Giãn cách xã hội bất khả thi tại nơi 250 người chung một nhà vệ sinh
Giãn cách xã hội trở nên bất khả thi tại tòa nhà ở Jakarta – nơi hơn 250 người tị nạn chung sống trong cảnh chật chội, nước sạch hạn chế, và chỉ có một nhà vệ sinh.
Từng là giáo viên tiếng Anh, Zakir Hussain nay đã từ bỏ hy vọng có một tương lai tươi sáng. Gia đình Hussain cùng 250 người khác, tất cả là người nhập cư, đang sống chui rúc tại một tòa nhà ở Kalideres, phía Tây thủ đô Jakarta của Indonesia, trong hơn 10 tháng qua, theo Channel NewsAsia.
Tòa nhà nơi hơn 250 người sinh sống chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh, nước sạch chỉ được cung cấp từ 6h-9h và từ 16h-21h. Tòa nhà chỉ đôi khi có điện.
Zakir cho biết luôn lo lắng về điều kiện sống, bởi anh cùng những người sống tại tòa nhà không thể thường xuyên rửa tay cũng như giữ vệ sinh phù hợp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Indonesia.
Giãn cách xã hội là bất khả thi
Tòa nhà nơi Zakir và gia đình hiện sinh sống được chính quyền thủ đô Jakarta bố trí cho người tị nạn, chủ yếu đến từ Afghanistan, Somalia và Myanmar. Những người tị nạn phần lớn nộp đơn lên Liên Hợp Quốc xin tái định cư ở các nước phát triển như Mỹ, Australia và Canada.
Ban đầu, chính phủ cung cấp lương thực cho hơn 1.100 người tị nạn sống tại tòa nhà. Tuy nhiên, nhà chức trách yêu cầu người tị nạn rời khỏi cơ sở này từ 31/8/2019, mỗi gia đình được nhận khoản hỗ trợ trị giá 67USD.
Nhiều gia đình chấp nhận đề nghị của chính phủ, nhận tiền và rời đi. Tuy nhiên, hàng trăm người vẫn tiếp tục bám trụ lại tòa nhà, trong đó có Zakir, cho rằng khoản hỗ trợ 67USD không thể giúp họ trụ lại trên đường phố.
Gia đình Zakir chung sống cùng hơn 250 người tại tòa nhà ở phía Tây Jakarta. Ảnh: Channel NewsAsia.
Chính quyền Jakarta đã tới thăm và cung cấp nước rửa tay cho người tị nạn tại Kalideres vào cuối tháng 3, khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng ở Indonesia. Zakir cho biết người tị nạn tại đây hiểu rõ giữ gìn vệ sinh là tối quan trọng để tránh nhiễm dịch, tuy nhiên điều này không dễ dàng trong điều kiện sinh sống tồi tàn tại tòa nhà.
Zakir cho biết cuộc sống tại tòa nhà ở Kalideres hết sức thiếu thốn. Trong khi có một số phòng tắm riêng, tất cả nam giới và phụ nữ phải dùng chung một nhà vệ sinh. Gần đây, người tị nạn đã tự làm một nhà vệ sinh tạm phủ bằng vải bạt ở sân cạnh tòa nhà.
“Mọi người đều bị suy sụp, đặc biệt trong tháng lễ Ramadan. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong thời gian làm lễ cầu nguyện. Hơn 200 người có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh cùng lúc”, Zakir nói. Thông thường, người Hồi giáo phải tắm rửa bằng nước trước khi cầu nguyện.
Gặp hạn chế trong sử dụng nhà vệ sinh và nước sạch, người tị nạn tại tòa nhà thường phải đi tới siêu thị gần đó để sử dụng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, điều này buộc họ phải ra bên ngoài, vi phạm lệnh ở trong nhà khi chính quyền Jakarta ban bố lệnh phong tỏa diện rộng để đối phó với dịch bệnh.
Video đang HOT
Một số người tị nạn cũng gặp khủng hoảng khi thường xuyên phải tiếp xúc với người khác ở khoảng cách gần và không thể hít thở không khí trong lành.
“Mọi người đã đầu hàng về tinh thần bởi họ biết phải làm gì để tránh nhiễm bệnh nhưng không thể làm theo. Họ (chính phủ) yêu cầu ở trong nhà, nhưng chúng tôi không có nhà”, Zakir nói.
Trong hơn 250 người tị nạn, nhiều người ra ngoài và đi tới thánh đường Hồi giáo gần đó để thực hiện nghi lễ cầu nguyện vào ban đêm.
