Giảm thuế, phí, bớt chi tiêu công
Dư luận đang đặc biệt quan tâm các số liệu từ báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Thuế và phí ở nước ta cao nhất khu vực, hơn 3 lần Ấn Độ, hơn 2 lần Philippines, cao gấp rưỡi Trung Quốc.
Trong khi đó, chi tiêu công trong ngân sách nhà nước (NSNN) cũng tăng lên từng năm: Năm 2003 là 63,2%, năm 2010 là 71%, năm 2011 là 75,4%. Năm 2011, Chính phủ kêu gọi thắt chặt tài khóa kiềm chế lạm phát, thế nhưng chi phí của Chính phủ vẫn tăng khoảng 4% so với năm trước.
Các loại thuế của ta đều cao hơn các nước, ngoài ra ta còn áp nhiều loại thuế cao khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu. Chính sách thuế cao đã đưa tới những tiêu cực cho nền kinh tế: Làm hạn chế tích lũy giảm đầu tư phát triển khuyến khích gian lận trốn thuế các DN FDI chuyển lợi nhuận ra ngoài nhằm hưởng mức thuế thu nhập DN thấp hơn.
Các DN và người dân còn phải chịu các chi phí “không chính thức”, chi không có biên nhận, không hóa đơn: 52% số DN cho biết họ phải lót tay cho cán bộ hành chính địa phương 7% số DN cho biết, phải chi 10% tổng thu nhập cho các phí “không chính thức” này 56% số DN cho biết phải chi hoa hồng cho các cuộc đấu thầu người dân ở nhiều nơi đều phải đóng những khoản phí do chính quyền địa phương tự tiện đặt ra. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam mấy năm nay liên tục bị rớt hạng (trong ASEAN chỉ còn cao hơn Campuchia và Đông Timor) do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng nói trên.
Tháng 8 vừa rồi, dự án Luật Điện lực trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có nêu một loại “phí điều tiết hoạt động điện lực” với “ý nghĩa” là “cơ quan điều tiết hoạt động điện lực có vai trò độc lập, cung cấp điện an toàn, ổn định, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, minh bạch, đúng quy định pháp luật, vì vậy ngoài NSNN chi cho quản lý, cần thu thêm phí điều tiết hoạt động để bổ sung nguồn lực, điều kiện cần thiết cho cơ quan điều tiết thị trường điện” – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bác bỏ đề xuất loại phí này như sau: “Điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, vậy phải do NSNN đảm bảo. Giá điện đã tăng cao, cần phải giảm, muốn giảm giá thì phải giảm chi phí, ngành điện đã không làm gì để giảm, lại còn đòi tăng phí! Bản chất của “phí” là người chi phải được hưởng dịch vụ ở đây lại buộc nộp phí để phục vụ cho quản lý nhà nước!”.
Một vấn đề hiển nhiên dễ hiểu như vậy mà phải lên đến tận Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới bị bác bỏ! Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết: Phải có luật quy định chỉ được thu phí ở những lĩnh vực nào. Phải xác định lại quan điểm phục vụ nhân dân của hệ thống công quyền. Chấm dứt tình trạng các công bộc của dân tự đặt ra các thứ lệ phí buộc các “ông chủ” phải cống nộp! Các đoàn thể phải có trách nhiệm nâng cao nhận thức của đoàn viên về quyền làm chủ và trách nhiệm phát hiện sai trái, xây dựng chính quyền lành mạnh. Việc đấu thầu và mọi chi tiêu công đều phải minh bạch, công khai có kiểm tra giám sát chặt chẽ. Các ngành có thu nhập nội bộ cao hơn mặt bằng thu nhập phải công bố cho dân biết. Phải có cơ chế xóa dần độc quyền của các ngành, mặt hàng ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng của dân. Cuối cùng phải đặt việc giảm thuế, phí và giảm chi tiêu công trong cuộc vận động rộng lớn thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 và tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo VNE
Mỗi lít xăng 'cõng' 6.500 đồng thuế, phí
Nhu cầu gỡ bỏ các khoản thuế, phí với giá xăng dầu đang ngày một trở nên bức bách khi giá cả trên thị trường thế giới leo thang. Tuy nhiên, đây được xem là một bài toán không hề đơn giản với các cơ quan quản lý.
