Giận chồng ’sôi máu’ cũng đừng nói…
Những lúc giận chồng, tôi, theo một phản ứng bản năng nhất đã nói ra những lời “vàng ngọc” làm tổn thương sâu sắc đến sĩ diện và lòng tự trọng của anh.
ảnh minh họa
Trong lúc cáu giận, máu nóng dồn lên, không ít lần tôi tuôn ra những lời “vàng ngọc” với chồng. Không ít lần lỡ lời rồi, tôi mới hối hận và nhận thấy những lời nói thiếu kiểm soát có tác hại như thế nào tới hôn nhân của mình. Giận quá mất khôn, không phải lúc nào người làm vợ như tôi cũng có thể “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói. Ngay cả khi không cãi nhau, tôi cũng bâng quơ những câu nói ngu ngơ theo một phản ứng bản năng nhất định. Chỉ có vậy thôi cũng khiến đức ông chồng của tôi tự ái. Chẳng phải chồng tôi nhỏ mọn, chỉ vì sau khi ngẫm lại, tôi cũng thấy mình vô tâm quá mức!
Nhưng rồi qua những lần “tự kiểm điểm” và “đúc rút kinh nghiệm”, tôi có được những kinh nghiệm nho nhỏ cho bản thân mình. Nhỏ nhưng thực sự hữu dụng, trở thành “bí kíp” khi nói chuyện với chồng mà tôi thấy cần chia sẻ với các bà vợ trên thế gian này.
1. Anh bị làm sao vậy?
Sẽ chẳng có gì đáng nói khi tôi dịu dàng rót vào tai chàng những lời êm ái như thế này khi chàng mệt mỏi.
Nhưng thử tưởng tượng, khi chàng quên tắm cho con, quên chìa khóa trong nhà lúc đi ra ngoài, chưa giúp tôi vá lại săm xe bị thủng từ hôm qua, trong khi mọi việc đang “rối như một mớ bòng bong”. Tôi cao giọng một chút, nhướng mày một chút, gắt gỏng một chút: “Anh bị làm sao vậy???”… Tất cả những điều đó khiến câu nói này thay đổi hoàn toàn ý nghĩa và có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng.
Do đó, thay vì vội vàng tăng âm với câu nói này, tôi học được cách nói nhỏ nhẹ hơn: “Chắc là không phải anh cố tình quên, nhưng lần sau anh ráng nhớ nhé. Việc này với em rất quan trọng”.
Có thể lúc đó, lòng tôi vẫn sôi sùng sục vì cái tính đoảng, mau quên, vô tâm của chàng, nhưng gào thét lên cuối cùng cũng không giải quyết được vấn đề gì.
2. Anh đang nghĩ cái gì thế… hả trời?
Video đang HOT
Tôi tự đi đến kết luận, đây là một câu nói có tính “sát thương” nghiêm trọng dù không chứa đựng bất cừ từ ngữ dung tục nào, bởi nó thể hiện rõ tôi đang ra mặt không tôn trọng các ý kiến của chàng và vội vàng đi đến một kết luận tiêu cực thay vì dành thời gian để hiểu rõ hơn những điều chàng nghĩ.
Vậy đơn giản thôi, hãy thay câu nói: “Anh nghĩ gì thế hả?” bằng một câu nói dịu dàng ý nhị hơn: “Nếu là em, em sẽ…”.
Tôi đã áp dụng, thấy cực kỳ hiệu quả với bản thân và với chàng của tôi.
3. Tất cả những gì anh làm là đây đó hả?
Chính chàng xung phong trông bọn trẻ để tôi đi chợ mua đồ làm một bữa ngon cho cả nhà, nhưng khi về, tất cả những gì tôi nhìn thấy là bọn trẻ (vâng, chúng vẫn ở trong nhà) và một bãi chiến trường bừa bộn với sữa bột, đồ chơi, cốc tách, quần áo bẩn sạch lẫn lộn. Theo bản năng, tôi xẵng giọng: “Anh trông con vậy đó hả???” hay “Đây là tất cả những gì anh làm khi trông con hay sao?”…
Có thể tôi chỉ thuận miệng, nhưng chồng tôi (và có lẽ nhiều đức ông chồng khác) sẽ nhanh chóng hiểu theo một nghĩa tiêu cực hơn: “Anh thật là vô dụng!”, và cho rằng tôi đã không coi trọng một ông bố tuyệt vời như chàng. “Anh có trông con đó chứ, chúng vẫn ngoan ngoãn đây này. Em còn muốn anh làm gì nữa?”… Xem ra bữa ăn ngon mà tôi mất công dạo chợ có nguy cơ tan biến và thay vào đó có thể là một trận khẩu chiến.
