Giãn giờ bay, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất
Bí thư Đinh La Thăng cho rằng, muốn giảm ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất thì phải có giải pháp phù hợp để khuyến khích người dân bay vào giờ thấp điểm, nhất là giảm giá vé. Và muốn các hãng bay vào giờ thấp điểm, ban đêm thì phải xem xét giảm phí khai thác hạ tầng để khuyến khích hãng hàng không.
Ngày 13.12, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Sở GTVT TPHCM về công tác giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TPHCM.
Theo Giám Đốc Cảng vụ Hàng Không Miền Nam Trần Doãn Mậu, năm 2016, hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) khoảng 32,3 triệu lượt (tăng 21% so với năm 2015), trong khi năng lực khai thác của sân bay là 25 triệu lượt khách. Dự kiến năm 2017, hành khách qua Tân Sơn Nhất là 40 triệu lượt.
Ông Mậu cho biết, lượng khách sẽ tăng đột biến, dự kiến 1 triệu lượt khách bay trong 10 ngày cao điểm Tết. Do đó, tình trạng ùn ứ chắc chắn sẽ xảy ra.
Giám Đốc Cảng vụ Cảng vụ Hàng Không Miền Nam Trần Doãn Mậu
Theo ông Mậu, sân bay TSN sẽ áp dụng nhiều giải pháp để giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại sân bay. Cụ thể, trong dịp Tết, sân bay TSN sẽ bố trí khung giờ thấp và bay đêm. Hiện nay còn quỹ thời gian từ 12h đêm đến 5h hôm sau. “Nếu thời gian tới quá tải thì sẽ bố trí bay vào khung giờ đó và có giá cả hợp lý cho hành khách. Chúng tôi cũng yêu cầu các hãng hàng không sắp xếp lịch bay phù hợp và tăng cường bay đêm” – ông Mậu nói.
Còn theo ông Đỗ Tất Bình – Phó Tổng giám đốc Cảng Hàng không Việt Nam, dịp Tết, mỗi ngày sẽ có hơn 108.000 hành khách qua sân bay với gần 800 chuyến. Về giải pháp điều tiết các chuyến bay, ông Bình cho rằng sẽ gặp khó khăn do bay muộn dân ít đi, nhất là từ TPHCM bay đi Hà Nôi vào ban đêm. Ông Bình cho biết các hãng hàng không đã hứa sẽ có giải pháp phù hợp.
Video đang HOT
Nghe đến đây Bí thư Đinh La Thăng nói ngay: “Không phải hứa, giờ sân bay TSN quá tải lắm rồi, trong khi ngành hàng không không thể đáp ứng được thì phải điều tiết. Nhưng giá giảm chưa đủ mức khuyến khích người dân bay. Chứ bây giờ cứ đếm chuyến lấy tiền thì làm sao khuyến khích người dân được. Điều tiết được giờ bay thì chắc chắn sẽ giảm được quá tải”- ông Thăng nhấn mạnh.
Ông Bình cho biết, theo lịch của các hãng hàng không thì đã bán vé trước đó 6 tháng. Bây giờ cao điểm tại Tân Sơn Nhất là 42 chuyến/giờ, ngành hàng không sẽ không cấp thêm nữa.
Chưa hài lòng với câu trả lời của ông Bình, Bí thư Thăng nói: “Tôi nghe mãi chuyện bán vé trước 6 tháng rồi, mình phải cương quyết thực hiện theo quản lý nhà nước. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, song song đó phải dùng kinh tế để điều tiết kinh tế thị trường. Phải dùng giá cả để điều tiết”.
Ông Thăng cho rằng, phải có giải pháp phù hợp để khuyến khích người dân bay vào giờ thấp điểm, nhất là giảm giá vé. Và muốn các hãng bay vào giờ thấp điểm, ban đêm thì phải xem xét giảm phí khai thác hạ tầng để khuyến khích hãng hàng không.
(Theo Lao Động)
Ông Đinh La Thăng yêu cầu TP HCM thuê trực thăng chữa cháy
Bí thư Thành uỷ TP HCM nói rằng, đô thị lớn như Sài Gòn phải có trực thăng chữa cháy, nếu không đủ tiền mua thì nghiên cứu thuê trực thăng của Bộ Quốc phòng.
Làm việc với Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng về công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC) chiều 28/11, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Nguyễn Thị Thu Hoa cho biết, trước đây thành phố dự tính mua trực thăng để chữa cháy nhưng do kinh phí quá lớn nên phải gác lại.
