Gián điệp Trung Quốc ăn cắp kế hoạch mật của Lầu Năm Góc?
Các gián điệp Trung Quốc đã nhiều lần thâm nhập vào cấu trúc an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đánh cắp những kế hoạch mật của Lầu Năm Góc về khả năng xung đột với Bắc Kinh, tờ Washington Free Beacon cho biết, dẫn nguồn báo cáo của Ủy ban Quốc hội.
Trong dự thảo văn kiện nhận xét rằng mục tiêu của các điệp viên Trung Quốc gồm FBI và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM).
Các quan chức đại diện Lầu Năm Góc tuyên bố rằng một trong những sự cố gián điệp nghiêm trọng nhất liên quan đến vị trung tá về hưu của USPACOM là Benjamin Pierce Bishop, hồi tháng 3.2014 thừa nhận đã chuyển giao những dữ liệu mật cho một nữ công dân Trung Quốc.
Tổn thất thông tin trong vụ này bao gồm cả những kế hoạch quân sự của Mỹ, dữ liệu về việc triển khai vũ khí hạt nhân, các tài liệu về máy bay không người lái MQ-9 Reaper và báo cáo mật về chiến lược quan hệ với Trung Quốc.
Video đang HOT
Có thông báo cả về vụ việc gắn với những quan chức cao cấp khác của USPACOM, mà Bắc Kinh đã tuyển mộ. Theo đó, hồi 8.2016, một trong những nhân viên CNTT của FBI là Kun Shan “Joe” Chun thừa nhận đã chuyển cho phía phía Trung Quốc các dữ liệu về công nghệ văn phòng trong lĩnh vực theo dõi-giám sát.
Ngoài ra, báo cáo cũng nói rằng các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, chẳng hạn như mạng lưới điện và mạng lưới tài chính, cho phép Bắc Kinh có “khả năng gây ảnh hưởng đáng kể hoặc làm hỏng các thực thể”, báo cáo nói thêm.
Tình báo Trung Quốc cũng tấn công và xâm nhập vào các tài khoản email của các cá nhân và nhiều quan chức khác của chính quyền Obama.
Đánh giá về quy mô gián điệp mạng của Trung Quốc, báo cáo nói rằng đó là một hoạt động “lớn, chuyên nghiệp trong cộng đồng tình báo mạng”.
“Cơ quan tình báo Trung Quốc đã chứng minh có khả năng to lớn trong việc thâm nhập vào một loạt các cơ quan an ninh quốc gia cũng như thương mại như một diễn viên”, báo cáo cho biết và nói thêm rằng phần lớn các vụ gián điệp nhắm vào Mỹ là do lực lượng tình báo quân đội Trung Quốc thực hiện.
Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc này của Mỹ. Trong nhiều năm qua, an ninh mạng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong mối quan hệ Mỹ- Trung.
(Theo Dân Việt)
Australia bất an vì quân phục "Made in China"
Giới chức Australia lo ngại Trung Quốc có thể dùng công nghệ mới để do thám nhất cử nhất động của các binh sĩ nước này sau khi một doanh nghiệp Trung Quốc giành được hợp đồng cung cấp quân phục cho Lực lượng phòng vệ Australia.
Các binh sĩ Australia (Ảnh minh họa: AFP)
Vấn đề này đã được thảo luận tại phiên họp quốc hội Australia diễn ra hôm 19/10. Tại phiên họp, các nghị sĩ đã đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc đặt mua quân phục. Trong khi, các quân phục gồm giày, tất, mũ của quân đội nước này được sản xuất trong nước thì một cuộc đấu thầu cung cấp quần áo năm 2015 lại không có công ty nào của Australia đáp ứng được yêu cầu. Hợp đồng cung cấp này sau đó được trao cho Công ty chuyên về quân phục (ADA) ở Bendigo. Tuy nhiên, công ty này sau đó chọn nhà thầu phụ là một doanh nghiệp Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Kim Carr đã chất vấn các quan chức quốc phòng rằng liệu họ có biết việc công ty mẹ của ADA là Logistik Unicorp có trụ sở ở Canada nổi tiếng vì công nghệ xác định tần số radio để tìm dấu vết của các khoáng sản thô và các loại hàng hóa. Nghị sĩ này cũng chất vấn liệu giới chức quân đội có biết các quân phục khi may có thể bị gắn thiết bị theo dõi hay không.
Trả lời chất vấn, Thiếu tướng David Coghlan, người đứng đầu cơ quan công nghiệp của quân đội Australia, thừa nhận ông không biết điều này và cũng không biết việc liệu nhà thầu phụ có phải là một tổ chức của chính phủ Trung Quốc hay có liên hệ với quân đội Trung Quốc hay không.
Ông cũng không thể nói các bước kiểm soát an ninh trước khi trao hợp đồng cho nhà thầu cũng như việc liệu giới chức Australia có tiến hành kiểm tra nhà máy ở Trung Quốc của nhà thầu phụ hay không.
Ông Coghlan sau đó khẳng định, nhà thầu Trung Quốc là một doanh nghiệp tư nhân của một doanh nhân có tên Shandong Yeliya và họ không sản xuất quân phục Trung Quốc cũng như không có liên hệ với quân đội nước này. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có biết cổ đông của nhà thầu phụ là ai không, ông Coghlan chỉ nói rằng sẽ tìm hiểu thêm.
Minh Phương
Theo Australia News
Người vợ giận dỗi của gián điệp hai mang suýt phá hỏng kế hoạch đánh bại phát xít Vì muốn về thăm quê, vợ của một điệp viên đã dọa phơi bày thân phận của ông, gây nguy hiểm đến kế hoạch đổ bộ trọng yếu của phe Đồng minh lên Normandy. Điệp viên Juan Pujol và vợ, Gonzalez. Ảnh: IBTimes Cục Lưu trữ quốc gia Anh hôm 28/9 công bố các tài liệu mật của Cơ quan Tình báo Anh...