Gián điệp ở… Bắc cực
Dường như có nhiều bí ẩn đáng giá ở Bắc cực và những bí ẩn đó đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều cường quốc trên thế giới.
Cuộc chiến giành nguồn tài nguyên và quyền kiểm soát biển không chỉ xảy ra ở biển Đông. Trên chuyên san Foreign Policy (11-5-2015), cây bút chuyên đề tài tình báo nổi tiếng James Bamford đã cho thấy nhiều chi tiết ít ngờ…
“Chỉ khi băng tan, bạn mới biết ai thù, ai bạn”
Tháng 8-2014, hai nhà khoa học Na Uy khởi hành với 21 tấn thiết bị-thực phẩm, đến một địa điểm cách Bắc cực khoảng 321 km. Mục đích của họ thuần túy nghiên cứu khoa học. Sau vài tuần, tảng băng trôi đưa họ sâu vào Bắc cực, nơi quanh năm buốt giá và hoàn toàn vắng bóng người. Thế rồi, tháng 10-2014, họ kinh ngạc phát hiện “khách lạ”, cách căn cứ họ khoảng 3,2 km. Cầm đèn pin tiến đến, họ nhận thấy một chiếc tàu ngầm. Tuy nhiên, trước khi họ đến sát, chiếc tàu ngầm đã vội vàng lặn mất. Dựa vào ảnh của hai nhà khoa học, giới chức trách Na Uy cho biết đó là chiếc Orenburg của Nga, mang theo một tàu ngầm mini chạy hạt nhân chuyên khảo sát biển sâu…
Tính đến tháng 10-2014, theo NATO, tỉ lệ máy bay do thám Nga lảng vảng Bắc cực đã tăng gấp ba so với năm trước. Mỹ cũng đưa vệ tinh do thám khu vực mỗi 30 phút, với trung bình hơn 17.000 lượt bay ngang mỗi năm. Ngoài ra Mỹ chuẩn bị đưa hệ thống do thám không người để theo dõi “từng centimet”, từ mặt băng đến lòng biển. Nói như tác giả James Bamford, Bắc cực giờ đây là nơi tập trung của gián điệp Đông lẫn Tây. Và như một thành ngữ của thổ dân Inuit: “Chỉ khi băng tan, bạn mới biết đâu là bạn, đâu là thù”.
Ngày 6-9-2007, Không quân Hoàng gia Na Uy bắt đầu phát hiện “những vật thể lạ”. Loạt chiến đấu cơ F-16 được lệnh phóng lên cho biết những “vật thể lạ” kia bay trên không phận quốc tế hướng về nước Anh. Hệ thống phòng không của Không quân Hoàng gia Anh được báo động với bốn chiếc Tornado cùng một máy bay tiếp nhiên liệu VC-10. Ảnh từ nhóm Tornado chụp được cho thấy “vật thể lạ” là tám “con gấu” – mật danh NATO chỉ loại máy bay tiềm kích Tu-95 MS của Nga. Bất ngờ như khi xuất hiện, “bầy gấu” bỗng quay ngược đầu và hướng về “nhà”.
Tính đến năm 2001, Nga có 65 chiếc Tu-95 MS mà mỗi chiếc có thể mang sáu tên lửa hành trình hoặc đầu đạn hạt nhân 250 kiloton. Trên lý thuyết, tám “con gấu” có thể có 48 đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công cùng lúc 48 mục tiêu khác nhau tại châu Âu. Năm 1999, bốn oanh tạc cơ Nga xuất hiện gần không phận Iceland; và tháng 4-2002, hai “con gấu” đi “lạc” sâu vào không phận Alaska 60 km và bị chặn đường bởi chiến đấu cơ F-15 của Mỹ. Sau vài năm vắng bóng, năm 2006, máy bay chiến đấu CF-18 của Canada và F-15 của Mỹ lại thấy hai “con gấu” lang thang tại Alaska. Đầu năm 2007, hai “con gấu” lại tiếp cận một căn cứ không quân Mỹ tại đảo Guam. Và không lâu sau khi Nga cắm cờ trong lòng Bắc cực (2-8-2007), 30 chiến đấu cơ Nga lại bay vào Bắc cực và bắn tên lửa thị uy. Đầu tháng 9-2007, 12 máy bay chiến đấu Nga lại thực hiện cuộc tập trận tên lửa nữa tại khu vực…
Hệ thống radar do thám Globus-II của Na Uy đặt tại Vard, điểm cực Đông xa nhất nước này, đối diện bán đảo Fishermen của Nga (barentsobserver). Ảnh: INTERNET
Video đang HOT
Bắc cực có gì hấp dẫn?
