Giàn khoan HD981 là bước đầu kế sách “tằm ăn”… TQ thâu tóm Biển Đông
Trung Quôc đang thưc hiên kê sach tăm ăn bằng viêc ngang nhiên đưa gian khoan HD981 xâm pham vung Biên thuôc quyên chu quyên cua Viêt Nam.
Dư luận đang lên án mạnh mẽ về hành động của Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 và hàng chục tàu, bè máy bay hộ tống xâm phạm vùng Biển chủ quyền của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là rất nguy hiểm, gây mất an ninh trên Biển Đông, khu vực giao thương nhộn nhịp của thế giới.
Hành động của Trung Quốc đã khiến cho sự nỗ lực của Việt Nam nói riêng, các nước Asean nói chung trong việc tháo gỡ các vấn đề nhạy cảm trên Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.
Xin đăng nguyên văn ý kiến của Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Văn phòng luật AIC trong chương trình Sự kiện & Bình luận được phát sóng trên VTV.
Trung Quốc đang thực hiện kế sách “tằm ăn”
Trả lời về kế sách mà Trung Quốc đang thực hiện cũng như chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Luật sư Lê Thanh Sơn nói: Theo lịch sử trước đây, chúng ta có rất nhiều chứng cứ chứng minh rất cụ thể từ thời các thế kỷ trước, thời vua nhà Nguyễn cách đây hàng 300 năm, thậm chí còn xa hơn nữa đã có những chứng cứ để xác định rằng, quyền chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Quay lại thời gian gần đây, đặc biệt khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò. Theo luật sư Sơn, thứ nhất, theo quy định của công ước luật Biển năm 1982, ngoài đường cơ sở ra thì tiếp đó đến phần lãnh hải (12 hải lý, xác định từ đường cơ sở), sau đó từ đường đó kéo dài ra 200 hải lý, có nghĩa rằng vùng 200 hải lý (tính từ đường cơ sở kéo dài ra) chính là vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia, lãnh thổ đó.
Đối với những bãi san hô, bãi đảo hoặc những cái không được coi là đảo (tức là những đảo không có người sinh sống) thì không được coi là đảo, từ đó không thể xác định được lãnh hải. Nhưng Trung Quốc đang cố gắng làm những việc đó, biến những cái không thể thành có thể và họ đang biến sai công ước luật Biển 1982.
Trong vấn đề này, giàn khoan HD981 của Trung Quốc đặt ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sâu vào 80 hải lý và chỉ cách bờ biển của chúng ta có 110 hải lý. Như vậy, giàn khoan HD981 đã nằm sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Điều nguy hiểm hơn, giàn khoan HD981 của Trung Quốc là một giàn khoan di động, ngày hôm nay có thể nằm ở vị trí đó nhưng ngày mai có thể tiến sâu hơn chỉ cách bờ biển Việt Nam có 20 hải lý, hoặc 25 hải lý, đó là điều chúng ta không thể lường trước được.
Video đang HOT
Chính vì đây là chính sách theo kiểu “tằm ăn” của Trung Quốc, họ đang lợi dụng sức mạnh của mình. Nhưng không phải vậy mà Trung Quốc trà đạp được lên luật pháp quốc tế, họ trà đạp lên tất cả những gì mà chính họ đã thấy, họ là một thành viên của công ước luật Biển 1982, họ đang vi phạm những gì mà họ đã ký kết.
Việt Nam tận dụng lợi thế như thế nào trong việc đàm phán và tranh chấp?
Lợi thế của Việt Nam là cơ sở pháp lý, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981, Luật sư Lê Thanh Sơn phân tích: “Điểm thứ nhất: Việt Nam đã áp dụng rất nhiều biện pháp, nhưng vẫn hạn chế và chưa thực hiện hết. Trên thực tế, chúng tôi chưa nhận thấy sự phản ứng của cấp Nhà nước là 1; thứ 2 Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn vì lẽ phải đang thuộc về phía Việt Nam chúng ta, chúng ta phải giữ được sự kiên nhẫn.
