Giãn cách ở nhà khám phá thế giới qua 7 TV show du lịch kinh điển
Mùa giãn cách khiến đôi chân khó có thể xê dịch nhưng không sao, ở nhà chúng ta có thể dạo quanh và khám phá thế giới từ 7 chương trình truyền hình về du lịch dưới đây.
Hầu hết các chương trình du lịch kinh điển này đều mang đến những góc nhìn thú vị về văn hóa cũng như trải nghiệm ở mỗi điểm đến. Mỗi người dẫn chương trình có cá tính và sự hấp dẫn riêng sẽ giúp bạn giải trí ở nhà những ngày giãn cách.
Mặc dù những TV show này có thể không còn được phát sóng nữa nhưng nhiều kênh truyền hình vẫn chiếu lại bởi sự hấp dẫn của chúng khiến khán giả không hề chối bỏ.
Phần đầu tiên của Departures được trình chiếu trên Outdoor Life Network ở Canada và sau đó phát sóng quốc tế trên National Geographic Adventure Channel bắt đầu từ tháng 10 năm 2008.
Chương trình này hấp dẫn bởi mỗi tập là một câu chuyện về hành trình chứ không đơn thuần là giới thiệu điểm đến. Người dẫn chương trình mang đến những thông tin gần gũi và dễ hiểu khiến bất cứ ai cũng dễ dàng kết nối.
Loạt phim truyền hình tài liệu du lịch của Anh với tựa đề khá thú vị ” Chàng ngốc du lịch”. Nhân vật chính Karl Pilkington và những người bạn đã gây bất ngờ với người xem trong chuyến đi vòng quanh thế giới để khám phá 7 kỳ quan.
Mặc dù chỉ có 19 tập nhưng chương trình này thực sự hấp dẫn khán giả bởi sự hài hước và mang đến góc nhìn thú vị về du lịch. Trong suốt chương trình, tất cả những gì Karl muốn là trở về nhà, nhưng bạn bè nhất quyết bắt anh ta phải trải nghiệm những địa điểm mới. Chương trình được phát hành vào năm 2010 và kéo dài đến năm 2012.
Chương trình này ghi lại hành trình dài 19.000 dặm (31.000 km) của Ewan McGregor và Charley Boorman từ London đến New York bằng xe máy.
Điều tuyệt vời về chương trình này là thảo luận cởi mở về tất cả các vấn đề thực tế xảy ra khi di chuyển quãng đường dài. Bất chấp những trở ngại này, họ vẫn có thể hoàn thành xuất sắc cuộc hành trình của mình.
Video đang HOT
Gordon’s Great Escape
“Tạ ơn Chúa là tôi không sinh ra ở Việt Nam, ở đây thì tôi chỉ là một đầu bếp tồi.” Đây là câu nói được thốt ra khi Gordon trổ tài thử làm bánh cuốn khi ghé thăm VIệt Nam. Đây dù chỉ là món ăn giản dị nhưng tinh tế và yêu cầu “sự tỉ mỉ cực độ (utmost delicacy)” theo như bếp trưởng mô tả.
Gordon trải nghiệm hủ tiếu chợ nổi Cái Răng
Đầu bếp danh tiếng Gordon Ramsay đã có loạt phim khám phá các truyền thống ẩm thực của Đông Nam Á. Ông đã ghé thăm Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaysia để tìm hiểu về phong cách nấu ăn của Đông Nam Á cũng như kỹ thuật chế biến.
Sau chuyến hành trình khám phá Việt Nam, Gordon Ramsay đã đưa món hủ tiếu vào phần thi của chương trình Master Chef những mùa sau.
Diễn viên hài người Anh Richard Ayoade và một khách mời nổi tiếng, thường là người trong giới hài kịch, dành 48 giờ ở các thành phố trên khắp thế giới để khám phá những điểm du lịch không thể bỏ qua. Những trò đùa và phong cách dẫn chương trình là điểm nhấn của TV show này.