Cuối tháng 8-2007, một ngọn lửa bất ngờ bùng lên trong ánh hoàng hôn tại biển Barents, nhuộm vàng đám mây thấp trên bầu trời cảng Hammerfest (Na Uy). Đó là ngọn lửa đầu tiên từ mỏ khí thiên nhiên Snohvit (có nghĩa “Bạch Tuyết” trong tiếng Na Uy) cách bờ 145 km. Nó là ngọn lửa đầy hứa hẹn, cho thấy sau 25 năm nghiên cứu và thăm dò, hoạt động khai thác khí đốt đầu tiên tại Bắc cực bên ngoài địa phận Alaska đã trở thành hiện thực. Công ty dầu nhà nước Na Uy, Statoil, cuối cùng đã có thể tìm được nguồn nhiên liệu thiên nhiên với trữ lượng có thể đạt 1,4 tỉ USD/năm trong 25 năm.
Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong miếng bánh, Cơ quan thăm dò địa chất Hoa Kỳ (USGS) từng tuyên bố: “Có khoảng 25% trữ lượng dầu thế giới hiện nằm trong lòng Bắc cực”.
Vấn đề bây giờ là ai có thể khai thác nguồn tài nguyên Bắc cực? Luật Biển 1982 quy định phạm vi lãnh hải mỗi quốc gia được tính 12 dặm (hơn 19,3 km) kể từ bờ, cộng thêm 200 hải lý thuộc khu vực được phép khai thác kinh tế. Sự lỏng lẻo của luật thể hiện ở chỗ phạm vi được phép khai thác kinh tế lại có thể được mở rộng thêm, nếu nó được chứng minh rằng vùng đáy biển là phần mở rộng địa chất của quốc gia đó.
Ngày 20-12-2001, Nga trình bày với Liên Hiệp Quốc rằng dữ liệu địa chất đã cho thấy vùng đáy Bắc cực và Siberia được liên kết bằng một thềm lục địa duy nhất. Nói cách khác, rặng Lomonosov trong lòng Bắc cực là phần mở rộng thềm lục địa của Nga, tính từ Siberia. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc không thừa nhận. Phần mình, Mỹ cũng tuyên bố tương tự, khi nói rằng vùng đáy Bắc cực là liên kết với thềm lục địa Mỹ tại Alaska! Trong khi đó, Na Uy cũng gõ cửa Liên Hiệp Quốc (ngày 27-11-2006) với phát biểu không khác. Phần mình, Đan Mạch cho rằng rặng Lomonosov mới thật sự là phần mở rộng từ tỉnh tự trị Greenland của mình (nơi có bờ biển gần Bắc cực nhất)! Đến tháng 12-2014, Đan Mạch, Nga và Canada đã chính thức tuyên chiến giành rặng Lomonosov. Tháng 12-2013, Thủ tướng Canada Stephen Harper thậm chí tuyên bố… “Ông già Noel” là công dân Canada, như một cách khẳng định quyền sở hữu Bắc cực!
Và đây: Trung Quốc!
Việc Bắc cực tan băng nhanh đã mở ra một cánh cửa mới cho giao thông hàng hải. Xét riêng hàng hải, Tuyến hải trình Đông Bắc (còn gọi là Tuyến Biển Bắc – NSR) gần khu vực Bắc cực sẽ giúp cắt ngắn lộ trình từ Thượng Hải đến Hamburg còn 5.185 km, ngắn hơn 15% so với việc vòng qua eo Malacca và 22% so với ngả kênh đào Suez. Năm 2010, chỉ có bốn con tàu sử dụng tuyến NSR và năm 2012, con số này tăng lên 46 chiếc với 1,2 triệu tấn hàng hóa. Tháng 8-2012, Tuyết Long – con tàu phá băng không sử dụng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới (do hãng Kherson của Ukraine đóng) – cũng đã trở thành chiếc tàu Trung Quốc đầu tiên băng qua NSR…
Không như phát biểu của đại sứ Trung Quốc tại Na Uy Triệu Vân, tại Hội thảo ranh giới Bắc cực tổ chức ở Troms (Na Uy) ngày 22-1-2013: “Hiện thời, Trung Quốc không thực hiện bất kỳ hoạt động thám hiểm nào tại Bắc cực”. Trong thực tế Trung Quốc đã “định vị” yếu tố chiến lược Bắc cực từ khá lâu.