Câu chuyện thuế, phí được nhắc đến từ lâu và càng trở nên bức xúc khi giá xăng dầu cứ ngày một leo thang.
Giá bán lẻ xăng dầu được tính dựa trên giá cơ sở, đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, giá cơ sở được cấu thành bởi 3 yếu tố. Thứ nhất là giá nhập khẩu quy đổi kèm tiền vận chuyển từ nước ngoài. Thứ hai là các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định của Pháp luật. Thứ ba là các khoản do Bộ Tài chính quy định, gồm định mức chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, trích quỹ bình ổn. Khoản mục thứ hai góp phần quan trọng nhất đẩy giá cơ sở lên cao.
Theo công thức được Bộ Tài chính công bố, giá dầu phải cõng trên lưng 2 loại thuế là nhập khẩu 12%, giá trị gia tăng (VAT) 10% và phí (1.000 đồng mỗi lít). Với giá xăng còn có thêm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%.
Video đang HOT
Giá xăng hiện phải gánh gần 30% thuế phí. Ảnh minh họa: Anh Quân
Như vậy, chưa tính đến các khoản phải trích khác như chi phí - lợi nhuận định mức của doanh nghiệp, trích quỹ bình ổn giá... (hiện khoảng 1.200 đồng), mỗi lít xăng dầu hiện phải gánh trên lưng không dưới 6.500 đồng thuế, phí - một con số đáng kể so với giá bán mới nhất được điều chỉnh là 18.550 - 24.150 đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để giảm bớt áp lực tăng giá bán lẻ, Nhà nước nên chia sẻ bằng cách bớt gánh nặng thuế phí cho xăng dầu. Hy vọng giảm lớn nhất được đặt vào thuế nhập khẩu, ở mức 12% kể từ đầu tháng 5 năm nay, sau khoảng 15 tháng giữ ở mức 0% để bình ổn thị trường. Tuy nhiên, cũng bởi một khoảng thời gian dài không thuế, và vừa được thu trở lại như vậy nên khả năng giảm đối với sắc thuế này là không nhiều.
Trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, khi giá thế giới diễn biến căng thẳng trở lại, đã có ít nhất 2 doanh nghiệp (trong đó có cả "ông lớn" Petrolimex) làm đơn kiến nghị Bộ Tài cho giảm thuế để tránh việc phải tăng liên tiếp giá bán lẻ. Cơ quan chức năng cũng có không ít cuộc tranh luận về vấn đề này. Tuy nhiên kết quả cuối cùng là thuế nhập khẩu vẫn chưa được giảm.
"Việc hạ thuế trước mắt rất khó thực hiện do ảnh hưởng tới cân đối ngân sách. Hơn nữa như thuế nhập khẩu 12% hiện tại đã thấp hơn nhiều so với barem cho phép là 20%. Ngoài ra, giảm thuế trong nhiều trường hợp cũng là vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam", Cục trưởng Cục Quản lý giá - Nguyễn Tiến Thỏa cho biết trong buổi họp báo chiều 28/8.
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo đó về ảnh hưởng cụ thể tới ngân sách như thế nào, ông Thỏa cho biết "chưa tính được" bởi thực tế Việt Nam đã miễn thuế nhập khẩu xăng dầu trong gần như cả năm 2011 và những tháng đầu 2012. Do đó không có cơ sở để tính số thuế thu được. Tuy nhiên, những cam kết với các nhà đầu tư nhà máy lọc dầu buộc Việt Nam duy trì thuế nhập khẩu không thấp hơn 7% (hoặc phải bù lỗ cho các cơ sở này).
Trước những rào cản này, khả năng giảm gánh nặng cho giá xăng một lần nữa được trông đợi vào thuế tiêu thụ đặc biệt. Giống như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, được quy định chính thức tại Việt Nam từ năm 1990 và đánh vào các mặt hàng Nhà nước hạn chế, không khuyến khích tiêu dùng hoặc cần phải điều tiết.
