Giãn cách ít nhất 1m giảm nguy cơ nhiễm virus corona
Theo một nghiên cứu mới công bố về sự lan truyền của dịch COVID-19: đứng cách xa nhau ít nhất 1m, đeo khẩu trang, rửa tay là những cách tốt nhất để hạn chế rủi ro bị nhiễm virus corona.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp tại trường cấp 2 Yio Chu Kang ở Singapore ngày 2-6 – Ảnh: REUTERS
Các nhà nghiên cứu đã phân tích và đánh giá dữ liệu từ 172 nghiên cứu về tác dụng của các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của 3 dịch bệnh do virus corona gây ra là COVID-19, SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng), và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) được thực hiện ở 16 quốc gia.
Theo đó, đảm bảo khoảng cách ít nhất 1m giúp giảm nguy cơ lan truyền bệnh COVID-19 mặc dù khoảng cách 2m có hiệu quả hơn. Khẩu trang và thiết bị bảo vệ mắt cũng có tác dụng bảo vệ nhưng các bằng chứng không rõ bằng.
Video đang HOT
Rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh vẫn là những biện pháp hạn chế lây nhiễm quan trọng.
Tuy nhiên, nghiên cứu khẳng định dù kết hợp tất cả các biện pháp này cũng không bảo vệ chúng ta đầy đủ. Người dân nên hiểu đeo khẩu trang không phải là biện pháp thay thế cho việc giữ khoảng cách và các biện pháp bảo vệ cơ bản cần thiết khác như giữ vệ sinh tay, bảo vệ mắt.
Theo hãng tin Reuters, nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y khoa The Lancet ngày 1-6 sẽ có ích cho chính phủ và cơ quan y tế các nước trong việc đưa ra những lời khuyên về các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Trong thời gian qua, ở một số quốc gia, lời khuyên của chính phủ, các chính trị gia và các chuyên gia y tế đôi khi mâu thuẫn nhau, chủ yếu do thiếu thông tin về dịch bệnh COVID-19.
Ông Holger Schnemann – thuộc Đại học McMaster ở Canada, đồng chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cung cấp những bằng chứng tốt nhất đến thời điểm hiện tại về việc sử dụng tối ưu các biện pháp phổ biến và đơn giản để giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”.
Các bằng chứng hiện nay cho thấy COVID-19 lây qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi. Chúng ta có thể nhiễm virus nếu để virus xâm nhập qua mắt, mũi, miệng trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt đã có virus.
Người tái dương tính được điều trị thế nào?
Người tái dương tính được xem như một ca nhiễm mới, điều trị theo triệu chứng nếu có và nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Ảnh minh họa
Bộ Y tế quy định tất cả người tái dương tính phải được tiếp nhận, cách ly, điều trị như bệnh nhân mới. Tuy nhiên, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch hội đồng điều trị Covid-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết đến nay các trường hợp tái dương tính không có biểu hiện lâm sàng, hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Họ thường xét nghiệm dương tính một lần sau khi khỏi bệnh, các xét nghiệm tiếp theo đều âm tính.
Vì vậy, bác sĩ không kê thuốc điều trị, chỉ theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy virus nhằm tìm nguyên nhân tái dương tính.
Việt Nam đến nay ghi nhận 16 ca tái dương tính. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận lại ba người gồm bệnh nhân 74, 137 và 188. Hai trong số này được công bố khỏi bệnh ngày 4/5, tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày.
Kết quả nuôi cấy nCoV 5 ca tái dương tính cho thấy không nhân lên, tức là "virus bất hoạt" (xác virus), không có khả năng lây nhiễm.
Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, cho biết tỉnh ghi nhận hai ca tái dương tính. Họ được điều trị theo triệu chứng, kết hợp dùng thuốc, nâng cao thể trạng. Hiện họ không ho, sốt, sức khỏe ổn định, cách ly, theo dõi diễn biến sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm 2-4 ngày một lần.
Bác sĩ Kính cho biết, Covid-19 có nhiều điểm khác với SARS và MERS. nCoV đột biến đa dạng, không ổn định, gây tái dương tính trong khi các chủng virus corona còn lại chỉ tồn tại ở cơ thể người một thời gian ngắn và bị tiêu diệt hết sau khi khỏi bệnh.
Các chuyên gia dịch tễ đang nghiên cứu về virus này để tìm hướng điều trị tốt nhất và giải thích cặn kẽ hơn về hiện tượng tái dương tính.
Các chuyên gia khẳng định người tái dương tính không còn khả năng lây nhiễm virus cho cộng đồng.
Bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong trong đại dịch Một báo cáo đánh giá tổng quan gần đây đã xem xét mối quan hệ giữa các chủng virus Corona (trong đó có SARS-CoV-2) và hệ tim mạch. Covid-19 có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý tim mạch tiềm ẩn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Covid-19 và tim mạch SARS-CoV-2 (một loại virus Corona, gây bệnh Covid-19) được xác định tác động...