Bắc Kinh cũng phái nhiều đoàn khoa học dự các hội thảo liên quan Bắc cực. Tuy nhiên, trong các “định chế” Bắc cực, nơi duy nhất, quan trọng nhất mà Trung Quốc chưa được phép vào là Hội đồng Bắc cực (AC). Thành lập năm 1996, trên bề mặt chỉ có chức năng giám sát hợp tác, điều phối và liên kết nghiên cứu-khai thác giữa các nước vùng cực, AC hiện gồm tám thành viên (Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Iceland, Nga và Mỹ), với sáu quan sát viên trong đó có Pháp và Đức.
Như trường hợp biển Đông, Trung Quốc cũng xây dựng một “lý thuyết” để giải thích “tính hợp lý” cho cách tiếp cận Bắc cực. Trong buổi hội thảo tại Troms, đại sứ Trung Quốc tại Na Uy Triệu Vân chỉ ra rằng khu vực Đông Bắc Trung Quốc kéo dài gần đến 50o vĩ độ Bắc và như thế Trung Quốc đáng gọi là một “quốc gia cận Bắc cực”! Năm 2008, “ngũ cường Bắc cực” – Canada, Nga, Mỹ, Đan Mạch và Na Uy – ký bản tuyên bố Ilulissat với nội dung các thành viên AC phải giải quyết êm thấm mọi tranh chấp chủ quyền cũng như chia sẻ khai thác Bắc cực. Cho rằng bản tuyên bố Ilulissat là bình phong cho “âm mưu” hất cẳng Trung Quốc, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt. Tháng 3-2010, Thượng tướng hải quân Duẫn Trác nói rằng: “Bắc cực thuộc về tất cả dân tộc thế giới và chẳng nước nào có thể có chủ quyền với nó cả”.
Trong một bài viết, nhà nghiên cứu Lý Chấn Phúc thuộc ĐH Hàng hải Đại Liên, nói rằng: “Bắc cực có giá trị quân sự đặc biệt, một thực tế hiển nhiên được nhiều nước thừa nhận”, rằng “bất cứ ai kiểm soát được tuyến hàng hải Bắc cực sẽ kiểm soát được tuyến hàng hải mới của kinh tế thế giới và chiến lược quốc tế”. Năm 2008, Đại tá Hàn Húc Đông huỵch toẹt: “Khả năng sử dụng vũ lực là điều không thể loại trừ khỏi Bắc cực, bởi tính phức tạp của các tranh chấp chủ quyền”!
Sự tiếp cận Trung Quốc tại vùng cực đã trở thành tín hiệu báo động đối với Mỹ. Thượng tuần tháng 4-2013, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ (U.S. Interior Department, nơi phụ trách quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và quỹ đất của Mỹ) công bố báo cáo 56 trang liên quan tình hình Bắc cực. Tỏ ra vẫn giám sát kỹ cái sân sau, tháng 12-2012, Bộ Tư lệnh NORAD (cơ quan phòng vệ không gian-quốc phòng phối hợp của Mỹ và Canada) đã công bố kế hoạch tăng cường lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm, trong khi USNORTHCOM (Bộ Tư lệnh Bắc Hoa Kỳ) cũng ký hai văn bản liên quan hợp tác quốc phòng tại Bắc cực với Bộ Tư lệnh các chiến dịch phối hợp Canada. Trong khi đó, Nga tiếp tục tăng cường hình ảnh quân sự tại khu vực. Tháng 3-2015, một cuộc tập trận quy mô gần Bắc cực đã được quân đội Nga tiến hành. Tháng 10-2014, tướng Nga Mikhail Mizintsev cho biết Nga dự kiến xây 13 sân bay và 10 trạm radar tại khu vực. Với Na Uy, họ tập trung vào biển hơn là trên trời. Tháng 12-2014, Thủ tướng Erna Solberg đã dự lễ hạ thủy tàu Marjata trị giá 250 triệu USD. Dự kiến hoạt động năm 2016, Marjata là một trong những con tàu do thám hiện đại nhất thế giới.
