọc Thu: Chúng tôi kiên trì và kiềm chế nhưng sẽ có giới hạn nhất định. Chủ trương của nhà nước VN mong muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư đang hoạt động trên biển, mặc dù bị tấn công bởi tàu TQ nhưng chúng tôi vẫn kiên trì biện pháp hòa bình theo chủ trương của nhà nước.
Các bước đi của nhà nước Việt Nam như các bạn đã biết khi chủ quyền và lợi ích quốc gia bị xâm hại, VN sẽ có biện pháp để bảo vệ chủ quyền.
Thanh niên: việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển VN, mang tàu và nhiều máy bay trên vùng biển VN đã ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải trên biển Đông. Ngoài việc các tàu kiểm ngư VN, cảnh sát biển VN bị đâm va hư hỏng, các kiểm ngư viên VN bị thương thì đã có ghi nhận trường hợp nào của các nước khác bị ảnh hưởng bởi hành động hung hăng này của TQ không, có trường hợp nào tàu của họ buộc phải thay đổi tuyến hoạt động không?
Ông Lê Hải Bình: Việc TQ đưa giàn khoan và mang nhiều máy bay tàu quân sự ra Biển Đông đã chứng minh hoạt động này có ảnh hưởng đến an toàn an ninh hàng hải Biển Đông và khu vực. Trước vụ việc này, các nước trong khu vực đều yêu cầu các bên hành động kiềm chế để không gây ảnh hưởng đến an toàn an ninh hàng hải của khu vực.
Nam Hằng
Theo Dantri
Mít tinh tại Mexico phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép
Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico-Việt Nam đã tổ chức mít tinh đồng thời ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
ảnh minh họa
Ngày 25/6/2014, Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico - Việt Nam đã tổ chức cuộc mít tinh trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Mexico để phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ban lãnh đạo và khoảng 100 thành viên của Viện cùng 8 cơ quan truyền thông và một số tổ chức chính trị - xã hội của Mexico đã tham gia cuộc mít tinh, phất cao quốc kỳ hai nước Việt Nam và Mexico, giương hàng chục biểu ngữ với nội dung đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, rút ngay giàn khoan và tàu bè hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ hòa bình và công lý.
Tại cuộc mít tinh, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Virgilio Caballero, nguyên Hạ nghị sĩ Liên bang Félix Castellanos, Chủ tịch danh dự Viện Hữu nghị và hợp tác Mexico Việt Nam đọc bản "Tuyên bố của Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico - Việt Nam trước hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", tố cáo Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 từ ngày 2/5/2014, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, triển khai và duy trì lượng tàu lớn, trong đó có nhiều tàu và máy bay quân sự ở vùng biển này, ngăn cản và tấn công các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam nhằm bảo vệ hành động trái phép trên, nghiêm trọng hơn là còn đâm chìm một tàu đánh cá có 10 ngư dân Việt Nam vào ngày 26/5/2014 vừa qua.
Tuyên bố có đoạn viết: "Các hành động trên cũng đã vi phạm nghiêm trọng Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển được ký kết giữa Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam vào tháng 10/2011, đi ngược lại với Tuyên bố về Ứng xử của các bên liên quan trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN năm 2002, đồng thời, phớt lờ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; chúng tôi khẳng định lập trường đấu tranh vì hòa bình và sự tôn trọng vô điều kiện đối với chủ quyền của các dân tộc trên thế giới.
Theo đó, chúng tôi kêu gọi các Nhà chức trách cao nhất của Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận đã ký kết với Việt Nam và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các thỏa thuận cam kết giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình; kêu gọi Chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí nói trên cùng toàn bộ tàu hộ tống đang triển khai trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời chấm dứt các hành động đâm va tàu nhằm giảm căng thẳng ở khu vực và thúc đẩy bầu không khí hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia."
Trong bản tuyên bố, Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico - Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ Mexico đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao José Antonio Meade, gửi Công hàm Ngoại giao tới Chính phủ Trung Quốc, nêu rõ các nguyên lý cơ bản, các công ước và thỏa thuận về hòa bình đã ký kết trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cũng như các hiệp ước và hiệp định quốc tế tái khẳng định chủ quyền của các quốc gia; đề nghị Thượng viện Mexico gửi thông điệp tới các Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam với lời kêu gọi gìn giữ hòa bình tại khu vực này; kêu gọi toàn thể xã hội dân sự Mexico tham gia chiến dịch "Vì hòa bình và chủ quyền của Việt Nam" được Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico-Việt Nam phát động để chuyển thông điệp tới Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Sau cuộc mít tinh, Ban lãnh đạo Viện chuyển bản Tuyên bố trên cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Mexico.
Theo Dantri
Đừng vì những khẩu súng mà bắt chúng ta phải nhớ ơn! Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, đừng vì những khẩu súng giúp nhau trong thời chiến tranh mà bắt ta phải nhớ ơn. Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt. Sáng 26/6, Chủ...