Giãn cách xã hội đem lại 6 lợi ích bất ngờ cho các đôi yêu nhau
Việc dành phần lớn thời gian ở nhà khi giãn cách xã hội ngăn COVID-19 đối với nhiều người là nhàm chán, nhưng lại mang tới 6 lợi ích cho các cặp vợ chồng, tình nhân.
Trở nên quan trọng với nhau hơn
Với sự hạn chế tối đa các hoạt động, tương tác xã hội, hai bạn phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, người này đều phải tìm đến người kia khi cần sự hỗ trợ về tinh thần. “Các cặp đôi dường như nói nhiều hơn, chia sẻ cảm xúc và thảo luận về đại dịch thay vì không nói về nó,” Lisa Bahar, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Newport Beach, California, nói. “ Sau khi cùng nhau trải qua những điều như thế, giữa hai vợ chồng có sự gần gũi mà chỉ họ mới hiểu”.
Tiến sĩ Ili Rivera Walter, chuyên gia về gia đình, giải thích: “Việc tìm đến nhau để đáp ứng nhu cầu sẽ thúc đẩy mối quan hệ tình cảm của một cặp đôi và xây dựng lòng tin”.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng mỗi người đối phó với stress theo cách khác nhau. Ví dụ, việc xem tin tức có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm khi biết về những gì đang xảy ra, nhưng lại có thể khiến người ấy kém vui.
Tiến sĩ Lisa Marie Bobby, người sáng lập Trung tâm Giám đốc lâm sàng của Tư vấn & Huấn luyện Phát triển Bản thân, khuyên các cặp đôi nên thừa nhận sự khác biệt của mình, tìm cách thay đổi hoặc thỏa hiệp để tìm cách đáp ứng nhu cầu tình cảm của nhau.
Phân công lại việc nhà hợp lý hơn
Trong thời gian cách ly, xã hội, thời gian ở nhà của hai người nhiều hơn hẳn so với bình thường nên khối lượng việc nhà cũng tăng cao. Chuyên gia Hauser nói: “ 2 câu hỏi chính vẫn là: Ai có thời gian để làm hết chuyện dọn nhà, nấu ăn? cách phân chia công việc trước đây có còn phù hợp? Dịch COVID-19 khiến một số người thất nghiệp và mất vai trò trụ cột gia đình. Kết quả là các cặp đôi có những nhu cầu khác nhau đáng kể khi ở nhà, khi họ rất ít khi xa nhau”.
Theo chuyên gia này, hai bạn cần trò chuyện để phân công lại công việc, xem ai sẽ làm những gì cho hợp lý.
Thành thật với nhau hơn
Ở bên nhau suốt ngày trong thời gian giãn cách xã hội, hai bạn không còn có thể tránh né những căng thẳng, mâu thuẫn mà buộc phải đối mặt để giải quyết nó. Khi trao đổi thẳng thắn với nhau, mỗi quan hệ sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực mặc dù trong một số trường hợp sự thật có thể gây đau đớn.
Hauser cho biết, trong khoảng thời gian ở sát cạnh nhau suốt ngày như vậy, sự va chạm do khác biệt tính cách sẽ thể hiện rõ. Hai người nên trao đổi thắng thắn với nhau, nói về nhu cầu và mong muốn của mình trên tinh thần xây dựng, không đổ lỗi hay tự đổ lỗi, đồng thời tìm kiếm các giải pháp.
Video đang HOT
Gia tăng “tinh thần đồng đội”
Trong hoàn cảnh cách ly xã hội, các cặp vợ chồng phải cùng nhau hoàn thành các công việc hằng ngày, từ mua hàng tạp hóa, tìm cách giải trí hay dọn dẹp nhà cửa.
Nhà trị liệu hôn nhân gia đình Sofia Robirosa cho biết: “Các cặp đôi phải làm một số việc nhà mà trước đây họ không có thời gian làm như sắp xếp tủ quần áo hoặc nhà để xe, sơn phòng hoặc làm vườn. Những cặp có con nhỏ phải hợp tác với nhau sao cho vừa quản lý được khối lượng công việc chuyên môn của họ vừa bảo đảm thời gian biểu của con cái và phân chia việc chăm sóc bọn trẻ”. Điều này làm gia tăng tinh thần đồng đội, khiến hai người đồng cảm, gần gũi với nhau hơn.
Đánh giá nhau cao hơn trước
Trong hoàn cảnh đặc biệt như giãn cách xã hội, bạn có ít nguy cơ tập trung vào những khuyết điểm của người ấy mà thường nhìn vào mặt tích cực của nhau.
