Giàn khoan Hải Dương 981 đang đi gần vùng biển Việt Nam
Giàn khoan Hải Dương 981 đang di chuyển trên biển ông đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên biển ông, theo hướng từ bắc xuống nam và đã đi qua vĩ tuyến 15.
Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận, giàn khoan Hải Dương 981 đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên biển ông, gần vùng biển của Việt Nam. Cụ thể, giàn khoan này đang di chuyển từ bắc xuống nam biển ông và đã đi qua vĩ tuyến 15.
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã theo dõi hướng di chuyển của giàn khoan này để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Giàn khoan Hải Dương 981 thời điểm được hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuy nhiên, nguồn tin trên cũng cho biết, việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981 hiện nay là bình thường, đang đi trên vùng biển quốc tế hướng sang Ấn ộ Dương.
Thông tin bước đầu xác định, giàn khoan được kéo sang Ấn ộ Dương để thực hiện việc khoan thăm dò theo một hợp đồng với một quốc gia ông Nam Á vừa ký kết với phía Trung Quốc.
Trước đó, từ tháng 5/2014, Trung Quốc đã điều động máy bay, tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám, tàu vận tải kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với mục đích khoan thăm dò dầu khí.
ến ngày 15/7, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam với tuyên bố đã kết thúc việc thăm dò dầu khí.
Video đang HOT
Theo Tuổi Trẻ
2015, Trung Quốc lại đưa giàn khoan vào biển Đông?
Nhân dịp cuối năm, các nhà phân tích thuộc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ) đã nhận xét về diễn biến an ninh hàng hải châu Á trong năm 2014 và dự báo cho năm tới.
Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: Hiếu-Vũ/TTXVN)
Trên trang Lawfare của Mỹ ngày 27-12 (giờ địa phương), nhà phân tích Nicholas Khoo ghi nhận đã có tín hiệu lạc quan khi các nhà lãnh đạo châu Á kêu gọi hợp tác giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông tại hội nghị cấp cao APEC và hội nghị ASEAN hồi tháng 11-2014.
Chuyên gia Rory Medcalf nhận xét dù lời kêu gọi hợp tác có thể không biến thành hành động nhưng Trung Quốc dường như muốn nhắm đến giảm rủi ro xung đột.
Ông cho rằng câu hỏi lớn trong năm 2015 là: Liệu Trung Quốc có thực sự "nói và làm" trong thực hiện các biện pháp xây dựng niềm tin như đã nhất trí với Mỹ? Liệu Trung Quốc có lập đường dây nóng tránh khủng hoảng như cam kết với Nhật?
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được Quốc hội bầu lại ngày 24-12. Năm 2015, ông sẽ xem xét lại hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật. Ảnh: AP
Nhà phân tích Tetsuo Kotani cho rằng cơ chế giải quyết khủng hoảng Nhật-Trung vô cùng cần thiết để giảm căng thẳng trên biển Hoa Đông, tuy nhiên cơ chế này có thể bị chệch hướng do các yếu tố:
- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chắc chắn ở Nhật và Trung Quốc sẽ có nhiều lời lẽ theo chủ nghĩa dân tộc.
- Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ phải tiếp tục diễn giải khái niệm phòng vệ tập thể và xem xét lại hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật vào đầu năm 2015.
Đối với vấn đề biển Đông, chuyên gia Bonnie Glaser ghi nhận bãi Cỏ Mây có thể là điểm nóng trong năm 2015 nếu quân đội Philippines rút khỏi con tàu cũ BRP Sierra Madre và các tàu chiến Trung Quốc tiến vào nắm quyền kiểm soát.
Chuyên gia Chu Phong nhận định năm 2015, Trung Quốc có thể sẽ lại đưa giàn khoan vào vùng biển gần Việt Nam và khơi dậy căng thẳng như năm 2014.
Trong khi đó, chuyên gia Ernest Bower ghi nhận các nước ASEAN có thể ủng hộ Philippines mạnh mẽ hơn. Chuyên gia Matthew Waxman dự báo năm 2015, Tòa án Trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về quyền tài phán đối với vụ kiện của Philippines.
Theo chuyên gia Michael Green, Mỹ sẽ đào sâu quan hệ với các đồng minh và đối tác châu Á nếu năm 2015 Mỹ tập trung vào vấn đề hàng hải ở châu Á, bất chấp các khủng hoảng ở nơi khác.
Ông dự báo Mỹ sẽ tăng cường liên minh với Nhật, dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí với Việt Nam và tiếp tục thực hiện Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao với Philippines.
Tuy nhiên, chuyên gia Renato Cruz de Castro ghi nhận phải chờ đầu năm 2015, Tòa án Tối cao Philippines sẽ quyết định liệu Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao có hợp hiến và được thực thi hay không.
Đối với khu vực Ấn Độ Dương, chuyên gia Richard Rossow suy luận Ấn Độ sẽ tiếp tục thoát khỏi vị trí không liên kết truyền thống bởi Ấn Độ ngày càng lo khả năng thực thi sức mạnh của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Chuyên gia Chang-Hoon Shin dự đoán Trung Quốc và Hàn Quốc có thể hoàn tất đàm phán biên giới hàng hải, giảm căng thẳng liên quan đến đánh cá và mở đường cho hợp tác tương lai.
Các yếu tố quan trọng cần xác định trong năm 2015:
- Liệu các vấn đề như Mỹ và vấn đề cô lập ngân sách, Nhật và quyền phòng vệ tập thể, Philippines và Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao sẽ trở thành các yếu tố chủ yếu hình thành ổn định và an ninh hàng hải ở châu Á?
- Liệu các mục tiêu theo đuổi liên quan đến tránh khủng hoảng hay xây dựng niềm tin có được thực thi hay không? Nếu không thì diễn biến về pháp lý quốc tế cũng như trong nước thế nào?
Nếu Nhật và Trung Quốc tiếp tục hợp tác đối phó khủng hoảng, Tokyo nên thông báo cho Bắc Kinh vấn đề xem xét lại hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật.
Nhà phân tích TETSUO KOTANI
Năm 2015 sẽ là năm của tàu ngầm. Úc đang tiến tới thay thế tàu ngầm lớp Collins. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang tăng cường răn đe dưới biển.
Đô đốc Mỹ GARY ROUGHEAD
Theo Pháp Luật Online
Biển Đông năm con ngựa bất kham bị ghìm cương? Năm 2014 trôi qua với nhiều thách thức trên biển đối với VN. Đó là cuộc đấu tranh trên thực địa và ngoại giao chống lại sự xâm hại của Hải Dương 981; là cân nhắc trong vụ kiện của Philippins với TQ... 2014 là một năm không hề yên tĩnh trên Biển Đông, trong đó sự kiện nổi cộm là giàn khoan...