Sau nhiều lần như vậy, tôi rút kinh nghiệm rằng, phải tránh tuyệt đối sự tăng xông cùng câu hỏi đầy tính nghi hoặc, chì triết này. Thay vào đó, tôi sẽ nói: “Anh giúp em rửa sạch chỗ bình sữa, cốc chén và cho đồ vào máy giặt giúp em…”.
Và thêm một điều nữa, liệt kê thật cụ thể mỗi khi nhờ chàng làm một điều gì đó. Tránh tuyệt đối những khái niệm chung chung như trông con, coi nhà hay nấu ăn!
4. Đừng có mà động vào em!
Trong cơn tức giận và không có cách nào để giải tỏa, tôi thường gắt gỏng: “Đừng có mà động vào em!” rồi lấy khoảng cách về mặt thể xác để trừng phạt chàng.
Hoặc đôi khi, chỉ là do “lệch pha” trong nhu cầu ân ái, tôi cũng nói với chồng câu này rồi xoay mình trùm chăn đi ngủ mà không biết rằng, đây là câu nói rất dễ khiến đàn ông cảm thấy tổn thương và bị bỏ rơi.
Dù là trong trường hợp nào, câu mệnh lệnh này cũng là điều tối kị. Bởi đôi khi, ái ân sẽ giúp chúng ta xóa đi những giận hờn, cảm nhận lại tình yêu và nhìn mọi điều với chiều hướng tích cực hơn. Và có muôn vàn cách khéo léo, tế nhị hơn để từ chối chồng mà không khiến chàng cảm thấy bị bỏ rơi. “Chồng ơi, hôm nay em mệt lắm, chỉ muốn ôm anh để ngủ một giấc thôi…”.
Có đức ông chồng nào lại có thể giận dỗi trước lời từ chối kiêm đề nghị ngọt ngào này cơ chứ?
5. Anh thật đáng thương!
Anh thật thảm hại! Anh thật đáng thương!
Với những câu nói trên, bộ não của đàn ông sẽ tự động dịch thành: “Anh thật đáng thương hại!”. Vốn là “sinh vật” coi lòng tự trọng và sĩ diện cao nhất trên đời, đàn ông luôn sợ bị người khác thương hại.
Bạn thân mến, sau đôi lần lỡ lời, tôi nhận ra rằng, mình thật là trẻ con khi thốt lên câu này. Chỉ có trẻ con mới nói với nhau như thế khi chúng cảm thấy giận dữ, tổn thương hay thất vọng. Còn chúng ta đều đã là người trưởng thành, nên dù trong tình huống xấu nhất, cũng đừng nói với nhau những câu như thế. Những lúc này, im lặng là vàng!
Theo VNE
Về quê...
... Chị chẳng ngại gì ngoài việc nhận được lời hỏi han chi tiết từ những con người chân chất, thật thà ấy. Họ gọi đó là tình làng nghĩa xóm, quan tâm thân tình đến nhau bất kể người kia có cần, có thích hay không.
Hình minh họa: Dân Việt
Không đáp lại thì họ sẽ có chuyện để kể rằng dâu nhà ấy khinh khỉnh lạnh nhạt với bà con lối xóm, trong khi khéo vừa hỏi chuyện mình lúc trước, chỉ lát sau gần như toàn bộ những người có mặt ở đó biết nội dung. Đến giúp đám, thì chỉ có việc nhặt hành, nhặt tỏi, nhặt rau lau bát, rất thích hợp cho việc túm tụm thì thào.
