Gián điệp Nga lập căn cứ trên dãy núi Pháp để bí mật gây rối khắp châu Âu
Một đơn vị gián điệp tinh nhuệ của Nga bị cáo buộc đã sử dụng dãy núi Aps của Pháp làm căn cứ hậu cần để gây rối loạn khắp châu Âu.
“Các nhân viên tình báo quân sự giỏi nhất của Nga, những người bị cáo buộc tham gia vào các vụ ám sát trên khắp châu Âu đã được sử dụng khu nghỉ mát ở dãy Alps của Pháp như các căn cứ hậu cần”, một báo cáo mới cho biết.
Báo cáo này liên quan đến Đơn vị 29155 của Tổng cục Chính trị Quân sự các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga thường được gọi là GRU, theo IntelNews.org – một trang web của các chuyên gia chuyên cung cấp tin tức và phân tích về các vấn đề gián điệp, tình báo và an ninh.
“Vào thứ Tư (4/12), một báo cáo mới trên tờ Le Monde của Pháp tiết lộ Đơn vị 29155 đã sử dụng dãy núi Alps của Pháp như một” căn cứ hậu cần “để thực hiện các hoạt động phá hoại trên khắp châu Âu”, IntelNews.org cho biết.
Nật báo Le Monde cho biết một cuộc điều tra của tình báo Anh, Thụy Sĩ, Pháp và Mỹ đã đưa ra danh sách 15 thành viên của đơn vị 29155 thuộc cơ quan tình báo quân sự Nga GRU. Họ đã đi lại trong phạm vi châu Âu từ năm 2014 đến năm 2018.
Video đang HOT
“Các thành viên của đơn vị này thường xuyên tới châu Âu để thực hiện các chiến dịch phá hoại và thu thập thông tin, tiêu diệt các mục tiêu hoặc thực hiện các hình thức gây rối khác mà một số chuyên gia mô tả là cuộc chiến lai của Kremlin”, báo cáo nhấn mạnh.
Các điệp viên Nga bị cáo buộc ở tại Haute-Savoie của Pháp, giáp biên giới Thụy Sĩ, và là một trong những điểm du lịch mùa đông nổi tiếng nhất châu Âu.
Khu vực này bao gồm dãy núi Mont Blanc nổi tiếng thế giới và các thị trấn núi cao tuyệt đẹp như Annemasse, Evian và Chamonix.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng được cho là sử dụng một số khu vực khác ở Đông Âu làm căn cứ hậu cần,bao gồm các thành phố và thị trấn ở Moldova, Montenegro và Bulgaria.
Đơn vị 29155 cũng bị cho là phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát Sergei Skripal, một cựu sĩ quan tình báo GRU, vốn đã đào tẩu sang Anh.
Theo danviet.vn
Pháp phản đối Mỹ biến Điều 5 NATO thành 'Điều F-35'
Giới lãnh đạo Pháp kêu gọi Mỹ chấm dứt áp đặt vũ khí đối với các nước NATO, đặc biệt là trong chương trình mua sắm F-35 Lightning II.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã có tuyên bố gây sốc đối với Mỹ và NATO trong cuộc phỏng vấn của báo Journal du Dimanche. Theo đó, bà Parly kêu gọi Hoa Kỳ không nên ép buộc các thành viên NATO phải mua vũ khí của họ, nhất là trong chương trình phát triển "Máy bay Chiến đấu Liên hợp" F-35 Lightning II (Joint Strike Fighter -JSF).
"Không thể cho phép xảy ra việc Washington gây sức ép biến Điều Năm trong Hiến chương NATO quy định trách nhiệm các thành viên giữ gìn sự đoàn kết, thành Điều F-35 ép buộc họ phải mua vũ khí Mỹ" - bà Parly bình luận.
Trong khi thừa nhận Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng của NATO, bà Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, chính Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn đang kêu gọi các nước châu Âu phải chịu trách nhiệm về an ninh của mình. Do đó, Washington không nên can thiệp vào việc họ mua vũ khí gì để tự bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia của mình.
Đồng thời bà cũng không hề ngần ngại khi đề cập đến việc đã từng được Tổng thống Pháp Macron kêu gọi là thành lập một cơ cấu quân sự và an ninh riêng của châu Âu. Bà lưu ý rằng, châu Âu hiện nay "chưa có các cơ cấu quân sự tương ứng với sức mạnh về kinh tế và quân sự của nó".
Pháp cho rằng, Washington đang ép các nước đồng minh NATO phải mua vũ khí Mỹ
Theo bà, việc xây dựng một quan điểm độc lập có chủ quyền không phải là một quá trình nhanh chóng. Tuy nhiên không vì thế mà bắt các thành viên EU phải lựa chọn giữa chủ quyền của châu Âu với Khối Bắc Đại Tây Dương. Ngược lại hai cơ cấu này phải tăng cường tương trợ lẫn nhau.
Ngoài ra, bà Parly nói rằng không thể đảm bảo an ninh ở châu Âu nếu không duy trì đối thoại với nước Nga, bởi Nga là một cường quốc cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, có vai trò ảnh hưởng và sức mạnh tương đương với cả khối NATO và Liên minh châu Âu.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên giới chức lãnh đạo Pháp có những tuyên bố mang tính độc lập và không thuận theo định hướng của Mỹ. Trước đó, Tổng thống Pháp Macron thường xuyên công khai quan điểm về việc "người châu Âu giải quyết việc của châu Âu" và kêu gọi thành lập một cơ cấu quân sự và an ninh riêng của châu lục.
Đối với lĩnh vực mua sắm và phát triển vũ khí của khối NATO, trong khi Anh thường xuyên có các dự án phát triển chung hoặc mua sắm của Mỹ thì hai cường quốc châu Âu khác là Pháp và Đức cơ bản là không phụ thuộc vào vũ khí của Hoa Kỳ.
Cả 2 nước này đều sản xuất các loại vũ khí riêng, độc lập với Mỹ, từ vũ khí lục quân như xe tăng, xe thiết giáp đến vũ khí hải quân như tàu ngầm, tàu hộ vệ, khu trục, tàu sân bay hay vũ khí không quân như máy bay chiến đấu, trực thăng..., họ đều có những phiên bản riêng.
Về chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 được cho là "tốn kém nhất trong lịch sử hàng không thế giới", bất chấp sự kêu gọi của Mỹ tham gia vào chương trình JSF, Đức và Pháp đã phớt lờ F-35 mà tự nghiên cứu, phát triển chiến đấu cơ của mình.
Huy Bình
Muốn bớt lệ thuộc vào Mỹ, châu Âu loay hoay định hình chính sách ngoại giao Khi cần xác định những ưu tiên chính sách, châu Âu gần như không đạt được bất kỳ một sự đồng thuận chung nào. Nhà lãnh đạo mới của Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đang đối mặt với một Nghị viện châu Âu có thể coi là bị phân cực nhiều nhất từ trước đến nay. (Nguồn: Reuters) Ngày 27/11,...