Gian khó bủa vây Lý Quáng
Giữa trưa, nắng oi bức, bản nghèo hiện ra khô cằn, buồn bã. Cảm giác như những mái nhà tranh xác xơ trong bản có thể bùng cháy bất cứ lúc nào dưới cái nắng thiêu đốt. Mặc kệ! Người lớn vẫn ra đồng, còn lũ trẻ thì đầu trần rong ruổi… Đó là những hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến Lý Quáng.
Lý Quáng là- bản đặc biệt khó khăn vùng cao giáp biên giới Trung Quốc, thuộc xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (Quảng Ninh).
Gặp người mẹ không nhớ có bao nhiêu con
Vợ chồng ông Chìu Tắc Và – bà Chíu Sám Múi trong căn nhà tranh tre. Ảnh: N.Q
“Cả bản có 104 hộ gia đình với 485 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2016, bản lý Quáng có 42 hộ nghèo trong tổng số 235 hộ nghèo toàn xã. Hiện nay, cả bản có 10 ngôi nhà tạm, trong đó có 8 nhà tạm thuộc diện hộ nghèo. Đời sống kinh tế của bà con ở đây hoàn toàn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún và trồng rừng”. Anh Chíu A Tài – Bí thư chi bộ, trưởng bản Lý Quáng
Xóm Loong Sỉ thuộc bản Lý Quáng chỉ có 9 hộ gia đình với 7 nóc nhà. Ngoài 3 ngôi nhà được nhà nước hỗ trợ xây dựng, còn lại đều là nhà tranh tre, vách nứa.
Dù đã hơn 70 tuổi, nhưng ông Chìu Tắc Và vẫn cùng vợ con ra đồng cấy đổi công với người dân trong xóm. Chờ bằng được đến khi mọi người nghỉ trưa, chúng tôi mới được ông Và dẫn về nhà. Gọi là “nhà”, nhưng nó chỉ nhỏ bằng căn bếp, được dựng bằng tre, nứa. Túp lều không có cửa sổ, ẩm thấp, tối tăm. Ánh sáng mặt trời rọi qua vách nứa đủ để nhìn thấy những vật dụng thô sơ, tàn tạ của 2 “trái tim vàng” Chìu Tắc Và – Chíu Sám Múi.
Bên cạnh giường ngủ phủ tấm màn đen đúa là chiếc bếp và một cái vạc dùng để nấu rượu uống hàng ngày. Cạnh đó là bếp nấu ăn và một kệ gỗ để ông Và ngồi hút thuốc lào, uống rượu. Dường như, với đàn ông Loong Sỉ, nước uống có thể thiếu nhưng không thể thiếu rượu.
Ông Và hững hờ đưa cốc rượu mời khách, như thể khách cũng khát giống mình. Như hiểu sự tò mò của khách, ông nói bằng thứ tiếng Kinh lơ lớ: “Không có rượu làm sao lên rừng, làm sao trồng ngô, cấy lúa?”. Nhưng cuộc sống của gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào việc đi rừng kiếm lâm sản phụ, trồng ngô, cấy lúa và chăn nuôi một vài con lợn, con gà cũng chẳng đủ ăn. Nhiều năm qua, gia đình ông Và, bà Múi thuộc diện hộ nghèo, khó khăn của xã. Căn nhà nhỏ được nhà nước xây cho hồi cuối năm ngoái. vợ chồng ông Và nhường cho các con ở. “Mình già rồi, sống sao chẳng được ớ” – ông Và nói.
Trong gian bếp mù mịt khói, bà Múi đang đun nồi cháo trắng. 2 món bí đỏ kho và lạc rang để ăn với cháo đã nguội lạnh từ bao giờ. Hỏi ông bà có mấy người con, bà Múi đưa tay che miệng cười hồi lâu rồi nói: “Không nhớ đâu à, 11 hay 12 hay sao ấy”.