"Hội đồng thẩm định dự án đã tính toán kinh phí để mua một chiếc trực thăng, bao gồm sân đỗ, điều hành không lưu... lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Điều kiện ngân sách hiện nay chưa thể đáp ứng được và kinh phí lớn như vậy phải thuộc thẩm quyền của Thủ tướng quyết định", bà Hoa nói.
Nghe vậy ông Đinh La Thăng nói rằng, với một đô thị như TP HCM thì trực thăng chữa cháy là rất cần thiết. Du khách, nhà đầu tư nước ngoài khi vào thành phố rất quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cháy nổ.
"Không đủ tiền mua thì nghiên cứu thuê trực thăng của Tổng công ty trực thăng thuộc Bộ Quốc phòng để chữa cháy", ông Thăng nói.
Bí thư Thành ủy TP HCM phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: T.N
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM đưa ra phương án là sẽ đặt hàng cho Tổng công ty trực thăng và đặt số tiền theo từng năm. Nếu không vụ cháy nào cần trực thăng thì trả theo một số tiền nhất định, còn nếu vụ nào có trực thăng tham gia chữa cháy thì trả kinh phí riêng. "Tất nhiên người ta đầu tư thì phải có tiền, nhưng mình đầu tư một lần thì rất khó. Và cái này chúng ta có thể xã hội hóa được", ông Thăng nói.
Ông Đinh La Thăng đề nghị Sở Tài Chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cảnh sát PCCC, trên cơ sở đề án PCCC mà TP HCM đã phê duyệt tính toán xem ngân sách cấp bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu.
"Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, TP HCM mà không xã hội hóa được thì chả nơi nào xã hội hóa được. Bây giờ mà cứ trông chờ vào ngân sách là khó rồi, trong bối cảnh điều tiết ngân sách chung như vậy thì càng phải đẩy mạnh xã hội hóa", Bí thư thành ủy nói.
Ông Thăng cũng cho rằng, không riêng cảnh sát PCCC mà các lực lượng khác tham gia cứu hộ, cứu nạn, phòng chống tội phạm phải có đầy đủ thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm ở mức cao để có sự yên tâm khi thi hành công vụ. "Thậm chí phải tính đến chuyện mua bảo hiểm cho anh em nữa. Đừng để anh em hy sinh, bị thương rồi mới kêu gọi vận động hỗ trợ. Phải làm sao tất cả phải trở thành chính sách", ông yêu cầu.
Ông Đinh La Thăng vào thăm nhà công vụ trên sông của chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PCCC. Ảnh: T.N
Khi nghe đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM - cho biết số lượng trụ nước chữa cháy vẫn chưa đảm bảo được toàn diện công tác PCCC, ông Thăng yêu cầu Tổng công ty cấp nước Sài Gòn phải bố trí nhiều hơn, tiến tới bố trí đủ các trụ nước chữa cháy và trụ phải luôn có nước để đảm bảo chữa cháy ở mức cao nhất.
Tổng công ty điện lực TP HCM cũng phải có phương án thỏa thuận, ký kết với từng hộ sử dụng điện để đảm bảo đường điện gia đình, từ công - tơ trở vào phải luôn đảm bảo an toàn. Bởi hiện nay có đến khoảng 70% vụ cháy, nổ là từ chập điện, 50% vụ cháy là từ các hộ gia đình. Do đó việc bảo đảm an toàn điện trong gia đình sẽ giảm thiểu các vụ cháy.
Chốt lại vấn đề, ông Đinh La Thăng yêu cầu Cảnh sát PCCC TP HCM rà soát lại toàn bộ các đối tượng thuộc quyền quản lý. "Đừng để cháy karaoke thì chỉ đạo rà soát karaoke, cháy chợ thì rà soát chợ, cháy chung cư mới rà soát chung cư. Cảnh sát PCCC phải chủ động rà soát trước và có tính toán phân cấp quản lý như thế nào cho phù hợp nhất", ông Thăng yêu cầu.
Thiên Ngôn
Theo VNE
Thầy giáo "cầu cứu" Bí thư Thăng được công nhận viên chức Sau khi "kêu cứu" Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng về việc dạy 15 tháng nhưng không có lương, anh Trần Thái Châu cùng 52 giáo viên được UBND TP.HCM công nhận kết quả tuyển dụng giáo viên năm 2015-2016. Thầy giáo Trần Thái Châu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu vừa công nhận kết quả tuyển dụng 53 giáo...