Gián điệp tin học TQ: IBM cũng “dính chưởng”
Các nước phương Tây không hiểu nổi ai là sở hữu chủ Huawei. Mọi nghi ngờ và lo âu xuất phát từ đây.
Thành lập từ năm 1988, Huawei cho tới nay vẫn là một công ty tư nhân chưa lên sàn chứng khoán mặc dù có doanh số thuộc hàng “khủng” (32 tỉ USD năm 2011), số lượng lao động lên tới 140.000 người, cung cấp thiết bị cho 45 trong số 50 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
CEO xuất thân quân đội
Người sáng lập Huawei – tên đầy đủ là Công ty TNHH Công nghệ Huawei – là ông Nhiệm Chính Phi, con trai cả trong một gia đình nhà giáo có 7 anh chị em. Tốt nghiệp Trường Đại học Công chính và Kiến trúc Trùng Khánh, ông gia nhập Giải phóng quân (GPQ) hoạt động xuất sắc trong ngành công nghệ quân sự, từng được bầu làm đại biểu GPQ tại Hội nghị Khoa học toàn quốc năm 1978.
Bốn năm sau, ông Nhiệm xuất ngũ với quân hàm thiếu tá, làm việc trong ngành điện tử ở Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến. Năm 1988, ông sáng lập Công ty Huawei chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông và nắm giữ ghế tổng giám đốc (CEO). 20 năm sau, Huawei trở thành một tên tuổi lớn trong ngành viễn thông. Tuần báo Mỹ Time năm 2005 từng xếp ông Nhiệm vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất toàn cầu còn tạp chí Forbes xếp ông đứng hạng 190 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản cá nhân ước tính đạt 450 triệu USD (2010).
Chính gốc gác quân đội của CEO họ Nhiệm, năm nay 68 tuổi khiến các cơ quan tình báo phương Tây, đặc biệt là CIA, nghi ngờ Huawei có mối quan hệ mật thiết với GPQ và chính quyền Bắc Kinh, thậm chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của hai thực thể này với nhiệm vụ xây dựng các hệ thống mạng ở nước ngoài mà thời bình thì nghe lén còn thời chiến thì đánh sập mạng khiến địch thủ tê liệt. Nói cách khác, Huawei là vũ khí tiềm năng của Trung Quốc trong chiến tranh mạng. Tuy nhiên, phương Tây chưa bao giờ chứng minh được những nghi ngờ này là có thật.
Video đang HOT
Điện thoại thông minh của Huawei bán chạy nhờ liên minh với IBM, theo ông Charles Ding – Ảnh: BLOOMBERG
Ai là ông chủ thật sự của Huawei?
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Ông Nhiệm tuy có thời gian làm việc trong quân đội và được kết nạp đảng năm 1978 nhưng lại bị khai trừ đảng ngay sau đó do có cha từng làm việc trong quân xưởng Quốc dân đảng. Tuy làm CEO, ông Nhiệm chỉ nắm 1,42% cổ phần của công ty. 98,58% còn lại thuộc về công nhân viên công ty, theo tường trình của Huawei.
Thế nhưng cổ phần của công nhân viên ở Huawei không giống như cổ phần của một Công ty TNHH thông thường. Nó được quy định và phân phối bởi Hội liên hiệp Công ty TNHH Đầu tư Cổ phần Huawei Thâm Quyến mà Công ty TNHH Công nghệ Huawei là một chi nhánh. Hội liên hiệp này – cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, theo giải thích của người phát ngôn công ty – do cán bộ công nhân viên lập ra và không phải là tổ chức công đoàn.
Theo quy định của công ty, cổ đông được trả cổ tức hằng năm nhưng không được mua bán cổ phiếu. Đặc biệt chỉ có công nhân viên Trung Quốc được chia và sở hữu cổ phiếu. Tên cổ phần cũng bí hiểm không kém: “Cổ phần giới hạn thực sự”. Công ty Huawei chưa bao giờ tiết lộ có bao nhiêu cổ phần. Giá trị thực sự của nó cũng không rõ bởi chưa lên sàn chứng khoán. Cho nên tài sản thực sự của Huawei cũng là một bí ẩn.
Ban lãnh đạo công ty gồm có 9 người do “một ủy ban nhỏ” bầu ra bao gồm tổng giám đốc họ Nhiệm và chủ tịch HĐQT – bà Tôn Ái Phương. Ủy ban nhỏ do hội liên hiệp nói trên bầu chọn.
David M. Webb, một chuyên gia độc lập về công ty ở Hồng Kông, nhận định rằng cấu trúc công ty “thuộc sở hữu công nhân viên” dường như để đối phó với nghi vấn “gốc quân đội”. Do vậy, chừng nào mà Huawei chưa lên sàn chứng khoán và nhân viên không có quyền mua bán cổ phiếu thì những nghi kỵ đó tiếp tục tồn tại.
Một trong những mối quan hệ đáng ngờ là IBM, công ty tư vấn và công nghệ quốc tế Mỹ. Đáp lại cáo buộc của Mỹ rằng Huawei dựa vào tài trợ chính phủ Trung Quốc và đánh cắp công nghệ phương Tây để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông hạng nhì thế giới, Công ty Huawei tuyên bố đó là nhờ có mối quan hệ chiến lược với các công ty hàng đầu thế giới mà IBM là một ví dụ.