Anthony Bourdain: Parts Unknown
Tập thú vị nhất mà chúng ta có thể biết đến đó chính là khi Anthony Bourdain dẫn tổng thống Obama đi ăn món bún chả tại Việt Nam (Anthony Bourdain: Parts Unknown mùa 8, tập 1). Ngoài ra, trong tập đầu của mùa 8 này, đầu bếp Anthony Bourdain cũng đã hòa mình trải nghiệm vào dòng người chạy xe máy, khám phá thủ đô Hà Nội.
Anthony Bourdain dẫn tổng thống Mỹ Obama đi ăn bún chả.
Chương trình Parts Unknown được bắt đầu vào năm 2013 và phải kết thúc giữa chừng sau khi Anthony Bourdain qua đời. Mặc dù vậy, di sản mà Bourdain để lại vẫn còn đó và sẽ không ngừng tạo ra ảnh hưởng. Ông cũng đã nhận giải Emmy thứ hai cho loạt phim có thông tin hay nhất, đặc biệt trong vai trò là nhà sản xuất, điều hành và dẫn chương trình “Parts Unknown”.
Globe Trekker ban đầu được phát sóng với tên gọi Lonely Planet, loạt phim truyền hình du lịch mạo hiểm này được sản xuất bởi Anhdo Pilot Productions.
Bắt đầu phát sóng lần đầu tiên vào năm 1994 và chương trình này vẫn tiếp tục phát sóng các tập mới cho đến tận ngày nay. Mỗi tập phim đều có người dẫn chương trình đi cùng đoàn quay phim đến nhiều điểm đến khác nhau, khám phá những điều mới mẻ về văn hóa và ẩm thực địa phương.
Globe Trekker được phát sóng tại hơn 40 quốc gia trên sáu lục địa. Chương trình đã giành được hơn 20 giải thưởng quốc tế, bao gồm sáu giải thưởng Cable Ace của Mỹ.
Khởi hành: Chết có phải là hết?
Đạo diễn Yojiro Takita: Cái chết là một chủ đề mang tính nhân loại, vượt qua các rào cản biên giới và ngôn ngữ, bất cứ ai sống trên trái đất đều có thể hiểu được.
Nếu lựa chọn bộ phim nào đó mang đậm văn hoá Nhật và triết lý phương Đông một cách tinh tế và sâu sắc thì hẳn nhiều người sẽ nhắc đến Departures - Khởi hành.
Departures được xây dựng dựa trên cuốn truyện Nokanfu Nikki - Nhật ký một người làm dịch vụ mai táng.
Daigo
ộ phim dẫn dắt người xem đến với rất nhiều cuộc khởi hành mà nhân vật chính Daigo (Masahiro Motoki đóng) phải chứng kiến trong đời. Đó là cuộc khởi hành sang thế giới bên kia của những người chết mà anh phải làm công việc khâm liệm.
Khai thác một đề tài hết sức đời thường, giản dị, Departures đã khiến không ít người trầm trồ khi bộ phim được xướng tên tại hạng mục 'Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất' tại Oscar năm 2008.
Câu chuyện bắt đầu từ Daigo, nghệ sĩ chơi violoncelle cho một dàn nhạc giao hưởng ở Tokyo trong nhiều năm bị thất nghiệp vì dàn nhạc tan rã. Không còn lựa chọn nào, anh cùng vợ trở về quê nhà ở Yamagata, miền Bắc Nhật Bản sau khi cay đắng bán đi cây đàn đắt tiền mà anh đã dành nhiều tâm huyết và tình yêu cho nó giống như một sự giải thoát.
Trở về căn nhà mà mẹ anh để lại sau khi qua đời cách đó 2 năm cũng không để lại cho Daigo kí ức đẹp đẽ gì ngoài nỗi uất hận người cha phụ bạc mẹ.
Một ngày, anh đọc trên báo thấy quảng cáo tuyển người 'giúp việc cho các chuyến khởi hành'. Daigo nghĩ đây hẳn là một hãng du lịch lữ hành nhưng trên thực tế, nó lại là một công ty kinh doanh dịch vụ... mai táng.