“Nếu có một người bị nhiễm bệnh, những người khác sẽ mau chóng bị lây bởi không có giãn cách xã hội ở đây, chúng tôi không có cách nào giữ khoảng cách với người khác. Có hơn 200 người ở đây, nếu chúng tôi nhiễm bệnh, sẽ có nguy hiểm cho người dân địa phương bởi chúng tôi vẫn ra ngoài đi tới siêu thị”, Zakir cho biết.
Không còn sức vì thiếu ăn
Đồ ăn của Zakir và những người tị nạn chủ yếu phụ thuộc vào lòng hảo tâm của người dân địa phương sống gần tòa nhà. Theo luật pháp Indonesia, người tị nạn bị từ chối cho phép lao động.
Zakir cho biết người tị nạn tại đây chủ yếu nhận được nước lọc và bánh mì. Mì ăn liền được những người tị nạn coi là “thức ăn xa xỉ”. Do đồ ăn có hạn, những người tị nạn ở Kalideres bỏ qua bữa sáng, chỉ ăn vào trưa và tối.
Nhà vệ sinh dựng tạm tại khuôn viên gần tòa nhà người tị nạn sinh sống. Ảnh: Channel NewsAsia.
Zakir tin rằng những người tị nạn tại tòa nhà gia đình anh sinh sống không có được hệ miễn dịch tốt nhất để chống chọi với Covid-19, nếu nhìn vào cuộc sống và đồ ăn của họ trong 10 tháng đã qua.
“Và bây giờ, trong tháng Ramadan, chúng tôi không được uống nước từ sáng sớm cho tới tối. Chúng tôi hiện rất yếu”, Zakir cho biết.
Hiện tại, chưa có người nào trong tòa nhà ở Kalideres bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, lo lắng là điều không tránh khỏi, trong bối cảnh số ca nhiễm bệnh ở Jakarta tăng lên từng ngày.
“Với người lớn thì không sao, họ sẽ sống sót. Nhưng còn trẻ em thì sao? Chúng không có sữa, chúng thậm chí không được tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên, mọi thứ rất khó khăn”, Zakir cho biết.
Tất cả người tị nạn sống tại tòa nhà ở Kalideres là tín đồ Hồi giáo, tuy nhiên nhiều người trong số này không thể hoàn thành nghi lễ cầu nguyện Taraweh vào ban đêm do không đủ sức khỏe, Zakir cho biết.
Dịch bệnh phá hỏng kế hoạch tái định cư người tị nạn
Taufan Bakri, quan chức phụ trách vấn đề của thủ đô Jakarta, cho biết chính quyền nắm được tình hình về điều kiện sinh sống của người tị nạn ở Kalideres.
Ông Bakri khẳng định nhà chức trách Malaysia đã phối hợp với Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền để hỗ trợ người tị nạn, tuy nhiên kế hoạch tái định cư người tị nạn bị tạm dừng do đại dịch Covid-19 bùng phát.
“Thực ra chúng tôi rất lo ngại về họ, tuy nhiên tình hình hiện tại không cho phép chúng tôi làm được gì nhiều”, ông Bakri nói, cho biết Jakarta có tới 1,2 triệu người nghèo cần chăm sóc.
Quan chức này cho biết chính quyền thành phố không thể cung cấp nước sạch 24 giờ mỗi ngày bởi điều này sẽ tạo ra khoản gánh nặng tài chính hàng nghìn USD mỗi tháng nằm ngoài ngân sách.
Nhiều người tị nạn ngủ trong lều bạt tại tòa nhà. Ảnh: Channel NewsAsia.
“Chúng tôi thực ra không có nghĩa vụ chăm sóc họ bởi họ là người tị nạn tự do. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về tình cảnh của họ nhưng không thể làm gì nhiều. Chúng tôi vẫn cố gắng tạo điều kiện tiếp cận điện và nước ở mức tối thiểu”, ông Bakri cho biết.
Ông Bakri nói nhà chức trách Jakarta đã tới nơi cư trú của người tị nạn để phát nước rửa tay và khẩu trang, cũng như khử trùng tòa nhà. Dự kiến, nhà chức trách sẽ tiếp tục tiến hành khử trùng tòa nhà nơi người tị nạn sinh sống vào cuối tháng 5.
Khi đại dịch qua đi, nhà chức trách Indonesia sẽ thảo luận với các tổ chức có liên quan về việc tái định cư người tị nạn, ông Bakri nói. Tuy nhiên, quan chức Indonesia cảnh báo có khả năng không quốc gia nào chấp nhân mở cửa cho người tị nạn ở thời điểm hiện tại do tình trạng dịch bệnh toàn cầu.