Điểm thứ 2: Việt Nam tránh manh động, để không rơi vào sự hỗn loạn. Chúng ta cần phải bình tĩnh, tỉnh táo và đi đúng mục đích của Liên Hợp Quốc và của chúng ta đang theo đuổi là hòa bình, đấu tranh trên cơ sở là luật pháp quốc tế.
Để làm được như trên chúng ta cần phải thực hiện 2 vấn đề: Trong nội bộ Việt Nam và quốc tế.
Đối với quốc tế, Nhà nước cần phải có văn bản để trình lên chính thức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, yêu cầu xem xét về vấn đề này (điều này thuộc cấp Nhà nước). Tiếp đó, chúng ta cần có tiếng nói cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ tất cả các trường hợp này. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ nói và chưa đưa ra những lợi thế mà chúng ta đang có.
Muốn làm được như trên, chúng ta cần phải tập hợp tất cả các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực hiểu rõ được điều đó. Phải cho họ hiểu hai vấn đề:
Thứ nhất, vùng Biển Việt Nam là lợi ích không phải là riêng của quốc gia Việt Nam, mà còn là lợi ích của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như: Mỹ…
Thứ 2, Việt Nam là cửa ngõ để đi xuống phía Nam, vì vậy Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, giống như một cánh cửa nhỏ để Trung Quốc đi qua và gây ảnh hưởng tiếp các phần phía sau. Các nước trong khu vực cần phải nhận thức được điều đó.
Vai trò của Việt Nam rất quan trọng, là làm sao để cho các nước hiểu được âm mưu nguy hiểm của Trung Quốc đang muốn thực hiện.
Thứ 3, thúc đẩy tất cả các tổ chức trên thế giới và các lực lượng trên thế giới lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ, bởi hiện nay ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây hấn với rất nhiều nước không chỉ riêng gì Việt Nam chúng ta (Nhật Bản, Hàn Quốc…), niềm tin của thế giới đối với Trung Quốc đang suy giảm một cách đáng kể, cả thế giới không có niềm tin với Trung Quốc trong vấn đề này.
Đối với nội bộ Việt Nam, chúng ta cần có sự đoàn kết, có sự định hướng thống nhất tập trung vào một con đường duy nhất thì chúng ta không ngại ngần vấn đề này.
Việt Nam cần tuyên truyền cho các ngành các cấp, cho nhân dân để làm cho thành phần các cấp trong nước ta đều quan tâm đến vấn đề này, để họ hiểu rõ được rằng chúng ta đang chính nghĩa, chúng ta đang làm việc đúng.
Vận động tất cả các tổ chức quốc tế nếu có được các cơ sở pháp lý hoặc có những tài liệu chứng cứ có lợi để phục vụ cho công tác chuẩn bị của chúng ta.
Chúng ta sẵn sàng cho phương án cuối cùng, là thách đố Trung Quốc bằng một vụ kiện. Việc Trung Quốc từ trối vụ kiện thì đó là một bước thua, một bước thụt lùi trước công luận và luật pháp quốc tế.
Theo Kiên thưc/VTV
"Trung Quốc hiện thực hóa "đường lưỡi bò" khiến nhiều nước lo ngại"
Đó là lời khẳng định của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trước câu hỏi của PV Dân trí về lý do Trung Quốc lựa chọn thời điểm "đặc biệt" 1/5 để đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (Ảnh: Hồng Kỹ).
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về nhận định tính thời điểm mà Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam (ngay sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến 4 nước châu Á và ngay trước ngày khai mạc ASEAN 24) PTT - BTNG nói:
"Thời điểm thì có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Nhưng có thể hiểu việc đưa giàn khoan vào là nhằm hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, vì khu vực này nằm trong "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc vẽ ra. Chính vì vậy, hành động này khôngchỉ khiến Việt Nam quan ngại, mà cả các nước khác có liên quan đến Biển Đông".
Theo nhận định của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, một năm vừa qua Biển Đông tương đối yên ổn, có một số biện pháp giữa Trung Quốc và ASEAN dường như kiểm soát được, qua đó tiến trình thực hiện DOC đang bắt đầu bước qua giai đoạn COC. Tháng 3 vừa qua, trong cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc về COC thì các bên nhìn nhận triển vọng đang tiến triển rất tích cực.