Để duy trì cuộc sống, Daigo buộc phải chấp nhận công việc lạ này nhưng giấu không cho vợ biết sự thật. Vì ở Nhật Bản, mai táng vẫn là công việc 'Khiến người ta nhìn bạn với ánh mắt khác'.
Đến cả vợ của Daigo sau khi biết được chồng làm việc đó còn cảm thấy 'ghê tởm' và 'ô uế' không cho chồng đụng vào người, còn người bạn thủa ấu thơ nghe đồn Daigo làm việc đó còn chạy theo và khuyên 'hãy tìm một công việc khác.' Dương như, Daigo bị bủa vây thêm nỗi cô đơn vì không thể chia sẻ cùng ai.
Đó là một câu chuyện 'rất Nhật' trên phông nền một vùng nông thôn Nhật Bản đang lụi tàn. Qua công việc hằng ngày, Daigo dần khám phá những tục lệ chôn cất truyền thống rất riêng của người Nhật, vốn đã trở thành một bộ phận văn hóa của nước này.
Người ta khi chết đi phải được chôn cất tử tế. Bằng chính mắt mình, Daigo chứng kiến những tình cảm thiêng liêng ràng buộc các thành viên trong một gia đình trước cái chết của người thân mà mỗi khán giả có thể nhận thấy mình trong đó... Với lối kể tự sự, chậm rãi, từng khung hình, từng chi tiết đều đắt giá trong bước trưởng thành của nhân vật.
Cùng với tinh thần đó, Khởi hành còn là một ẩn dụ đầy sâu sắc về ý nghĩa của sự sống - cái chết theo quan niệm và triết lý phương Đông. Người phương Đông cho rằng, chết không phải là kết thúc tất cả mà chết chỉ là khởi đầu cho một hành trình mới ở thế giới bên kia. Chính vì thế mà họ cũng cần phải chuẩn bị chu đáo cho hành trình ấy trước khi lên đường. Daigo nghiệm rằng 'Công việc ấy đòi hỏi không chỉ sự tinh tế, cẩn trọng trong từng hành động mà còn cần hơn hết là tình yêu thương'.
Một cảnh khâm liệm người mất.
Daigo đã phải mất một thời gian để làm quen và học cách làm tất cả công việc của mình bằng tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Với anh, chứng kiến mỗi cuộc tiễn đưa đều mang đến cho anh bài học mới về tình cảm gia đình và cuộc sống. Có cuộc tiễn đưa trong im lặng, lạnh lẽo.
Có cuộc tiễn đưa trong cay nghiệt, cãi vã. Có những cuộc tiễn đưa trong tiếc nuối, hối lỗi. Và cũng không thiếu cuộc tiễn đưa hồn nhiên, thanh thản như một lời tạm biệt, chúc lên đường bình an.... Cuộc sống vẫn tiếp tục, dù cái chết tưởng như khép lại nhưng lại mở ra cho người sống sự yên tĩnh hơn, trân trọng hơn những giây phút không bao giờ trở lại ấy.
Chàng nhạc công Daigo đã học cách vượt qua nỗi sợ hãi tầm thường ban đầu để biết trân quý và nâng niu những điều mình có, dù đó là người cha bội bạc hay một gia đình không lành lặn mà anh đau đớn mỗi khi nhớ tới.
Mặc dù nói về cái chết, nhưng Khởi hành không hoàn toàn mang màu sắc tăm tối, u ám. Ngược lại, người xem sẽ bắt gặp những khung hình tràn ngập ánh sáng và sự sống thiên nhiên ở xứ sở mặt trời mọc. Đó là những cánh đồng tít tắp chim sải cánh bay, hay thong dong kiếm ăn, những khu vườn xanh mướt hay dòng song yên bình chảy.
Nhịp phim chậm và khuôn hình tĩnh lặng ấy như níu giữ người xem nhiều hơn những khoảnh khắc sống chậm, chậm, hít thở sâu để cảm nhận những thanh âm của cuộc sống.
