Giận dữ ảnh hưởng sức khỏe thế nào ?
Giận dữ là những biểu hiện trạng thái cảm xúc bình thường của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng ít ai biết rằng giận dữ chính là kẻ giết người thầm lặng, theo MSN.
Giận dữ gây ra đủ thứ bệnh – Ảnh: Shutterstock
Giận dữ ảnh hưởng tim
Hầu hết chất gây hại phát sinh do cơn giận dữ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trong hai giờ sau khi giận dữ, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp đôi, ông Chris Aiken, giảng viên tâm thần học lâm sàng tại Trường Y thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ) nói .
Ngoài ra, kìm nén cơn giận cũng gián tiếp gây ra bệnh tim, theo tiến sĩ Aiken. Một nghiên cứu cho thấy những người có tính hay tức giận có gấp đôi nguy cơ mắc bệnh mạch vành so với những người ít giận dữ.
Như vậy, giận dữ và kìm nén cơn giận dữ đều ảnh hưởng tim mạch. Vì vậy, trực tiếp bày tỏ cảm xúc với người bạn đang tức giận là một cảm xúc lành mạnh rất bình thường và không ảnh hưởng đến tim mạch.
Giận dữ tăng nguy cơ đột quỵ
Theo một nghiên cứu, nguy cơ bị đột quỵ cao hơn ba lần do hình thành máu đông ở não hoặc chảy máu bên trong não sau hai giờ giận dữ.
Video đang HOT
Bà Mary Fristad, giáo sư tâm thần học và tâm lý học tại Đại học bang Ohio (Mỹ), cho biết: “Thay vì mất bình tĩnh. Hãy thở sâu. Hoặc đứng dậy bỏ đến nơi khác trong lành hơn cũng là một giải pháp ngừa đột quỵ sau cơn giận dữ”.
Giận dữ làm suy yếu hệ miễn dịch
Nếu lúc nào cũng cảm thấy điên lên, bạn sẽ thấy mình dễ bệnh hơn. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện rằng những người khỏe mạnh chỉ cần nhớ lại một trải nghiệm giận dữ trong quá khứ thì nồng độ kháng thể immunoglobulin A của cơ thể họ sẽ giảm đi.
Giận dữ làm lo lắng hơn
Nếu bạn là một người hay lo lắng, cần lưu ý là lo lắng và tức giận có thể đi đôi với nhau. Trong một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Liệu pháp hành vi nhận thức, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng sự tức giận có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn lo âu tổng quát (GAD) – một tình trạng lo lắng quá mức và không thể kiểm soát được gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày.
Giận dữ gây ra trầm cảm
Giận dữ cũng liên quan đến trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã liên kết trầm cảm với tức giận, đặc biệt là ở nam giới. Cụ thể, giận dữ kìm nén đã khiến con người nghĩ đến cơn giận dữ suốt và gây ra bệnh trầm cảm.
Giận dữ tổn thương phổi
Một nhóm các nhà khoa học Trường đại học Harvard (Mỹ) đã tìm ra rằng những nam giới với thái độ thù địch cao nhất, có dung tích phổi nặng hơn đáng kể, trong đó tăng nguy cơ bị các vấn đề về hô hấp. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một sự gia tăng hoóc môn căng thẳng do giận dữ lâu ngày biến thành thù địch cao độ tạo ra tình trạng viêm ở đường hô hấp.
Giận dữ rút ngắn tuổi thọ
Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy những cặp vợ chồng kìm nén cơn giận có tuổi thọ ngắn hơn so với những người sẵn sàng bày tỏ cảm xúc.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
4 sai lầm phổ biến khi nướng đồ ăn ảnh hưởng sức khỏe
Trong quá trình nướng. bạn có thể mắc phải một số sai lầm có thể ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn cũng như vấn đề an toàn sức khỏe.
Không thể phủ nhận rằng đồ nướng và nấu ăn ngoài trời là một phần không thể thiếu trong ẩm thực hiện đại. Thậm chí những loại quả và rau xanh sẽ có hương vị ngon hơn nếu đem nướng.
Tuy nhiên, trong việc thực hiện món nướng, nhiều người hay mắc những sai lầm khá phổ biến:
Để vỉ nướng quá bẩn
Sử dụng vỉ nướng là một chuyện nhưng nướng trên chiếc vỉ bẩn lại là một chuyện khác. Dụng cụ nướng của bạn không nhất thiết phải cực kỳ sạch sẽ trong mỗi lần nấu ăn, tuy nhiên bạn nên sử dụng một chiếc chổi nướng hoặc giấy nhôm để loại bỏ những mảnh vụn của thực phẩm và than từ vỉ nướng trước và sau mỗi lần nướng.
Sử dụng các dụng cụ không đúng
Bạn không cần quá nhiều dụng cụ để nướng, nhưng bạn cần chắc chắn rằng mình đã sử dụng chúng một cách đúng đắn trong mỗi lần nướng. Nhìn chung, bạn cần có các dụng cụ nướng có cán dài (để tránh bị bỏng), chiếc kẹp nướng và cái xẻng nướng. Một cái nĩa nướng có cán dài có thể rất tuyệt vời khi nướng rau nhưng lại không sử dụng để nước thịt. Vì những miếng thịt bị xiên trong quá trình nướng sẽ mất nước cốt và trở nên khô hơn.
Để thực phẩm dính với tấm vỉ nướng
Trước khi bạn bắt đầu nướng, cần bôi qua một lớp dầu ăn trung tính như dầu hạt cải lên vỉ nướng. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho thức ăn không dính vào vỉ nướng trong quá trình nấu. Đồng thời nó cũng giúp làm sạch vỉ nướng của bạn một cách tốt hơn.
Chỉ sử dụng nhiệt trực tiếp
Khi trong quá trình nướng, bạn cần có hai loại nhiệt độ khác nhau là trực tiếp và gián tiếp. Bạn tạo nhiệt trực tiếp bằng cách nướng trực tiếp trên lửa, nhiệt gián tiếp bằng cách nướng gần lửa.
Có một cách dễ dàng để thiết lập hai vùng nướng khác nhau đó là bạn chia than thành hai đống riêng biệt ở hai đầu đối diện với lò nướng. 2 đầu bếp nướng sẽ cung cấp nhiệt trực tiếp để nướng những thức ăn chia thành nhiều miếng nhỏ như tôm hoặc thịt gà xiên. Còn trung tâm của bếp nướng sẽ cung cấp nhiệt gián tiếp để nướng những phần thịt lớn hơn như một dẻ sườn chẳng hạn. cần mất nhiều thời gian nướng hơn.
Theo Hồng Nam
Đời sống pháp luật
9 loại thực phẩm đừng nên ăn tiếp Bánh mỳ trắng, thực phẩm đông lạnh, thịt muối... là những loại thực phẩm tuyệt đối bạn không nên sử dụng lại. Bánh mì trắng Bánh mì trắng và những loại bột tinh chế khác thường không chứa hoặc có rất ít vitamin cũng như là những chất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy mà chúng hầu như không có giá trị dinh...