Giàn gừa trăm năm tuổi “kỳ quái” ở miền Tây
Khu giàn gừa có diện tích rộng trên 2.000m2 xung quanh bao phủ một màu xanh bởi nhiều cây gừa phát triển tự nhiên, đan quyện nhau chằng chịt… Nhiều nhánh rủ xuống, bám vào đât, mọc rê lại vươn lên thanh cây… Hàng trăm nhánh như vậy, chẳng biết đâu mới là gốc thật của cây.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 14km, xuôi về Phong Điền có một khu Di tích lịch sử còn gọi là Giàn gừa, những cây gừa này đã có trên 100 năm tuổi, là một loại cây đại diện cho vùng sinh thái ngập nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền với lịch sử khẩn hoang và đấu tranh chống ngoại xâm vùng đất huyện Phong Điền và cũng khu sinh thái thiên nhiên tiêu biểu ở thành phố Cần Thơ.
Khu giàn gừa có diện tích rộng hơn 2.740m2, cao hơn 12m, xung quanh bao phủ một màu xanh bởi nhiều cây gừa phát triển tự nhiên, đan quyện nhau chằng chịt, rậm rạp, qua hơn 100 năm. Những cây gừa lớn, nhỏ đan quyện vào nhau giống thân dây leo, tạo thành giàn; nhiều nhánh bám xuông đât lại mọc rê vươn lên thanh cây phát triển tốt nên có khi chẳng biết đâu là gốc, đâu là nhánh.
Cây Gừa còn có tên là cây si (tên khoa học Ficus microcarpa), họ dâu tằm. Là loại cây gỗ, cành nhánh to lớn, có thể cao đến 25m. Cây thường phát triển tốt ở những nơi ẩm hoặc có nước thường xuyên như bờ kinh, bờ sông. Ngoài tác dụng trị được nhiều bệnh như: cảm mạo, đau nhức xương khớp,… cây còn hỗ trợ rất tốt cho việc giữ đất, chống sạt lở, tạo bóng mát cảnh quan.
Đặc biệt, nơi đây còn là địa điểm hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ chống Mỹ, nơi đây diễn ra nhiều cuộc họp triển khai Nghị quyết, chỉ thị của Khu ủy, tỉnh ủy; Năm 1961 – 1965 giàn gừa là cơ sở mật mở các khóa đào tạo, huấn luyện đội biệt động nội thành thành phố Cần Thơ; nơi cất giấu vũ khí, đạn dược, góp phần cùng lực lượng vũ trang và nhân dân đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng Cần Thơ năm 1975.
Nơi đây còn có ngôi miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỷ. Hằng năm, vào ngày 28 tháng 02 âm lịch tại đây diễn ra lễ hội vía Bà thu hút đông đảo khách thập phương về tham dự. Ngoài ra, giàn gừa còn là địa điểm sinh hoạt giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là nghệ thuật đờn ca tài tử và tổ chức họp mặt nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm.
Với những giá trị trên, ngày 05/04/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ký Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử cấp thành phố. Và cũng khoảng thời gian này “Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam” công nhận giàn gừa là cây di sản Việt Nam vào ngày 13/6/2013.
Video đang HOT
Giàn gừa này đã có sống trên 100 năm tuổi
Nhiều gốc gừa to mọc lên mạnh mẽ như thế này
Cành, nhánh đan xen, chằng chịt…
Từ lâu giàn gừa trở thành một điểm tham quan của khách du lịch thập phương và cũng là nơi giáo dục lịch sử lý tưởng cho các em học sinh
Chẳng biết đâu là rễ đâu là cành
Vào ngày 13/6/2013, Giàn Gừa đã được Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Nguyễn Hành – Ý Liên
Theo Dantri
Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 9 cây mang nguồn gene quý
9 cây vừa đươc công nhân la Cây Di sản Việt Nam đêu có nguồn gene quý hiếm cần phải giữ gìn và phát triển. Đó là 3 cây Tùng La hán từ 500 đến hơn 600 năm tuổi, 4 cây Khế từ 200-400 năm tuổi, 1 cây Bằng lăng 300 năm tuổi và 1 cây Mai tứ quý hơn 200 năm tuổi.
9 cây ơ TP Viêt Tri, Phu Tho đươc công nhân la Cây Di san Viêt Nam (Anh: MONRE).