Đặc biệt, sự tinh tế của người Nhật không chỉ hiện lên qua không gian chủ đạo màu trắng với cửa gỗ kéo, đèn lồng đỏ hay nếp sinh hoạt tắm nước nóng. Sự tinh tế còn nằm trong những ẩn dụ đầy sâu sắc về triết lý giữa sự sống - cái chết.
Hình ảnh ẩn dụ đàn cá hồi đang ngược dòng tìm về cội gợi mở cho người xem nhiều liên tưởng về sự sống và cái chết. Cuối cùng, mọi sinh vật rồi cũng đều phải chết. Nhưng lựa chọn cái chết ra sao và chuẩn bị tâm lý để đón nhận thanh thản hay sợ hãi là của mỗi người.
Vì thế, người đàn ông làm nghề hỏa thiêu đã không nói lời 'Vĩnh biệt' với bà chủ tiệm tắm nước nóng mà chỉ đơn giản là 'Cảm ơn' và 'Hẹn gặp lại'. Đó có phải là cách người Nhật trân trọng từng giây, từng phút, là cách họ tự tại an yên với cuộc sống vô thường mà cái chết chỉ là một thời khắc khó đoán định.
Phân đoạn cuối của bộ phim như một nốt thắt gỡ bỏ hoàn toàn những uẩn ức trong lòng Daigo, anh đã thực sự trưởng thành trong cảm xúc. Trước đó, những xung đột cha con, những ẩn ức về một gia đình rạn vỡ thuở thơ ấu đã ám ảnh Daigo cho tới khi anh trưởng thành.
Tưởng như lòng thù hận người cha bội bạc, bỏ rơi cậu thuở nhỏ đã chia cắt vĩnh viễn tình cha con. Nhưng đến khi lật dở bàn tay cứng đờ của người cha trước giờ khâm liệm, vẫn thấy viên đá nhỏ cậu trao cho cha ngày nào, mọi xa cách bỗng dưng được nối lại, những kỷ niệm bỗng chốc ùa về. Nghĩa tử là nghĩa tận. Không gì có thể chia rẽ được tình cảm gia đình, tình máu mủ huyết thống. Daigo đặt viên đá nhỏ đó áp lên bụng vợ như truyền một sợi dây tình cảm yêu thương vô hình giữa các thế hệ. Lúc này, chỉ còn lại nhịp đập của trái tim, là sự đồng điệu, là tha thứ.... như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi...
Nói về những thành công của bộ phim này, khi công chiếu tại Nhật, Departures thu được thành công rực rỡ với 2,7 triệu khán giả, giành được giải thưởng cao nhất tại liên hoan phim quốc gia 2008, giải thưởng lớn của châu Mỹ tại liên hoan phim thế giới Montreal (Canada), giải thưởng liên hoan phim Hoa Biểu (Trung Quốc)... Phim đã được công chiếu tại hơn 30 nước.
Đạo diễn Yojiro Takita cho rằng, Departures được trao giải thưởng không hẳn vì nó làm về đề tài cái chết mà quan trọng hơn là phim khiến người ta, khi đối diện với cái chết, phải suy nghĩ nên sống như thế nào. Bộ phim thành công vì đã thể hiện được ước vọng sống của con người: 'Người đàn ông trong phim đã biết được điều gì là quan trọng nhất đối với anh, trước những cái chết'... Lên nhận giải thưởng, đạo diễn Takita, 53 tuổi, sung sướng nói: 'Tựa như các ông tiên điện ảnh đã dừng lại trên đầu chúng tôi và bỏ vào tay chúng tôi tượng vàng Oscar vậy'.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8021 đến Guam Tàu CSB 8021 của Cảnh sát biển Việt Nam đã ghé Guam vào ngày 27.6.2021 để nghỉ ngơi và tiếp liệu, sau hành trình kéo dài 10 ngày từ lúc rời Hawaii (Mỹ). Tàu CSB 8021 tại Sand Island, Honolulu trước khi khởi hành đến Guam . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH HONOLULU CIVIL BEAT Theo Cảng vụ Guam, tàu CSB 8021 của Cảnh...