Không muốn con gái phải sống trong nhà trọ tồi tàn, bố mẹ khuyên chúng tôi về ở cùng và chuyện không ngờ
Đến thăm nơi ở mới của chúng tôi, mẹ đã khóc thương các cháu phải sống chui rúc trong căn phòng chật chội và khuyên vợ chồng tôi chuyển đến nhà bố mẹ sống cho thoải mái.
Không ngờ chồng tôi lại làm một tràng khiến bố tôi chịu không nổi.
Trái ngược với sự nghèo khó của nhà chồng, bố mẹ tôi lại khá giả hơn, nhà cửa rộng rãi sang trọng. Ngày cưới mẹ chồng chỉ trao cho tôi một đôi nhẫn cưới còn mẹ tôi trao 30 cây vàng và một mảnh đất.
Sau khi cưới nhau vợ chồng tôi xây nhà và tu chí làm ăn, kinh tế dần đi vào ổn định. Nhưng chồng tôi lại nghe lời bạn bè đã cầm cố sổ đỏ để vay tiền ngân hàng, sau đó đi mua vài lô đất khác giá rẻ kiếm lời.
Lúc đầu mua đi bán lại cũng có lời nhưng rồi chồng tôi không bán được lô đất nào mà tiền lãi của ngân hàng vẫn phải trả hàng tháng. Để rồi anh ấy buộc phải bán gấp những miếng đất với giá rẻ mạt.
Đến khi nợ không trả nổi và nhà cũng mất khiến vợ chồng tôi buộc phải đi thuê nhà trọ chật chội để sống.
Khi bố mẹ đẻ đến thăm nơi ở mới của chúng tôi, mẹ đã khóc thương hai đứa cháu phải sống chui rúc trong căn phòng ẩm thấp tù túng. Bố đề nghị gia đình tôi về nhà ngoại ở cho các cháu đỡ khổ và vợ chồng tôi không phải tốn tiền thuê nhà trọ.
Bố vừa nói xong, chồng tôi không nói lời cảm ơn mà chửi thẳng vào mặt bố mẹ tôi: "Lúc sắp bán nhà, tôi đến quỳ trước mặt ông bà để vay tiền, thế mà hai người mặt lạnh từ chối, bây giờ còn đến đây bày trò đạo đức giả. Tôi đây có đói khổ rách nát cũng không thèm ở rể".
"Lúc sắp bán nhà, tôi đến quỳ trước mặt ông bà để vay tiền, thế mà hai người mặt lạnh từ chối". (Ảnh minh họa)
Nhìn thấy bố ôm tim đau đớn mà không nói nên lời tôi hiểu bệnh cũ của bố lại tái phát nên yêu cầu chồng đừng nói nữa. Vậy mà anh ấy cứ tuôn ra những câu cay độc khiến bố tôi sốc quá nằm lăn trên sàn nhà. Hai mẹ con tôi sợ hãi, hốt hoảng gọi xe cấp cứu để đưa bố đi bệnh viện.
Sau khi đưa bố vào viện cấp cứu, chồng tôi cũng lặn mất tăm, cả ngày không thấy mặt đâu. Khi bố tôi đã ổn định, dần ăn được đồ ăn, mẹ tôi mới bình tĩnh nói sự thật là cả đời bố mẹ làm được bao nhiêu đều cho hết các con rồi, chỉ còn cái nhà ba tầng là tài sản giá trị nhất thôi.
Nghe mẹ nói mà tôi ứa nước mắt và hiểu tấm lòng bao la của bố mẹ, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho các con. Vậy mà chồng tôi lại có những câu nói hỗn hào với bố mẹ tôi để rồi bố ức quá sinh bệnh.
Khi về nhà gặp lại chồng, tôi bảo anh ấy đến thăm bố và nhận sai vì đã có những lời nói thiếu suy nghĩ, thế nhưng anh lại bảo bố mẹ tôi có đầy của nổi của chìm, cố tình giấu kỹ vì sợ con rể phá hết đấy thôi.
Vợ nói đến nước thế rồi mà anh ấy không tin, tôi thực sự không biết chồng tôi là con người thế nào nữa đây?
(nguyenlanh...@gmail.com)
P.P.L.I
Rời xa thành phố chật chội oi bức, gia đình nhiếp ảnh gia khiến dân mạng ganh tỵ với cuộc sống như chốn thần tiên ở miền quê bình dị Một thị trấn nhỏ vắng người nhưng vừa có cánh đồng bất tận vừa có bãi biển thoáng đãng, đây chính là điểm đến mơ ước của bất kỳ ai giữa mùa hè nóng như đổ lửa. Chia sẻ trên BoredPanda, anh Aurel Paduraru cho biết: "Tôi là nhiếp ảnh gia và kẻ lữ hành từ Romania. Vào năm ngoái, tôi cùng vợ...