Khả năng đang tham vấn và chuyển thành thương lượng thực sự về COC, tạo không khí, hy vọng rất lớn.
Vì thế, việc Trung Quốc đưa giàn khoan là sự bất ngờ, đối lập với những gì các bên đang suy nghĩ, khiến các bên cảm thấy Trung Quốc đang có sự thay đổi. Trung Quốc khi chọn vị trí là nằm ở nam Hoàng Sa là vi phạm DOC, đặt ra tiền lệ là giàn khoan đó có thể di chuyển bất cứ đâu. Điều này khiến các nước lo ngại, không chỉ các nước liên quan trực tiếp, mà cả những nước không có liên quan.
Đánh giá về kết quả Hội nghị, Bộ trưởng cho biết, chủ đề "Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng" của Hội nghị lần này rất phù hợp với tình hình hiện nay, trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang có những diễn biến rất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng là tình hình đang diễn ra ở Biển Đông. Điều này đòi hỏi các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết để có các biện pháp duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, cũng như phát huy vai trò trung tâm của ASEAN.
"Có thể nói, vấn đề Biển Đông là trọng tâm của Hội nghị lần này. Các Nhà Lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc Trung Quốc lần đầu tiên hạ đặt giàn khoan và đưa nhiều tàu bảo vệ vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một nước thành viên ASEAN, cho rằng đây là hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông cũng như hòa bình và ổn định của khu vực", Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói.
Theo đó, các Nhà Lãnh đạo đã nhất trí ASEAN cần kịp thời thê hiên lâp trương chung về tình hình hiện nay ở Biển Đông, yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC, nhăm bao đam môi trương hoa binh, ôn đinh ơ khu vưc, ngăn ngừa gia tăng căng thẳng.
Những mối quan tâm đó đã được phản ánh trong Tuyên bố Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN-24. Đồng thời, các nước ASEAN đã nhât tri thông qua môt Tuyên bô riêng cua cac Bô trương Ngoai giao vê vấn đề này.
Điều này thê hiên sư đoàn kết, nhât tri cao va vai tro chu đông, trach nhiêm cua ASEAN đôi vơi hoa binh, ôn đinh va an ninh ơ Biên Đông noi riêng va cua khu vưc noi chung; khăng đinh manh me cac nguyên tăc cua luât phap quôc tê và của ASEAN. Co thê thây, đây la lân đâu tiên sau gân hai thâp ky (kê tư 1995), ASEAN có được môt Tuyên bô riêng vê môt tinh hinh phưc tap đe doa hoa binh, an ninh, an toan hang hai ơ Biên Đông.
Về những đóng góp của đoàn Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá Việt Nam đã đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào thành công của Hội nghị.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có phát biểu quan trọng về triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, về tương lai Cộng đồng ASEAn và về định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN. Đặc biệt, bài phát biểu của Thủ tướng đã chuyển tải thông điệp rõ ràng của Việt Nam về những diễn biến nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, khẳng định lập trường nhất quán và những đề xuất hết sức xây dựng của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, Việt Nam đã thúc đẩy đoàn kết, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong những vấn đề thuộc lợi ích của khu vực. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN duy trì đồng thuận và tiếng nói trách nhiệm chung trong vấn đề Biển Đông. Việc thúc đẩy đoàn kết, nhất trí của ASEAN trong vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây là cũng động lực cho việc duy trì đoàn kết, nhất trí của ASEAN để xử lý nhiều vấn đề phức tạp khác của Hiệp hội.
Đoàn Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực và quan trọng vào các văn kiện của Hội nghị để các văn kiện này phản ánh được các trọng tâm ưu tiên của ASEAN và khu vực, xây dựng và định hướng tương lai của Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là về đoàn kết, tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo Dantri
Tuần hành phản đối Trung Quốc "đốt nóng" báo giới quốc tế Các cuộc mít tinh, tuần hành của người Việt Nam hai ngày qua, để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam đã khiến báo giới quốc tế thực sự bị "đốt nóng". "Tuần hành lớn tại Việt Nam xung quanh giàn khoan gây tranh cãi của Trung...