“ Bạn có thể thấy bạn đời làm những việc mà trước đây anh ấy/cô ấy không có thời gian để làm và vì thế sẽ đánh giá cao hơn những điểm mạnh, niềm vui mà người ấy mang lại cho cuộc sống của bạn. Sự đánh giá sâu sắc này dành cho đối tác là kết quả tuyệt đẹp của việc giãn cách xã hội“, Hauser nói.
Đưa mối quan hệ lên tầm cao mới
Với những cặp đôi mới ở giai đoạn hẹn hò trước thời gian giãn cách xã hội và đang băn khoăn về việc liệu có nên chuyển đến ở hẳn với nhau, việc dành nhiều thời gian cho nhau trong bầu không khí tin cậy có thể khiến họ quyết định thực hiện bước tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể nhìn thấy rõ đối tác của mình, điều mà trước kia chưa được cảm nhận đầy đủ.
3 điều nên làm ở tuổi 40 để không một giây tiếc nuối
Chiếc áo bạn mặc, túi bạn đeo hay giày bạn đi không nói lên con người bạn. Những gì đồng nghiệp, hàng xóm hay bất kỳ ai nói về bạn cũng không làm nên hạnh phúc của bạn.
Niềm vui sướng mà vật chất đem lại chỉ là điều chớp nhoáng. Điều bạn thực sự cần là một tương lai không phải lo lắng về tài chính.
Tuổi 20 là khi bạn bước vào đời với đầy những bỡ ngỡ. Bạn có công việc đầu tiên, kiếm được những đồng lương đầu tiên và cảm thấy thực sự bối rối, không biết nên tiêu gì, tiết kiệm bao nhiêu.
Tuổi 30 là khi bạn bắt đầu cuộc sống gia đình đầy những bỡ ngỡ. Bạn học cách làm quen với một cuộc sống mới, nhận ra việc nuôi lớn một đứa trẻ là hoàn toàn không dễ dàng.
Tuổi 40, khi sự nghiệp của bạn đã ổn định hơn, thu nhập cao hơn song điều đó không đồng nghĩa với việc những lo lắng về tài chính ít đi. Trên vai bạn là những đứa con đang ở tuổi trưởng thành, cha mẹ đang ngày một già yếu. Bạn cần có đủ tài chính để chăm sóc và bảo vệ gia đình.
Có những ngày tháng về hưu sống trong an nhàn, dư dả là điều ai cũng muốn song không phải ai cũng làm được. Tương lai ra sao sẽ phụ thuộc vào những lựa chọn của bạn hôm nay. Hãy đưa ra quyết định tài chính thông minh ở tuổi 40 để khi về hưu không phải bận tâm tới tiền bạc.
Tránh "lạm phát" lối sống
Tháng trước, cạnh nhà tôi có một chị hàng xóm mới. Mới tiếp xúc, ai cũng nghĩ chắc nhà chị có điều kiện lắm vì chẳng khi nào thấy chị mặc bất kỳ một thứ đồ gì không phải hàng hiệu trên người. Mãi đến khi thân hơn, thấy chị nhắn tin hỏi vay tiền khi lương chưa đến, tôi mới cảm thông vì cách sống "lạm phát" không chỉ mình chị mắc phải.
"Lạm phát" lối sống là khi bạn luôn tiêu xài nhiều hơn khi bản thân kiếm được. Khi 40, bạn có thể khá hài lòng với mức thu nhập của mình và cho phép mình "bung xõa" với những gì mình kiếm được. Bạn không cưỡng lại được những mẫu túi đang làm mưa làm gió trên thị trường, sẵn sàng tặc lưỡi cho "bay" 2 tháng lương để tậu chiếc điện thoại đời mới nhất cho bằng bạn bằng bè.
Sự thật là chiếc áo bạn mặc, túi bạn đeo hay giày bạn đi không nói lên con người bạn. Những gì đồng nghiệp, hàng xóm hay bất kỳ ai nói về bạn cũng không làm nên hạnh phúc của bạn. Niềm vui sướng mà vật chất đem lại chỉ là điều chớp nhoáng. Điều bạn thực sự cần là một tương lai không phải lo lắng về tài chính.
Hãy biết phân biệt cần và muốn. Đừng tốn tiền vì những thứ không thực sự quan trọng với bản thân. Tạo dựng được thói quen tốt này, bạn sẽ ngày càng gia tăng tài khoản tiết kiệm và chẳng lo cuộc sống khi về già.
Ngay khi có một khoản gia tăng bất kỳ trong thu nhập, thay vì nghĩ xem mình sẽ sắm chiếc váy nào, mua món gì ngon hay tự thưởng chuyến du lịch ở đâu, hãy nhanh tay chuyển số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư. Tương lai còn rất dài ở phía trước. Bạn sẽ không biết ngày mai mình gặp phải vấn đề gì.
