Giận bố mẹ vì của hồi môn không bằng bạn bè, sợ xấu hổ với nhà trai
Đối với các cô dâu trước khi về nhà chồng, bố mẹ thường trao của hồi môn như một món quà động viên tinh thần con gái.
Thông thường bố mẹ sẽ trao vàng, gia đình nào có điều kiện thì còn có cả nhà, cả xe, thậm chí nhiều hơn. Đây cũng được coi là số vốn bố mẹ cho con gái bước vào xây dựng cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để lo của hồi môn dư dả cho con. Điều đó khiến không ít cô gái tủi thân, thậm chí giận dỗi với bố mẹ của mình.
Trao của hồi môn là việc bố mẹ cô dâu thường làm trước khi con gái xuất giá. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Giận dỗi bố mẹ vì của hồi môn không bằng bạn bằng bè
Trong nhóm bạn thân thời đại học của tôi có một cô bạn chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, ngày vui càng gần kề thì bạn tôi lại buồn nhiều hơn vui. Tâm sự với hội chị em, nó bảo đang giận bố mẹ vì vấn đề chuẩn bị đám cưới. Vì kinh tế eo hẹp nên bố mẹ cô bạn tôi có phần hơi xuề xòa. Lại vì nể người em trong họ chuyên cho thuê rạp cưới nên dù mẫu xấu, bạn tôi không hề thích nhưng bố mẹ nó vẫn chốt thuê.
Nó đã phải chi thêm 20 triệu đồng để thuê thêm người về nhà trang trí khung backdrop chụp ảnh cho đẹp. Tuy nhiên, vấn đề khiến nó đau đầu nhất là của hồi môn.
“Hôm trước mẹ tao mới dẫn ra tiệm vàng mua của hồi môn. Tao cũng hí hửng không biết bà định tặng kiềng vàng hay lắc tay. Ra đến nơi thì thấy mẹ mua được mỗi cái nhẫn 2 chỉ. Chẳng lẽ đến ngày cưới nhà trai có bao nhiêu người tới đón dâu mà nhà gái lên trao mỗi cái nhẫn hay sao. Ít nhất thì cũng phải có một cái gì đeo cổ cho nó đỡ trơ ra chứ.”
Không ít cô dâu giận dỗi bố mẹ vì không thể lo cho mình đám cưới bằng bạn bằng bè. (Ảnh minh họa: freepik)
Cũng theo cô bạn thì ở quê hầu hết bạn bè cưới chồng đều được bố mẹ tặng cho ít nhất một cái kiềng vàng đeo cổ từ 3-5 chỉ. Ngày xưa chị gái bạn đi lấy chồng cũng được mẹ tặng một chiếc kiềng vàng. Tuy nhiên, hiện tại gia đình mới xây sửa, nhà vẫn còn vay nợ nên bố mẹ cũng nói: “Thôi thì con chịu khó thiệt thòi hơn chút vậy, bố mẹ cũng không muốn thế nhưng giờ không có thì biết lấy đâu ra”.
Bạn tôi mặc dù biết bố mẹ đang hết tiền nhưng vẫn cảm thấy chạnh lòng vì cả đời mới cưới một lần lại không bằng bạn bằng bè. Ngay cả so với chị em trong nhà đã cưới cách đó vài năm cũng chẳng bằng. Chính vì thế cả tuần nay cô đều mặt nặng mày nhẹ với bố mẹ, nhiều lúc nghĩ đến ngày cưới mà thấy chán.
Cô dâu nào cũng muốn ngày cưới có thể nở mày nở mặt với bạn bè. (Ảnh minh họa: Baidu)
Sợ xấu hổ với nhà trai
Video đang HOT
Ngoài việc trao quà động viên, cho con gái vốn làm ăn thì của hồi môn còn là cách nhà gái muốn khẳng định vị thế với nhà trai. Nhiều người cho rằng, của hồi môn càng cao thì nhà trai sẽ càng nể mặt cô dâu. Sau này khi về làm dâu cũng không bị coi thường vì có bố mẹ khá giả chống lưng. Ngược lại, của hồi môn càng ít nhà trai sẽ đánh giá cao thấp, so bì cô dâu đi lấy chồng chẳng có gì mang theo.
Cũng chính vì thế, vào dịp con gái xuất giá bố mẹ cũng muốn lo tươm tất để con được nở mày nở mặt với nhà trai. Ngoài ra, nếu quà nhà gái cho ít hơn quá nhiều so với số nhà trai cho cũng sẽ khiến cô dâu cảm thấy xấu hổ. Chính vì thế mà cô bạn của tôi dự định tự bỏ tiền túi mua thêm vàng rồi đưa cho bố mẹ lên trao. Tuy nhiên cũng vì chuẩn bị chi phí váy cưới, trang điểm rồi decor mà cô cũng chẳng còn lại bao nhiêu tiền. Nhưng nếu không có thêm thì bạn tôi lại sợ xấu hổ với nhà trai.
Nhiều cô gái cũng lo lắng của hồi môn quá ít sẽ xấu hổ với nhà trai. (Ảnh minh họa: freepik)
Trước đó, ngồi trên xe rước dâu của một cô bạn khác về nhà chồng tôi cũng từng nghe không ít họ hàng nhà trai bàn tán. Nào là: “Ở gần nhà có đầy đứa xinh xắn, gia đình điều kiện mà không lấy mò xuống tận đây”. Nào là: “Con gái cưới mà cho được có 3 chỉ vàng, bõ bèn gì”,… Họ không biết rằng có bạn bè của cô dâu ở trên xe nên cứ vô tư nói chẳng nghĩ ngợi gì. Thực tế, người trong cuộc còn chưa lên tiếng nhưng họ hàng rồi mọi người xung quanh đã bàn tán rầm rộ. Cũng bởi thế mà không ít cô dâu ái ngại nếu số của hồi môn nhà gái trao ít hơn số quà cưới khi về nhà trai được tặng.
Nếu nhà trai tặng quà cưới nhiều hơn cũng khiến các cô dâu chạnh lòng. (Ảnh minh họa: Sina)
Tương tự, H.A (27 tuổi, Hà Nội) cũng tâm sự ngày cưới là ngày vui của bản thân nhưng cô cũng không khỏi xấu hổ bởi khoảng cách giữa 2 gia đình quá lớn. Trong khi nhà trai cho hai vợ chồng họ hẳn một căn chung cư cao cấp, một chiếc xe ô tô thì nhà gái chỉ trao cho con được mấy chỉ vàng. Chưa kể tiền thách cưới nhà trai đưa cho nhà gái đã 50 triệu đồng.
“Thực sự mình không trách cứ gì bố mẹ cả vì phận làm con bố mẹ cho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu thôi. Chỉ là mình có chút tủi thân, xấu hổ vì khoảng cách giữa hai nhà quá lớn. Nếu như nhà trai cũng chỉ cho mấy chỉ vàng thì không sao nhưng bố mẹ chồng lại cho cả nhà cả xe. Ở trong căn nhà đó bản thân mình cũng không cảm thấy thoải mái. Mà việc này thì chẳng thể tâm sự với chồng được, dù anh chẳng để ý gì nhưng mình nhìn vào cũng thấy xấu hổ.”
Vàng thường là trang sức được bố mẹ mua làm của hồi môn tặng con gái. (Ảnh minh họa: Sina)
Vật chất không quyết định tình yêu thương
Trên thực tế, có bố mẹ nào không muốn con mình được nở mày nở mặt nhưng điều kiện không cho phép thì cũng phải chấp nhận. Bởi vật chất không phải yếu tố quyết định tình yêu thương của bố mẹ. Dù giàu hay nghèo, bố mẹ vẫn coi con cái là quan trọng nhất, thậm chí, họ có thể hi sinh mọi thứ kể cả sự an nguy của bản thân chỉ cần con cái được vui vẻ, hạnh phúc.
Để có thể nuôi con cái khôn lớn, trưởng thành, được học hành đầy đủ bố mẹ đã rất vất vả. Chính vì thế, đừng gây thêm áp lực cho bố mẹ phải tổ chức đám cưới bằng bạn bằng bè. Nếu một người chồng hay nhà chồng chỉ vì điều đó mà đánh giá hay khiến cô dâu xấu hổ thì đó càng không phải gia đình để tin tưởng gửi gắm cả đời. Hơn nữa, bố mẹ cũng chỉ có trách nhiệm nuôi con cái ăn học đến năm 18 tuổi. Nếu bản thân chưa thể báo hiếu, cho bố mẹ cuộc sống an nhàn thì cũng đừng bắt bố mẹ phải chạy vạy lo toan cho mình.