Nguồn dầu mỏ “ siêu khủng” Viện Hải dương học Nga nói rằng khu vực hình cái yên ngựa trong lòng Bắc cực chứa đến 10 tỉ tấn dầu hỏa, chưa kể nhiều loại khoáng chất. Cuối tháng 9-2007, Cơ quan thăm dò địa chất Hoa Kỳ (USGS) khẳng định thêm chỉ riêng trữ lượng tại vịnh Đông Greenland đã có thể tương đương 31,4 tỉ thùng dầu, hầu hết ở dạng khí thiên nhiên (tương đương với bốn năm tiêu thụ dầu hỏa tại Mỹ).
Theo M.Kim ( Pháp luật TP.HCM)
Trung Quốc lại biện bạch, tố ngược Mỹ "gây rối" trên Biển Đông
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ ngày 14/5 đã lên tiếng cáo buộc Mỹ áp đặt tiêu chuẩn kép, khi chỉ trích Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, và cảnh báo Washington không được can dự vào tình hình khu vực.
Một bức ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 3 cho thấy tàu Trung Quốc đang bồi đắp ồ ạt bãi đá Vành Khăn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa (Ảnh: AFP)
Tuyên bố trên được ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
"Ai mới là người đang gây căng thẳng trên Biển Đông?" ông Thôi đặt câu hỏi. "Trong vài năm qua, Mỹ đã can dự vào một cách rất rõ ràng. Liệu họ đang giúp ổn định tình hình hay khiến mọi thứ càng thêm lộn xộn? Thực tế đều đã rõ".
Phát biểu của ông Thôi được đưa ra sau khi các quan chức Mỹ ngày thứ Ba cho biết Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều máy bay quân sự và tàu chiến đến đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tích cực bồi đắp trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Đáp lại, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này "cực kỳ quan ngại" và yêu cầu phía Mỹ làm rõ.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc tại Mỹ hôm thứ Tư, ông Thôi nói một số nước trong khu vực đã bồi lấn trên các bãi đá mà Bắc Kinh cho rằng thuộc về nước mình từ lâu, nhưng Mỹ lại không hề đề cập.
"Rất nhiều điều trên thế giới này không thể dựa vào sự phô trương vũ lực để giải quyết và tâm lý sẵn sàng sử dụng vũ lực thời "chiến tranh Lạnh" giờ đã lỗi thời", ông Thôi nói.
Theo các chuyên gia quân sự và hàng hải của Trung Quốc, nước này sẽ không giảm tốc độ xây dựng đảo nhân tạo ngay cả khi Lầu Năm Góc điều máy bay do thám và tàu chiến vào khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng.
"Ngược lại, bước đi quyết liệt của Washington sẽ chỉ càng khiêu khích thêm Bắc Kinh đẩy nhanh các dự án mở rộng đảo tại Biển Đông", Wang Hanling, một chuyên gia các vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc nhận định.
"Sự can thiệp nóng vội của Washington cho thấy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cần gấp rút xây dựng các căn cứ trên vùng biển tranh chấp, để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc".
Chuyên gia hải quân Li Jie từ Bắc Kinh thì nhận định Trung Quốc không thể ngừng hoạt động xây lấn đảo trên Biển Đông, do đây là một phần trong các hành động thực chất của họ nhằm khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc đến nay vẫn tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng, với ước tính 5000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, đảo Đài Loan và Brunei đều có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một phần vùng biển này.
Thanh Tùng
Theo SCMP
Đại sứ Trung Quốc "vỗ về" Ấn Độ chuyện Biển Đông Đại sứ Trung Quốc đã lờ tịt đi những hòn đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Bắc Kinh đang bồi lấp, xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, Nhạc Ngọc Thành. Tờ The Economic Times của Ấn Độ ngày 16/3 đưa tin, trong lúc những lo ngại về việc Trung Quốc ngày một...