Xăng (không áp dụng với các loại dầu) bắt đầu xuất hiện trong danh sách những mặt hàng phải chịu thuế này từ năm 1998 và được giữ cho đến nay với thuế suất 10%, tương đương khoảng 1.630 đồng theo giá hiện hành, tức là khoảng 7% giá cơ. Dư luận cho rằng đây là một khoản thuế "đáng phải bỏ" vì không giống như các loại hàng hóa khác trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xăng là mặt hàng thiết yếu với đời sống người dân.
Tuy vậy, theo chuyên gia Ngô Trí Long - người có nhiều năm nghiên cứu cơ chế quản lý giá xăng dầu - khả năng sửa thuế tiêu thụ đặc biệt là rất thấp bởi sắc thuế này được quy định rõ trong luật. "Muốn sửa luật thì phải chờ Quốc hội, chứ Chính phủ không đủ thẩm quyền", ông Long nhận định
Thêm vào đó, mặc dù được coi là thiết yếu đối với dân cư nhưng xăng dầu thuộc danh mục không khuyến khích sử dụng và cần điều tiết. Do đó, hầu hết các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đều thu thuế tiêu thu đặc biệt đối với mặt hàng này.
"Đó là chưa kể đến việc thuế bảo vệ môi trường, vốn rất cao ở nhiều nước trên thế giới mà Việt Nam cũng đang trong quá trình áp dụng, thay thế phí môi trường", Tiến sĩ Ngô Trí Long nói thêm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu tại một số nước
Nước - lãnh thổ
Mặt hàng
Thuế suất
Thái Lan
Xăng dầu và sản phẩm từ dầu
1% - 50%
Philippines
Xăng dầu
0,11 USD/lít
Ấn Độ
Xăng dầu
0,31 USD/lít*
Hong Kong (TQ)
Xăng có chì và không chì
0,77 - 0,78 USD/lít
Australia
Xăng, diesel, gas
0,4 - 0,5 USD/lít
(*) Gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Nguồn: Cơ quan thuế các nước.
Cũng theo ông Long thì trong lúc chờ đợi khả năng Quốc hội có thể xem xét lại thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, giải pháp thực tế hơn mà cơ quan quản lý có thể tính tới là việc xem xét giảm thuế nhập khẩu hoặc mức trích quỹ bình ổn giá đối với mặt bằng xăng, vốn nằm trong thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Việc giảm mức trích quỹ cũng không dễ bởi theo thông báo của Bộ Tài chính, Quỹ bình ổn giá hiện chỉ còn khoảng 500 tỷ đồng, trong đó nhiều doanh nghiệp bị "âm". Nguồn tiền này dự kiến sẽ còn tiếp tục eo hẹp khi Bộ vừa cho phép nâng mức sử dụng quỹ lên 500 đồng mỗi lít xăng, trong khi giữ nguyên mức trích quỹ 300 đồng.
Với câu chuyện giảm thuế nhập khẩu, theo Cục trưởng Cục Quản lý giá - Nguyễn Tiến Thỏa, trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng, phương án này sẽ được cơ quan quản lý tính tới, cùng với các giải pháp đồng bộ khác.
Song song với những giải pháp trước mắt nêu trên, theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, về lâu dài, nhất thiết phải xóa bỏ tình trạng độc quyền (hay theo cách gọi của cơ quan quản lý là có doanh nghiệp thống lĩnh thị trường) trong kinh doanh xăng dầu hiện nay. "Như vậy thì mới có thể thực hiện giá thị trường, lên xuống theo thế giới. Còn chừng nào chưa có, tôi cho rằng Nhà nước còn phải giữ vai trò định giá, tính đúng tính đủ cho doanh nghiệp nhưng không để họ lợi dụng tăng giá vô lối", ông Long đề xuất.
Theo VNE
Điểm danh "cạm bẫy tử thần" trên đường Hà Nội Nhiều hố ga, nắp cống, cây khô, cột điện... trở thành những "cạm bẫy tử thần" đe dọa sự an toàn của người dân tại Thủ đô Hà Nội trong mùa mưa bão. Dạo quanh một số con đường nằm trong 25 điểm úng ngập, theo thông báo của Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội, vẫn còn rất nhiều "cạm bẫy tử...