Ngày con gái xuất giá mẹ chính là người lo lắng nhất, con ra xe hoa vẫn cố chạy theo. (Ảnh minh họa: Sohu)
Có lẽ, chỉ những ai đã sinh con mới hiểu hết được tấm lòng cha mẹ. Chị gái tôi từng tâm sự: “Lúc nghe tiếng bé Voi (con của chị) khóc chị mới cảm thấy thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó mới hiểu được sự hi sinh của mẹ. Rồi khi thấy nó ốm mình như ngồi trên đống lửa. Mỗi lúc bận cũng chỉ có gửi được cho bà ngoại trông hộ. Thế nên mày cãi bố mẹ ít thôi, yêu ai, lấy ai thì chọn đứa nào gần gần mà lấy.”
Bố mẹ có thể không giàu tiền bạc nhưng tình cảm yêu con, thương cháu thì luôn có thừa. Hãy nhớ những lúc bạn ốm đau, buồn bã cũng chỉ có bố mẹ là người bên cạnh chăm sóc. Lúc bạn mắc sai lầm bố mẹ vẫn bao dung, dang rộng vòng tay chào đón đứa con trở về nhà. Do đó đừng để vật chất làm ảnh hưởng đến tình cảm giữa bản thân và bố mẹ.
Dù giàu hay nghèo thì cha mẹ luôn là người yêu thương con vô điều kiện. (Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK)
Người trẻ ngày càng ít kiên nhẫn với bố mẹ, hở một tí liền không vừa ý
Có rất nhiều người càng lớn lại càng trở nên xa cách bố mẹ hơn. Họ chỉ về nhà, tương tác với người thân vì trách nghiệm, không phải tình cảm. Khi được bố mẹ nhờ vả, họ liền tỏ ý không bằng lòng. Chỉ cần người nhà làm điều gì đó không vừa ý, chắc chắn họ sẽ thể hiện thái độ khó chịu, thậm chí còn dùng lời lẽ đau lòng để lên án, phán xét.
Nhưng điều họ quên mất rằng, bản thân cũng từng là một đứa trẻ, bố mẹ đã nhẫn nhịn nuôi lớn suốt hàng chục năm. Không báo hiếu đã đáng trách, tại sao còn khó khăn với gia đình?
Nhiều người ngày càng xét nét, khó chịu với chính bố mẹ của mình. (Ảnh: Onelike)
Ra đường thì niềm nở, về nhà lại hoạnh họe đủ điều
Có rất nhiều người trẻ ra xã hội thì tươi vui, niềm nở, nhưng khi về nhà lại khó khăn với chính gia đình của mình. Mỗi một hành động của bố mẹ, họ đều cảm thấy không vừa mắt. Thậm chí chỉ một chút sai lệch nhỏ, họ cũng sẵn sàng lên án cha mẹ. Lúc nào những người này cũng cho rằng bố mẹ cổ hủ, không biết gì nên từ chối nói chuyện, tiếp xúc cùng.
Nhưng có thật là thế? Thực ra ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ đã làm đủ thứ để chúng ta có được một cuộc sống tốt nhất. Chỉ cần con cái muốn, họ sẽ làm mọi thứ để đáp ứng. Có lẽ cũng vì điều này mà nhiều người con đã hiểu lầm rằng, việc làm hài lòng chúng là bổn phận và trách nhiệm của bố mẹ. Nếu bản thân không hài lòng thì luôn sẵn sàng hoạnh họe, khó chịu với bố mẹ.
Chỉ cần bố mẹ làm gì không vừa ý, những người con sẽ tỏ thái độ khó chịu. (Ảnh: Kknews)
Người trẻ ngày càng khắt khe hơn với bố mẹ. (Ảnh: Pexels)
Đáng buồn hơn, nhiều người con hiện nay còn không muốn giúp đỡ gia đình của mình, kể cả là việc nhỏ nhặt. Điển hình như khi bố mẹ muốn học sử dụng điện thoại thông minh, ipad, con lại viện cớ, không muốn mất thời gian ngồi hướng dẫn. Chỉ cần bố mẹ hiểu chậm, con cái cũng lập tức gắt gỏng, bực mình. Hay như chuyện nói tiếng Anh cũng vậy. Cứ thấy bố mẹ không biết gì là một số người lại đùa giỡn, cười chê chính người nhà của mình.
Nhưng có lẽ những người con được nhắc đến ở trên quên rằng ai là người đã giúp chúng có được cuộc sống như hiện tại. Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục còn đáng quý hơn. Bố mẹ chính là người đã dạy con biết đi, biết đọc, biết viết. Chính nhờ những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ mà các con mới có cơ hội tiếp xúc nhiều với internet, smartphone, được đến trường học thêm những thứ mới. Khi con cái đòi hỏi, họ chưa từng quay lưng. Dù con cái có làm điều gì sai, họ cũng kiên nhẫn dạy bảo, đồng hành bên cạnh.
Một số người trẻ còn đổ lỗi cho bố mẹ, trách họ đòi hỏi, làm phiền mình. (Ảnh: CNN)
Hãy luôn kiên nhẫn với bố mẹ, bởi họ cũng đã từng như vậy với chúng ta. (Ảnh: Keiro)
Hãy đối xử với gia đình bằng tình cảm, đừng chỉ nghĩ đó là trách nghiệm
Những người trẻ khi đã có thể sống tự lập, họ rời xa gia đình, không còn gắn bó với bố mẹ như trước. Họ tính toán từng ngày về thăm bố mẹ, nhưng bạn bè rủ đi chơi lại chưa từng nao núng.
Mỗi khi về quê, họ lại ngủ, xem phim cho hết ngày, cho rằng sự hiện diện của bản thân đã đủ để làm tròn bổn phận bên gia đình, còn việc bố mẹ muốn làm gì, có vui hay không chưa bao giờ là nỗi bận tâm. Thậm chí có những người chỉ về nhà khi bố mẹ gọi nhiều, còn tâm can luôn cảm thấy khó chịu, phiền phức.
Càng trưởng thành, người trẻ càng ít hào hứng về quê thăm bố mẹ. (Ảnh: BBC)
Bố mẹ rất muốn được ở bên con cái. (Ảnh: The Zoe)
Thực tế chẳng có bố mẹ nào lại không muốn ở bên cạnh con cái của mình. Đối với họ, mỗi phút giây được ở cạnh con đều rất đáng trân trọng. Dù không thể mãi ở bên nhưng lúc nào họ cũng cố gắng yêu thương, chăm lo cho con cái. Vì vậy, nếu còn có thể, xin hãy dành thời gian cho bố mẹ. Họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và thương yêu.
Già đi chưa bao giờ là một việc dễ dàng, quãng thời gian này cũng rất khó khăn đối với bố mẹ. Thế nên những người con hãy đồng hành bên cạnh bố mẹ, giống như cách họ luôn ở bên khi ta khôn lớn, trưởng thành.
Hãy luôn quan tâm, chăm sóc cho bố mẹ. (Ảnh: Works Of Life)
Hãy nhớ rằng chẳng có gì quan trọng hơn gia đình. (Ảnh: The New York Times)
Bố mẹ nào cũng vậy, dù luôn nỗ lực vì con cái nhưng lại không muốn chúng phải vất vả vì mình. Kể cả vậy, mỗi người con vẫn nên báo hiếu gia đình, đó là điều hiển nhiên, không cần ai phải nhắc nhở.
Đừng quên cùng Yan.vn cập nhật thêm những tin tức hấp dẫn về đời sống và xã hội!
Tự biến mình thành "con ghẻ" chỉ vì mang thú cưng về cho bố mẹ "Đang yên đang lành bỗng thành con ghẻ" chính là tình trạng của rất nhiều người sau khi mang thú cưng về cho bố mẹ nuôi. Chỉ vì sự xuất hiện của chúng mà bản thân bỗng chốc bị ra rìa, bố mẹ chẳng thèm quan tâm đến, riết rồi chẳng thể biết đâu mới là con ruột thực sự trong gia đình....