Dạy con cái về tiền bạc
Tuổi 40 có thể nói là khoảng thời gian tốt để bạn dạy con mình rõ hơn về giá trị của đồng tiền. Những đứa trẻ khi này cũng đã lớn. Chúng đủ lớn để có thể hiểu những kiến thức cơ bản mà bạn nói.
Nhiều người anh chị của tôi, con cái mới vào cấp 3 đã chạy đôn chạy đáo, tìm hiểu làm sao cho con đi du học. Nếu tài chính dư dả, đó đã là một câu chuyện khác. Đằng này, họ sẵn sàng thế chấp nhà với ngân hàng, vay mượn người thân, bạn bè để lo cho con cái tương lai mà họ cho rằng tốt nhất.
Có lần ngồi tâm sự với một người chị, tôi hỏi mục đích chị cho con đi du học là gì, chẳng ngờ nghe được câu trả lời thật như đếm đến vậy.
"Phòng chị người ta đang cho con đi ầm ầm, đi từ cấp 2 rồi kia kìa. Đời bố mẹ nó khổ rồi, giờ phải cố cho con vươn ra ngoài, sau này còn mong được nhờ em ạ. Cu nhà em mấy tuổi rồi, có định hướng gì chưa?".
Có những đứa trẻ lên đường đi du học mà chẳng hề biết bố mẹ mình đã phải vay mượn vất vả thế nào để có được những đồng tiền đó. Đừng ngại chia sẻ với con vì tiền bạc. Hãy thẳng thắn tâm sự với con và dạy cho chúng biết về giá trị của đồng tiền. Nói cho con nghe, lắng nghe con nói, bạn sẽ biết được lũ trẻ muốn gì và đâu là điều thực sự tốt cho chúng.
Đừng cố làm cho con những thứ với lý do chỉ vì bạn thấy anh hàng xóm nọ, chị đồng nghiệp kia cũng làm vậy.
Đừng giữ suy nghĩ "nó còn bé". Con của bạn giờ đã lớn và chúng toàn toàn có thể hiểu được những kiến thức tài chính mà bạn sẵn sàng chia sẻ.
Đừng cho rằng phải đầu tư cho con cái thật nhiều, sau này mới mong có chỗ nhờ cậy. Chúng rồi sẽ có gia đình và cuộc sống riêng. Hãy ưu tiên việc tiết kiệm cho về hưu và để con có cơ hội được tự đương đầu với những thử thách.
Giữ gìn sức khỏe - khoản đầu tư sinh lãi và trách nhiệm lớn nhất
Ở tuổi 20, 30, bạn có nhịn ăn sáng cả tháng, sống qua bữa bằng mì tôm cũng chẳng thấy sức khỏe có vấn đề gì. Ung thư, thoái hóa cột sống... càng là những khái niệm xa vời. Cũng vì những suy nghĩ đó mà chúng ta ngày càng ít quan tâm đến sức khỏe của mình.
Bạn có biết, chiếc giường đắt nhất thế giới là chiếc giường nào không? Đó chắc chắn không phải một chiếc giường được dát vàng hay khảm ngọc mà chính là chiếc giường bệnh. Đắt đỏ mà không ai muốn phải nằm.
Giữ gìn sức khỏe chính là khoản đầu tư sinh lãi nhất và thể hiện trách nhiệm với bản thân của chúng ta. Đừng lãng phí cuộc đời chỉ để chạy theo đồng tiền. Tiền hôm nay mất, mai có thể kiếm lại nhưng cuộc đời đã mất thì sẽ chẳng thể nào mua về.
Không ai có thể nghĩ thời gian trôi nhanh đến vậy. Nào ai muốn tuổi trung niên ập đến vội tống cả đống tiền vào những thực phẩm chức năng, thuốc bổ với những mong cơn đau nửa đầu sẽ thôi hành hạ.
Tiền rất quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Chúng ta cần tiền để sống và sống một cách ý nghĩa, hạnh phúc. Hãy đầu tư cho sức khỏe của mình nhiều hơn, đừng tiếc tiền cho những buổi khám định kỳ hay những lớp yoga mỗi buổi chiều. Bạn sẽ không bao giờ phải tiếc nuối vì đã đầu tư vào chính mình.
Kỷ luật có 3 "level": Người ở level cao nhất sẽ là người thành công nhất Bạn càng nỗ lực thì càng may mắn, càng sống kỷ luật thì càng thành công. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng đừng buông thả chính mình. Level 1: Sinh hoạt có kỷ luật Người sinh hoạt kỷ luật sẽ thiết lập cho mình những thói quen sống tốt đẹp, ăn nói có chừng mực, hành xử có tiết chế. Họ...