Đo la thông tin đươc đưa ra tai buôi tông kêt 5 năm Sư kiên Bao tôn Cây Di san Viêt Nam do Hôi Bao vê thiên nhiên va môi trương Viêt Nam va Hôi Bao vê thiên nhiên va môi trương Phu Tho tô chưc hôm qua (19/4) tai TP Viêt Tri, tinh Phu Tho.
Hôi Bao vê thiên nhiên va môi trương Viêt Nam (VACNE) cho biêt, 5 năm qua đã có hàng nghìn hồ sơ cây từ các tỉnh thành trong cả nước gửi về đăng ký xét duyệt, trong đó có 972 cây được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Những cây này thuộc hơn 60 loài thực vật (kể cả 2 loài cây mới ở vườn cây cảnh Gia Cẩm, TP Việt Tri và hơn 200 cây Chè Shan tuyết ở Cao Bồ, huyên Vị Xuyên, tinh Hà Giang) vừa được công nhận.
Đăc biêt, danh sách Cây Di sản Việt Nam đã có mặt ở hầu hết mọi vùng miền trên cả nước: Từ vùng địa đầu tổ quốc Hà Giang, vùng cao Phan Xi Păng đến vùng cực Nam Côn Đảo; từ Tây Nguyên (Đắc Lắc) ra tới quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà). Theo VACNE, có nhiều giống cây đặc hữu, quý hiếm và có tuổi đời rất cao lên tơi hàng nghìn tuổi như hai cây Táu ở Thiên Cổ Miếu (TP Việt Trì, tinh Phú Thọ), cây Nghiến có chu vi thân 9,3 mét ở Bắc Hà (tinh Lào Cai) hoăc cây Sa mu dầu ở khe Bu (vườn Quốc gia Pù Mát, tinh Nghê An) cao 73 m, đường kính thân 4,5 m.
Trong đo, cây Đỗ Quyên cành thô Phan Xi Păng (vườn Quốc gia Hoàng Liên) là loài cây đặc hữu, chỉ có ở Viêt Nam; cây Bạch Mai ở đình Phú Tự (tinh Bến Tre); cây Sộp và cây Khế cảnh 350 năm tại Khu du tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Cao Lãnh, tinh Đồng Tháp); cây Bằng Lăng, cây Mai tứ quý (TP Việt Trì).
Cây nhiều thân có chu vi lớn nhất (45m) là cây Đa ở đền Thượng (Lào Cai) và cây Đa bán đảo Sơn Trà (Đà Năng). Có những cây đứng ở những vị trí tiền tiêu như cây Sấu ở bản Nà Sác (Cao Bằng) chùm lên cột mốc biên giới Việt Trung hay những cây: Mù U, Phong Ba, Bàng vuông ở quần đảo Trường Sa; những cây Bàng ở Côn Đảo...
GS.TSKH. Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa hoc ky thuât Việt Nam- đánh giá rất cao sự kiện này, bơi no không chỉ có giá trị về bảo tồn đa dạng sinh học, về môi trường, mà còn có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc.
Dip nay, VACNE đa trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 9 danh mộc cổ thụ của gia đình ông Phan Văn Toàn ở phường Tiên Cát, TP Việt Trì. Đây la những danh mộc cổ thụ đặc biệt. Bên cạnh các yếu tố: Cổ, Kỳ, Mỹ (cổ thụ, độc đáo kỳ dị và đẹp) của cây thế, cây cảnh, các danh mộc cổ thụ này còn đạt các tiêu chí của Cây Di sản Việt Nam. Chúng thuộc các giống loài, có nguồn gene quý hiếm cần phải giữ gìn và phát triển. Đó là 3 cây Tùng La hán từ 500 đến hơn 600 năm, 4 cây Khế từ 200-400 năm; 1 cây Bằng lăng 300 năm và 1 cây Mai tứ quý hơn 200 năm.
Thê Kha
Theo dantri
Bản đồ Tổ quốc ghép bằng trái cây lớn nhất Việt Nam Từ ngày 6/2 đến ngày 10/2, TP Cần Thơ tổ chức Tết Quân dân tại phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt với chủ đề "Lực lượng vũ trang thành phố Cần Thơ vui Tết cùng đồng bào các tôn giáo và chung tay xây dựng nếp sống văn minh đô thị". Tặng quà cho các gia đình chính sách Đây là năm thứ...