Trong một bài phỏng vấn hồi đầu năm nay của nhật báo Mỹ The Wall Street Journal, Charles Ding, Phó Chủ tịch Huawei Mỹ, tiết lộ Huawei đã cộng tác với IBM từ năm 1997 và công ty Mỹ này đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của Huawei ngày nay đó là IBM đã hỗ trợ Huawei về nghiệp vụ quản trị và công nghệ quảng bá sản phẩm của phương Tây.
Năm ngoái, IBM còn tư vấn Huawei mở rộng mạng lưới kinh doanh điện thoại thông minh và máy tính bảng mà kết quả là 1/5 doanh số của Huawei đến từ lĩnh vực này.
Ngoài IBM, ông Charles Ding còn cho biết Huawei đã thuê các nhà tư vấn của Accenture PLC, Boston Consulting Group, Mercer PLC, PricewaterhouseCoopers và Hay Group, toàn những tên tuổi lớn của Mỹ.
IBM và những công ty Mỹ kể trên từ chối bình luận về tuyên bố của ông Charles Ding. Trong khi đó, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ (HIC) nhận định rằng Huawei chỉ cung cấp một loạt dữ kiện mơ hồ về mối quan hệ với IBM và các công ty tư vấn khác cho nên không đáng tin cậy.
Ngày 8/10, HIC đã công bố báo cáo khuyến cáo các công ty Mỹ tẩy chay sản phẩm công nghệ của Huawei và ZTE Trung Quốc vì lợi ích an ninh quốc gia Mỹ, gây nên một làn sóng chống Huawei ở Canada, châu Âu và châu Đại dương.
Theo 24h
Chọn USB 3G lướt net tuyệt nhất
Về nguyên tắc, để lướt net trên máy tính nhờ sóng di động, bạn cần mua một chiếc USB 3G kèm sim được nhà mạng kích hoạt là có thể online ở bất kỳ đâu, miễn là có sóng 3G.
Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng, để việc lướt net không bị gián đoạn, chất lượng của chiếc USB 3G cũng chiếm vai trò quan trọng. Người dùng dịch vụ hiện nay biết tới ba nhà mạng chủ yếu là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Đây cũng là ba doanh nghiệp không chỉ cung cấp dịch vụ mà còn bán kèm cả thiết bị kết nối cho người dùng.
Hiện MobiFone đang bán ra thị trường các model USB 3G là Fast connect E1550 tốc độ 3,6Mbps, E1750 và E1800 có cùng tốc độ là 7,2Mbps. Mức giá dao động từ 990 ngàn đồng đến khoảng 1,69 triệu đồng.
VinaPhone là nhà mạng có số lượng USB 3G phân phối trên thị trường phong phú hơn cả. Thiết bị đầu tiên mà mạng cung cấp tại Việt Nam do ZTE sản xuất gồm có ZTE mid - end MF627(ZTE) tốc độ tải về tối đa 3.6Mbps và high - end MF 633(ZTE) có tốc độ tải về tối đa 7.2Mbps. Thiết bị này cũng có thêm khe đọc thẻ nhớ micro SD.
Sau đó, VinaPhone đã tung ra thêm một loạt USB 3G mới đó là: Huawei E158 (USB 3,6M-dạng xoay, có khe cắm thẻ nhớ Micro SD sử dụng như thẻ lưu dữ liệu, sử dụng Voice/SMS/USSD trên PC, ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh); Huawei E173 và ZTE MF190 (USB 7,2 M-dạng thẳng); Huawei E1800 và ZTE MF633 (USB 7,2M-dạng xoay).
Giá bán các mẫu USB 3G của VinaPhone hiện dao động từ 784.000 đồng-999.000 đồng/bộ (kèm SIM hoặc không kèm SIM), bảo hành 12 tháng.
Với Viettel, các USB 3G thông dụng đang được bán ra thị trường là Huawei E169 - 3.6 Mbs; Huawei E1750 - 7.2 Mbs; MF100, MF100.
Việc lựa chọn mua các USB 3G của nhà mạng phân phối có ưu điểm sử dụng bộ phần mềm có giao diện quản lý bằng tiếng Việt. Thêm vào đó còn được cài sẵn thông số kết nối của từng nhà mạng nên các thao tác mà người dùng phải thực hiện để có thể kết nối mạng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện.
Mua hàng từ các nhà mạng còn đảm bảo cho bạn về chất lượng. Nếu chẳng may có vấn đề gì trục trặc thì có thể đổi lại khi có giấy bảo hành đi kèm trong thời gian quy định.
Tuy nhiên, nhược điểm của USB 3G được phân phối từ nhà mạng đó là dòng sản phẩm được phân phối bởi mạng nào thì chỉ có thể dùng được SIM do nhà mạng đó cung cấp.
Theo VNMedia
Tại sao Huawei lại khiến chính phủ Mỹ phải lo lắng đến như vậy? Đã gần một tuần nay, chính phủ và giới công nghệ của cả Mỹ và Trung Quốc đều hướng phần lớn sự tập trung vào vụ việc: Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đưa ra bản báo cáo buộc tội hai hãng viễn thông và thiết bị mạng lớn nhất Trung Quốc là Huawei và ZTE tiếp tay cho chính phủ Trung...