Câu chuyện nào cũng được các bà các chị săm soi từ đầu đến chân, rồi đem ra mổ xẻ bàn luận sau khi "khổ chủ" đã rời quê cả tuần. Vấn đề các bà quan tâm quá, chuyện nhà ai cũng tường tỏ từng chân tơ kẽ tóc, từng nội tình ngoại vụ chuyện gì cũng biết.
"Nhà bà Hoan có gần trăm cây vàng nhưng giấu kỹ lắm. Nhà thím Thuấn đầy tiền, thím ấy dậy thêm rồi tham gia công tác ở trường kiếm bộn, chẳng qua cứ giả nghèo giả khổ thôi, đã ai thèm xin đâu". "Thằng ấy nó đi buôn, tiền chất hàng núi. Thằng kia làm cho công ty nước ngoài, lương hàng trăm triệu một tháng".
Chị cười thầm, chắc họ toàn vống lên theo kiểu "gà mẹ rụng lông", chứ giờ người khôn của khó, làm gì mà dễ thế, ai mà được "quan tâm" thì cũng mếu dở. Sau đến chính chị là chủ thể của câu chuyện.
Ra là mẹ chồng lúc nào cũng tự hào con trai mình giỏi giang tài ba, một có khi thêm thắt thành hai, đi khoe trong mọi câu chuyện rằng chúng nó tự mua đất, tự làm nhà. Bà kể những "kỳ tích" ấy nhưng lại "quên" không kể những vất vả, những nợ nần, những lần hai vợ chồng bị lừa tiền, góp vốn làm ăn thua lỗ, những vụ giúp đứa em gặp khó khăn, vì kể ra như thế thì lại xấu đứa em.
Là bà tự hào kể vậy thôi cứ cũng đã được cái gì đâu, vậy là mọi người bắt đầu đặt những câu cắc cớ, hỏi trực tiếp chị: "Vợ chồng mày giàu thế sao không cho bố mẹ tiền xây nhà đi". Chị ngạc nhiên: "Nhà bố mẹ cháu năm gian to đẹp, chắc chắn như thế, lại mới xây thêm dãy nhà ngang, có buồng để không. Sao phải xây mới ạ?". Song họ cứ thích tham gia, rằng phải xây nhà tỉ bạc mới là xây, là cho. Có người lại quát: "Sao không thay cho bố mày cái xe máy mới". Họ nói "Giờ chúng mày còn trẻ mà đã thế, là giỏi là tài, báo hiếu cho bố mẹ đi chứ còn gì?".
Chị đến xây xẩm mặt mày, tính chị vốn không hay kể lể, vì kể ra cũng có bớt túng thiếu đi được đâu, thành ra không kể khổ nghĩa là người đó rất sướng. Và nếu sướng, nhiều tiền thì phải biết chia sẻ, chị cười và buồn cho suy nghĩ ấy quá.
Người quê nhìn thấy có đôi đứa "giàu non", cùng vài kẻ hay "chém gió" nên kính nể những người đi làm ở thành phố lắm, luôn nghĩ rằng người phố tiêu tiền như rác, ở đó tiền rơi khắp đường chịu khó nhặt tí là đầy.
Nỗi tủi khổ vì chẳng có sự trợ giúp còn chưa nguôi thì việc buồn lại đến khi có những người không hiểu, nói vợ chồng chị ích kỷ, tham lam chỉ biết nghĩ cho bản thân... Mẹ chồng cũng chẳng thể nói đỡ cho câu nào vì như thế khác gì "đốp" vào những gì bà từng khoe khoang trước kia.
Sự quan tâm thái quá ấy khiến cho gia đình nhỏ lục đục không ít sau mỗi lần về quê. Cũng bởi một lời nói chân tình đúng lúc khiến cho người ta nhớ mãi, bên cạnh đó những lời đơm đặt cay nghiệt vô tình hay hữu ý có thể làm ai đó ám ảnh suốt đời không quên.
Theo Danviet
"Cô ấy ngoại tình với bạn thân của tôi" Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại phải nuôi 2 con nhỏ nên cách đây 2 năm vợ chồng tôi quyết định để tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hình chỉ có tính chất minh họa. Vậy mà, trong khi tôi đang vất vả nơi xứ người để kiếm tiền chăm lo cho gia đình thì cô...