Giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhỏ: Lợi chưa thấy, hại bủa vây
Trong khi các nhà nhập khẩu ô tô hạng sang lo ngại việc tăng mạnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với các dòng xe có dung tích động cơ lớn sẽ tác động xấu đến thị trường, thì các đại biểu Quốc hội lại không ủng hộ giảm thuế nói chung.
Từ đầu năm tới nay, thị trường xe sang rất khởi sắc. Theo Cục Đăng kiểm cho hay, số lượng xe sang được cấp đăng kiểm trong 9 tháng năm 2015 là 886 xe BMW, 535 xe Audi, 790 xe Land Rover, 202 xe Porsche, 6 xe Rolls Royce, 3 xe Lamborgini hay 8 chiếc Bentley. Tuy nhiên, nếu thuế TTĐB của xe sang tăng mạnh như Dự thảo trình Quốc hội khiến xe đội giá thêm vài tỷ đồng/chiếc, số lượng bán ra chắc chắn ảnh hưởng.
Đáng nói là khi thảo luận về thuế suất thuế TTĐB với ô tô, nhiều đại biểu rất ủng hộ đánh thuế TTĐB cao với ô tô phân khối lớn, đặc biệt là xe trên 3.0L trở lên như tờ trình của Chính phủ. Trong khi đó, với đề xuất giảm thuế TTĐB cho các dòng xe khác, đại biểu Đặng Thế Vinh (Hậu Giang) dù biết sẽ khuyến khích tiêu dùng nhưng cũng cho rằng, trong điều kiện đường sá hiện nay và ách tắc giao thông tại các đô thị lớn, việc giảm thuế cho các xe từ 2.0L trở xuống còn nhiều băn khoăn.
Là nơi có nhà máy sản xuất ô tô của Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco), Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho hay, địa phương rất lo về vấn để giảm thuế TTĐB với ô tô. Chỉ một doanh nghiệp ô tô như Thaco đã giải quyết gần 10.000 chỗ làm, đóng góp ngân sách cho tỉnh trên 50%, đồng thời là “bà đỡ” về phát triển công nghiệp, đầu tàu, chỗ dựa để Khu kinh tế mở Chu Lai lớn mạnh trong tương lai.
Bởi vậy khi giảm thuế TTĐB với xe nhỏ, thuế nhập khẩu về 0% vào năm 2018, ông Lai cũng e ngại ngành ô tô sẽ chết và hệ lụy của xã hội là rất lớn. “Việc được của giảm thuế TTĐB dẫn đến ô tô vào Việt Nam rẻ, người tiêu dùng sẽ dễ được đi ô tô. Nhưng nếu giảm sâu thuế TTĐB chúng tôi thấy rất lo lắng. Sẽ có khoảng 10.000 công nhân thất nghiệp, trên 50% ngân sách hàng năm của Quảng Nam không biết trông vào đâu và nhiều hệ lụy khác về mặt xã hội sẽ xảy ra”, ông Lai nói.
Cũng không đồng tình với việc giảm thuế TTĐB cho ô tô, Đại biểu Hồ Thị Thuỷ (Vĩnh Phúc) đã đề nghị Quốc hội giữ nguyên mức thuế TTĐB hiện hành đối với ô tô hoặc chỉ giảm ở mức thấp.
Bà Thuỷ cho hay, chỉ riêng việc giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN hiện nay là 50% xuống 0% vào năm 2018 là tương đương với giảm trên 30% giá xe nhập khẩu. Đây là mức giảm khá mạnh, có lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, nếu thuế TTĐB cũng giảm cùng lúc có thể gây ra một số tác động ngược do nhu cầu mua ô tô của người dân tăng đột biến. Trong khi hạ tầng giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa kịp thay đổi ngay lập tức, có thể dẫn tới hệ lụy bất lợi về giao thông và xã hội. “Thực tế tại một số thành phố, tình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm luôn là nỗi kinh hoàng của người tham gia giao thông. Dù chưa có con số thống kê, nhưng nếu quy đổi số giờ kẹt xe ra thành tiền trong một năm thì chắc con số không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, hạ tầng chưa đáp ứng được, cùng với các tác động như tai nạn giao thông, môi trường cũng bị ảnh hưởng”, bà Thuỷ nhận xét.
Video đang HOT
Một số đại biểu Quốc hội cũng e ngại, xe nhập khẩu sẽ được hưởng lợi kép từ việc vừa được giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình, vừa được giảm thuế TTĐB sẽ ngay lập tức ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô và cung ứng trong nước cần nhiều thời gian để chuẩn bị đầu tư, cắt giảm chi phí, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đào tạo con người, nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ không đủ thời gian chuẩn bị cho những thay đổi lớn về chính sách, chắc chắn để mất thị trường. “Việc xe nhập khẩu ồ ạt do được hưởng lợi kép sẽ ngay lập tức làm gia tăng thâm hụt thương mại, giảm thu ngân sách, đồng thời gây áp lực lên hạ tầng giao thông vốn đã quá tải. Các nhà sản xuất và cung ứng trong nước gặp khó khăn cũng sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động”, bà Thuỷ nói.
Ở góc độ khác, để hiện thực hoá các chính sách phát triển ngành ô tô, Bộ Công Thương lại vừa trình Chính phủ dự thảo mới nhất quyết định về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô.
