Giãn cách xã hội- Nhật Bản “học bài chậm”
Chính phủ Nhật Bản hy vọng nếu duy trì tỷ lệ giảm từ 70-80 từng giai đoạn, việc khống chế Covid-19 sẽ có hiệu quả.
Sau một tuần thực hiện tuyên bố tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 tại một số tỉnh thành trên toàn quốc, Nhật Bản đã ghi nhận tình trạng tiếp xúc giữa người với người giảm hẳn.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo.
Các cuộc tụ tập, ăn uống… đã giảm nhanh không chỉ ở các đối tượng phải áp dụng tình trạng khẩn cấp, mà ngay cả đối với những tỉnh thành chưa phải áp dụng.
Theo Bộ trưởng tái thiết kinh tế Nhật Bản, trong mấy ngày qua, tại 7 tỉnh thành thuộc đối tượng áp dụng tình trạng khẩn cấp, việc tụ tập, tiếp xúc gần đã giảm khoảng 60-70%. Bên cạnh đó, theo số liệu của chính phủ, tại khu vực Tokyo, Osaka, khoảng 70% số người đã hạn chế ra ngoài và tụ tập. Ở những nơi thường xuyên đông đúc như khu Shibuya, Tokyo, số người qua lại đã giảm khoảng 73% trong những ngày nghỉ cuối tuần so với thời gian trước. Khu vực gần ga Osaka giảm khoảng hơn 82%.
Tuy nhiên, theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide, việc áp dụng giảm khoảng 70% khi cho làm việc tại nhà cũng phải dựa trên nguyên tắc công việc của từng cơ quan, doanh nghiệp. Hy vọng mọi người sẽ nỗ lực hợp tác.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho rằng, nhiều trường hợp nhiễm virus được phát hiện đã từng đến các khu vui chơi giải trí tại nhiều vùng khác nhau trên cả nước.
Do đó, ông kêu gọi người dân tránh đến các quán bar, hộp đêm, quán karaoke và các tụ điểm nhạc sống – những địa điểm “khép kín, tập trung đông người và có tiếp xúc gần”. Không chỉ vậy, ông cũng kêu gọi tránh đến các nhà hàng và quán bar trên cả nước vào buổi tối, nơi nhân viên và khách hàng thường tiếp xúc gần.
Ông nhấn mạnh rằng, mọi người cần giảm tiếp xúc với người khác “ít nhất là 70%, hoặc lý tưởng hơn là 80%” để có thể kết thúc tình trạng khẩn cấp trong vòng 1 tháng. Sự hợp tác hơn nữa của người dân đóng vai trò quyết định mục tiêu này.
Ông Abe cũng chỉ đạo các thành viên hữu quan trong nội các cần đề nghị doanh nghiệp các tỉnh thành thuộc đối tượng áp dụng tình trạng khẩn cấp có biện pháp để nhân viên có thể làm việc từ xa, hoặc giảm ít nhất 70% số nhân viên nhất định phải tới nơi làm việc.
Ông cũng cho biết dự kiến sẽ giám sát việc phân phối thêm 10 triệu khẩu trang tới các cơ sở y tế của 1 số tỉnh thành để khắc phục tình trạng thiếu hụt khẩu trang./.
Bùi Hùng
Phòng Covid-19: Một gia đình Nga tự cách ly bằng cách... vào rừng sống
Một gia đình 5 người ở Nga đã cùng nhau vào rừng sống để tránh dịch Covid-19. Nơi họ ở cách xa khu dân cư gần nhất đến vài cây số.
Một gia đình 5 người ở Nga đã vào rừng để trốn dịch Covid-19 - Ảnh minh họa: Shutterstock
Vào ngày 6.4, một người phụ nữ ở làng Krasnogvardeisky, thuộc tỉnh Sverdlovsk (Nga) đã gọi điện cho cảnh sát. Cô báo là anh trai mình đã cùng vợ và các con vào rừng để tránh dịch bệnh Covid-19, theo Oddity Central.
Danh tính của người đàn ông không được tiết lộ, chỉ biết ông 33 tuổi. Gia đình có 5 người, ngoài 2 vợ chồng ra thì 3 đứa con nhỏ lần lượt là 10 tuổi, 8 tuổi và 4 tuổi. Họ rời khỏi làng vào ngày 5.4 và mất liên lạc kể từ đó.
Vì vậy, người phụ nữ rất lo lắng cho sự an toàn của họ, đặc biệt là các cháu nhỏ. Cảnh sát đã tổ chức một cuộc tìm kiếm. Cuối cùng, họ phát hiện gia đình 5 người đang sống trong một khoảng trống giữa rừng, cách khu dân cư gần nhất đến vài cây số.
Khi được cảnh sát hỏi là cả gia đình đang làm gì giữa rừng, người đàn ông thành thật trả lời là họ trốn dịch Covid-19. Ông cũng cho biết kể từ khi các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện thì dường như việc vào rừng sâu để tự cách ly với thế giới bên ngoài là lựa chọn tốt.
Họ vào rừng với một số vật dụng thiết yếu, trong đó có thực phẩm và một chiếc điện thoại. Ban đêm thì ngủ trên cây. Gia đình 5 người này chỉ mới vào rừng được 1 ngày. Khi đã tìm được chỗ vừa ý, người chồng dự tính sẽ quay trở lại khu dân cư để mua một số thứ cần thiết.
Cảnh sát đã đưa cả 5 người về làng Krasnogvardeisky. Tại đây, 3 đứa trẻ được đưa đi kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ xác định các bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Người chồng và vợ ông bị buộc tội không hoàn thành trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ vị thành niên. Tội này chỉ bị phạt hành chính, dao động từ 100 đến 500 rúp (khoảng 30.000 đến 150.000 đồng), theo Oddity Central.
Ngọc Quý
Quốc gia đầu tiên tại Bán cầu Nam có hơn 1.000 người chết vì Covid-19 Brazil hiện đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Bán cầu Nam có số người chết do Covid-19 vượt 1.000 người. Brazil hiện đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Bán cầu Nam có số người chết do Covid-19 vượt 1.000 người. Ảnh: AA Bộ Y tế Brazil ngày 11/4 xác nhận, đến nay, số ca mắc...