Bà Chíu Sám Múi cho lợn ăn. Ảnh: N.Q
Video đang HOT
Tưởng bà Múi đùa, hóa ra không phải! Ngày hôm đó, vợ chồng Chíu Chăn Sình, con trai thứ 2 của ông Chíu Tắc Và ở xã Quảng An (huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) về thăm, giúp bố mẹ cấy lúa. Hỏi Sình có mấy anh chị em, anh nói: “Cũng không nhớ lắm đâu, chỉ biết hiện nay có 9 người, 5 nam 4 nữ. Trước đây còn mấy chị nữa, nhưng do nhà đông anh chị em, điều kiện sống khó khăn, có chị đi lấy chồng Trung Quốc, có chị thì đi làm xa không thấy về”.
Ngay phía sau nhà ông bà Chìu Tắc Và là ngôi nhà tạm cũng được dựng bằng tre, nứa của gia đình anh Chíu Chăn Quay. Trong ngôi nhà ẩm thấp đó, vợ chồng và 4 con cái anh Quay sinh sống. Mặc dù còn trẻ, sinh năm 1984 nhưng Quay đã có 4 con gái. Hồi cuối năm ngoái, khi đứa con gái út của vợ chồng Quay mới được chừng 5-6 tháng tuổi thì vợ chồng anh mang cho một gia đình ở Móng Cái nhận về làm con nuôi, nhưng do chưa đủ thủ tục, giấy tờ cần thiết nên vừa rồi họ lại trả con về với anh chị.
Khát mong điện, nước
Nhiều năm qua, Lý Quáng vẫn là bản nghèo. Con đường liên thôn mới được xây dựng cuối năm 2016 nhưng các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân vẫn còn thiếu thốn. Hiện bản vẫn chưa có điện chiếu sáng, chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hàng chục năm qua, người dân bản Lý Quáng vẫn phải dùng ống nhựa, ống cao su dẫn nước từ các khe suối về sinh hoạt. Song vào mùa khô thì không thể dẫn nước về được, người dân phải đi xuống suối để xách nước về nấu ăn, tắm giặt. Sau mỗi trận mưa là dòng nước suối chảy về bản bị ô nhiễm từ việc khai thác đá phía đầu nguồn.
Cũng như nhiều hộ khác ở bản Lý Quáng, anh Chìu Tắc Coóng nắp đặt một máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước tại khe suối để tạo ra dòng điện sử dụng cho gia đình. “Công suất của những chiếc máy thủy điện này rất nhỏ, về mùa khô chỉ chạy nổi một bóng đèn 20W. Vào buổi tối, các gia đình đều nhường ánh sáng cho trẻ em học bài” – anh Coóng nói.
Anh Chíu A Tài – Bí thư chi bộ, trưởng bản Lý Quáng cho biết: Lý Quáng là một trong số những bản thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Hải Hà. Cả bản có 104 hộ gia đình với 485 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2016, bản lý Quáng có 42 hộ nghèo trong tổng số 235 hộ nghèo toàn xã. Hiện nay, cả bản có 10 ngôi nhà tạm, trong đó có 8 nhà tạm thuộc diện hộ nghèo. Đời sống kinh tế của bà con ở đây hoàn toàn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún và trồng rừng. Bên cạnh đó là phát triển chăn nuôi lợn, trâu nhưng trong điều kiện chăn nuôi mất giá như hiện nay, các hộ dân cũng không phát triển chăn nuôi nữa. Vấn đề nước sinh hoạt và điện chiếu sáng cho người dân, xã đã kiến nghị lên huyện rất nhiều lần rồi nhưng chưa được quan tâm.
Ông Phạm Văn Khởi – Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn cho hay: Trước những mong mỏi thực tế của bà con, vừa qua Ban Dân tộc tỉnh, ngành điện và UBND huyện Hải Hà đã đi khảo sát thực tế về thực trạng, nhu cầu hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu trong đó có việc đầu tư lưới điện, nước sinh hoạt, hệ thống kênh mương thủy lợi và phương tiện nghe nhìn tại bản Lý Quáng và một số thôn, bản khác trên địa bàn huyện Hải Hà. Qua rà soát tại xã Quảng Sơn, hiện nay còn 32 hộ ở bản Lý Quáng và 21 hộ ở bản Lồ Má Coọc chưa có điện. “Theo Chi nhánh Điện lực Hải Hà cho biết, thì Công ty Điện lực Quảng Ninh đã báo cáo UBND tỉnh và có kế hoạch, lập phương án đầu tư cụ thể đối với từng thôn để cuối năm nay hoặc đầu năm sau có thể kéo điện lưới về cho bà con” – ông Khởi nói.
Ngày 17.1.2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Theo đó, bản Lý Quáng và các thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn khác trên địa bàn tỉnh sẽ được đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Theo Danviet
Rực rỡ sắc màu chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn dịp lễ 2.9
Chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn là một trong những hoạt động được tổ chức tại Khu du lịch núi Mẫu Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn) trong dịp nghỉ lễ 2.9. Tại đây, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều sản vật lạ - độc, hiếm khi nhìn thấy.
Đỉnh Mẫu Sơn đang hiện hữu những giá trị về bản sắc văn hóa thuần khiết, đa dạng của đồng bào dân tộc. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào người Dao. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Đồng bào Dao ở đây vẫn lưu giữ được nguyên vẹn, không pha trộn những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng cho đến lễ hội...
Mỗi năm cứ vào dịp nghỉ lễ 2.9, tại khu du lịch núi Mẫu Sơn lại diễn ra chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn. Tại đây, nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng xứ Lạng sẽ được đồng bào các dân tộc người Dao nơi đây bày bán và giới thiệu đến du khách.
Nhiều đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn được bày bán tại phiên chợ.
Kim chỉ thêu thùa tạo ra những bộ trang phục của người dân tộc Dao nơi đây cũng được mang ra bày bán.
Vượt hơn 30km từ thành phố Lạng Sơn, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị tại một phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc mà, đặc biệt là từ những bộ trang phục các các chị, các bà người dân tộc Dao của vùng núi đá Mẫu Sơn.
Những người phụ nữ dân tộc Dao bày bán nhiều loại thuốc lá cây để đun nước tắm, tốt cho sức khỏe.
Các cô, các chị nhanh tay chọn cho mình những bộ đồ ưng ý, rực rỡ sắc màu.
Những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút ánh nhìn của nhiều du khách khi đến đây, làm sáng cả một góc chợ phiên.
Bà cụ người Dao tại phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn ngại ngùng trước ống kính.
Nhiều sản vật địa phương như rượu ngô, rượu ngâm thuốc, mật ong, quả quất rừng, dứa rừng... và con chim chào mào do con trai bắt được cũng được một phụ nữ mang đến chợ bán.
Bà con nơi đây đến chợ mang theo đủ thứ hàng nông thổ sản, nào là dứa rừng, măng ớt ngâm mắc mật, chanh rừng Mẫu Sơn, những bài thuốc gia truyền của bà con người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn, trang phục thổ cẩm, đồ trang sức bạc - những thứ hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người vùng cao.
Em bé chưa phải đến trường học nên được mẹ cho đi chợ phiên chơi.
Theo mẹ lên chợ phiên.
Không chỉ người lớn, nhiều em nhỏ người dân tộc cũng theo mẹ lên chơi chợ phiên. Những đứa trẻ 3 - 4 tuổi được các mẹ, các bà địu đến nơi đông vui nhộn nhịp này.
Những đứa trẻ được mẹ cõng đi chơi chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn.
Bà cụ người Dao lặn lội mang những đặc sản núi rừng xứ Lạng lên bày bán tại phiên chợ.
Theo Danviet
Căng thẳng Trung-Ấn: Một làng gần biên giới sơ tán khẩn cấp? Mạng Zee News ngày 10.8 đưa tin Lục quân Ấn Độ được cho là đã ra lệnh sơ tán một làng nằm gần ngã ba biên giới Ấn Độ-Bhutan-Trung Quốc. Làng Nathang, cách biên giới Trung Quốc 35km. Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang có tranh chấp tại khu vực Doklam thuộc vùng Sikkim. Cụ...