Điểm đáng chú ý lần này là Bộ Công Thương đề xuất, đối với các dòng xe ưu tiên sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN cao phù hợp với các cam kết WTO và tình hình sản xuất trong nước. Đối với các Hiệp định Thương mại đã ký kết, thuế nhập khẩu ô tô sẽ thực hiện theo đúng cam kết và không đẩy nhanh lộ trình.
Như vậy, các dòng xe sang được nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN chắc chắn không có cơ hội giảm giá nhanh như xe phổ thông, nếu không muốn nói là sẽ còn tăng giá tiếp.
Theo Báo đầu tư
"Giúp người dân có thu nhập khá, trung bình khá mua được ô tô"
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt se gop phân giam gia xe, giup ngươi dân co thu nhâp kha, trung binh kha mua đươc ô tô và khuyên khich ngươi dân sư dung xe tiêt kiêm năng lương.
Chiều qua 16/10, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng việc bổ sung quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu khi nhà nhập khẩu bán ra nhằm chống chuyển giá, bảo đảm bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Ô tô giảm thuế tiêu thụ đặc biệt là điều kiện đề người có thu nhập trung bình sở hữu (Ảnh: Nguyễn Tuyền).
Riêng đối với ô tô chở người dưới 9 chỗ, việc điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ hơn. Cụ thể sẽ giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 cùng với việc phân chia thành ba nhóm nhỏ: Loại có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống; loại có dung tích xi lanh từ trên 1.000 - 1.500 cm3; loại có dung tích xi lanh từ trên 1.500 - 2.000 cm3.
Theo đề xuất của Chính phủ, ô tô có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 25% (giảm 20%), từ 1/1/2018 áp dụng thuế suất 20% (giảm 25%).
Loại có dung tích xi lanh từ trên 1.000 cm3 đến 1.500 cm3: từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 30% (giảm 15%), từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 25% (giảm 20%).
Còn loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so) và từ 1/1/2018 áp dụng thuế suất 30% (giảm 15%). Bắt đầu từ thời gian này loại xe có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 được đề xuất áp dụng thuế suất 60% (tăng 10%), từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 55% (tăng 5%).
Đồng thời áp dụng tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe trên 3.000 cm3 cùng với việc phân chia thành bốn nhóm nhỏ: Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 - 4.000 cm3; trên 4.000 - 5.000 cm3; trên 5.000 - 6.000 cm3 và loại trên 6.000 cm3. Theo lý giải đây là những dòng xe tiêu hao nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải ra môi trường lớn.
Cụ thể, Chính phủ đề nghị loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 thì kể từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 90% (tăng 30%); loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 kể từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 110% (tăng 50%); tăng 70% với mức thuế suất 130% là loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3; loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm sẽ áp dụng thuế suất 150% (tăng 90% ).
Riêng đối với motorhome - loại xe có kích thước lớn, dung tích xi lanh lớn và giá trị cao, Chính phủ đề nghị quy định từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 75%, từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 70% (hiện hành xếp theo số chỗ và dung tích xi lanh).
Chính phủ cũng đề xuất giảm thuế xe ôtô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ từ 30% hiện hành xuống 15%; giảm xuống 10% đối với xe ôtô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ.
Ông Phùng Quốc Hiển.
Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách - cho biết đa sô y kiên trong ủy ban nhât tri vơi phương an sưa đôi thuê suât thuê tiêu thụ đặc biệt đôi vơi ô tô dươi 24 chô ngôi, điêu chinh giam thuê suât đôi vơi cac dong xe co dung tich xi lanh dươi 2000 cm3 va điêu chinh tăng đôi vơi dong xe co dung tich xi lanh trên 2000 cm3.
"Điều này se gop phân giam gia xe, thuc đây thi trương va giup ngươi dân co thu nhâp kha, trung binh kha mua đươc xe ô tô. Bên canh đo, viêc giam thuê suât thuê tiêu thụ đặc biệt đôi vơi cac loai xe co dung tich xi lanh nho se khuyên khich ngươi dân sư dung xe tiêt kiệm năng lương, phu hơp vơi điêu kiên ha tâng giao thông trong nươc va đam bao tinh canh tranh vê măt băng thuê suât tương đương vơi cac nươc trong khu vưc"- ông Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị phải xem xét lại cách làm luật hiện nay: "Thuế là lĩnh vực liên quan trực tiếp người dân, doanh nghiệp nên phải làm sao ổn định để người dân, doanh nghiệp yên tâm làm ăn, chứ luật mới ban hành chưa được bao lâu mà chúng ta cứ sửa đổi liên tục thế này thì không ổn chút nào".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng dù chỉ sửa vài điều luật mới có hiệu lực thôi nhưng điều này "cũng không hay lắm".
"Nhưng cái này liên quan đến thuế, cạnh tranh nên phát hiện ra ngay vấn đề và thấy cần gấp thì cũng phải sửa. Cái chính là chúng ta phải chuẩn bị cho kỹ"- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Thế Kha
Theo Dantri
Doanh nghiệp lắp ráp ô tô lại muốn giảm thuế Các nhà sản xuất ô tô trong nước lại mong muốn được hỗ trợ chi phí mua phụ tùng trong nước, chi phí sản xuất nói chung, đồng thời giảm tiến tới bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt; giảm thiểu các loại thuế, phí khác... Tại cuộc hội thảo về liên kết doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp...